111-2024 - page 5

5
dao ở từng thời điểm.
“Có ông bỏ dao vào cốp
xe, chưa có hành vi gì cả
dù trong suy nghĩ họ đã dự
định dùng để làm gì. Không
phân biệt được. Do vậy phải
quy định như thế nào cho rõ,
thuận tiện trong công tác quản
lý” - ông Trần Quang Phương
nói và đề nghị cơ quan soạn
thảo, cơ quan thẩm tra nên
thống nhất chỉnh sửa nhóm
khái niệm này.
ĐB Nguyễn Phương Thủy,
Phó Chủ nhiệmỦy ban Pháp
luật của QH, cho rằng dao là
đồ vật phổ biến trong sản xuất,
sinh hoạt đời sống, trong bếp
nhà ai cũng có loại dao lưỡi
dài 20 cm.
“Tôi chưa rõ việc quản lý
trong kinh doanh, xuất khẩu,
nhập khẩu dao nhằmmục đích
gì, có tác dụng cụ thể như thế
nào cho công tác phòng, chống
tội phạm” - bàThủy nói và cho
biết đây là vấn đề còn nhiều
băn khoăn, vướng mắc.
Nếu không giải quyết được
vấn đề này sẽ gây hệ lụy lớn
vì cả nước có đến 12 làng
nghề sản xuất dao, chưa kể
cơ sở công nghiệp với 12.300
cơ sở doanh nghiệp, hộ kinh
doanh... Mặt khác, việc này
còn làm tăng các thủ tục hành
chính cho người dân, doanh
nghiệp, gây hao tổn kinh phí
của xã hội.
Bà Thủy nói nếu dao là vũ
khí, hung khí để gây nguy
hiểm, giết người thì hoàn toàn
có thể xử lý về mặt hình sự.
“Chúng ta phải đi từ gốc của
vấn đề. Để ngăn trường hợp
dùng dao nhằm gây rối, vi
phạm pháp luật thì nên quy
định những khu vực nào, địa
bàn nào không được mang
dao” - bà Thủy nói thêm.•
theo luật nên việc xử lý rất
khó” - ông Tô Lâm nói.
TheoChủ tịchnướcTôLâm,
nếu bảo dao có ý nghĩa phục
vụ đời sống dân sinh, hoạt
động bình thường, đúng là
bình thường. Tuy nhiên, có
trường hợp đi cả hàng chục
người, lại có dao, mã tấu
trong cốp xe, có những loại
có cán… thì không thể nói
đây là phục vụ sản xuất được.
Xuất phát từ nguyên lý
“mọi người dân không thể bị
đe dọa bởi bất kể một cái áp
lực nào, sức mạnh nào” - Chủ
tịch nước Tô Lâm phân tích
trước đây có tập tục, nhiều
thanh niên đồng bào dân tộc
muốn thể hiện sức mạnh là
phải có súng, cung tên, giáo
mác… Giờ xã hội hòa bình
rồi thì cần xử lý dần những
chuyện đó.
“Dao có tính sát thương
lớn lắm. Kể cả dao Thái Lan,
dao ăn… cũng có thể làm
chết người. Nhưng chúng ta
không thể nhầm lẫn chuyện
đó được” - ông Tô Lâm nói
và khẳng định phải có nề nếp
quản lý, phải đưa dao vào quản
lý để tránh lợi dụng, sử dụng
dao không đúng mục đích.
Chủ tịch nước Tô Lâm
cho rằng phải quy định trong
luật pháp và công khai để
mọi người đồng tình và làm
theo. “Chỉ một số ít người
lợi dụng việc này, còn đại
đa số người dân đều mong
muốn xây dựng một xã hội
lành mạnh, an toàn. Tôi nghĩ
là rất hay” - Chủ tịch nước
Tô Lâm nói.
Nên quy định những
khu vực nào không
được mang dao
PhóChủtịchQHTrầnQuang
Phương cho rằng vấn đề bây
giờ là giải thích từ ngữ xung
quanh nhóm vũ khí, hung
khí, vũ khí quân dụng, vũ
khí thô sơ, vũ khí thể thao,
vũ khí săn bắt…
“Nhiều ĐB, khi thẩm tra
đề nghị đưa dao có tính sát
thương vào vũ khí thô sơ
đã hợp lý chưa? Tôi nghĩ
đưa vào vũ khí là đúng, nếu
chiếu theo khái niệm về vũ
khí” - Phó Chủ tịch QH Trần
Quang Phương nói và nhìn
nhận dao có tính sát thương
cao, có loại chế tạo rất thô sơ
nhưng có những loại làm rất
kỳ công và bằng những chất
liệu rất đặc biệt.
Ông Phương cũng nói cái
khó bây giờ là làm sao phân
biệt mục đích sử dụng các loại
Thời sự -
ThứBảy25-5-2024
ĐB Dương Văn Thăng (đoàn TP.HCM) cũng cho rằng cần
xác định rõ hơn về khái niệm các loại vũ khí, bởi nếu chỉ
liệt kê thì khi có sự thay đổi “chẳng lẽ lại phải điều chỉnh”.
Ông Thăng nhất trí phải bổ sung các quy định cụ thể về
khái niệm dao có tính sát thương cao để quản lý được chặt
chẽ.“Theo báo cáo, có đến hơn 50%vụ việc cố ý gây thương
tích có liên quan đến dao và đã gây ra những hậu quả rất
nghiêm trọng” - ông Thăng nói và đề nghị nghiên cứu dao
có những đặc tính, tính năng như thế nào thì được xếp vào
loại vũ khí có tính sát thương cao, giúp quá trình áp dụng
trong thực tiễn được đơn giản, dễ hiểu.
Còn ĐB Nguyễn Minh Đức (đoàn TP.HCM) nói hiện nay
có hiện tượng xã hội tiêu cực diễn ra rất phổ biến, cụ thể
là một bộ phận thanh thiếu niên lập băng nhóm, sử dụng
các loại hung khí nguy hiểm (dao, các vũ khí tương tự được
hoán cải…) để đâm chém nhau.
“Nếu chúng ta không xây dựng hệ thống pháp luật để
phòng ngừa thì sẽ vẫn còn những trường hợp đau lòng xảy
ra và nhiều người phải chịu hậu quả đau đớn kéo dài” - ĐB
Minh Đức nhấn mạnh và cho hay do còn những khoảng
trống pháp luật nên khi có sự việc xảy ra thì cơ quan chức
năng chỉ có thể xử lý hành chính.
NHÓMPHÓNGVIÊN
C
hiều 24-5, Quốc hội (QH)
thảo luận tại tổ về dự án
Luật Quản lý, sử dụng
vũ khí, vật liệu nổ và công
cụ hỗ trợ (sửa đổi). Nhiều
đại biểu (ĐB) quan tâm đến
quy định vũ khí thô sơ, trong
đó có liệt kê dao. Nhiều ĐB
cho rằng nếu liệt kê dao, kể
cả với các tiêu chí như dài
20 cm, có tính sát thương
cao… cũng có thể gây khó
khăn cho người dân vì dao là
công cụ sinh hoạt hằng ngày.
Đưa dao vào quản lý
để tránh lợi dụng
Chủ tịch nước Tô Lâm cho
rằng xã hội chúng ta an toàn,
không có súng, vũ khí, những
công cụ đe dọa, mất an toàn,
an ninh cho bất kỳ người dân
nào. Và đó là điều tiến bộ rất
lớn của chúng ta.
“Nhiều lãnh đạo các nước
sang đây thấy xã hộiViệt Nam
an toàn, khách nước ngoài,
lãnh đạo nước ngoài có thể
đi bất kỳ đâu, khách du lịch
đi đêm, đi ngày không bị đe
dọa gì cả, không có khủng
bố hay bị đe dọa. Người dân
cũng không bị ai bắt nạt” -
Chủ tịch nước Tô Lâm nói.
Chủ tịch nước nhìn nhận có
lúc cũng hình thành băng này,
nhóm kia đe dọa lẫn nhau và
có sử dụng dao nhưng chúng
ta chưa quản lý được, cũng
chưa được đưa vào danh
mục. “Trong báo cáo đã nói
rất rõ phần lớn các vụ đâm
chémnhau chủ yếu dùng dao,
trong khi chúng ta chưa đưa
vào những thiết chế quản lý
“Các vụ đâm chém
nhau phần lớn là
dùng dao, trong khi
chúng ta chưa đưa
vào những thiết chế
quản lý theo luật nên
việc xử lý rất khó.”
Chủ tịch nước Tô Lâmphát biểu tại phiên thảo luận tại tổ chiều 24-5. Ảnh: PHẠMTHẮNG
Chủ tịch nước Tô Lâm: Đa số
người dânmongmột xãhội an toàn
Nhiều đại biểu đề nghị tập trung làm rõ khái niệmvũ khí thô sơ, trong đó có quy định dao dài 20 cm trở lên
được coi là vũ khí loại này.
Ngày 24-5, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị giao
ban chuyên đề giữa Thường trực Thành ủy với Thường
trực quận ủy, huyện ủy, Thành ủy TP Thủ Đức về kết quả
lãnh đạo, chỉ đạo và bài học kinh nghiệm qua thực tiễn
Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo; Quy định 11 của Bộ Chính trị về trách nhiệm
người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp công dân, đối thoại
trực tiếp với người dân và xử lý những phản ánh, kiến
nghị của người dân trong năm 2023.
Theo Phó Trưởng ban Nội chính Thành ủy TP.HCM
Trần Quốc Trung, tình hình khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện
tuy không phát sinh những trường hợp phức tạp mới
nhưng số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị gửi
đến các lãnh đạo TP.HCM và cấp chính quyền, cơ quan, tổ
chức có chiều hướng gia tăng.
Trong năm 2023, Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực
Thành ủy tiếp tục duy trì việc tham dự các hội nghị tiếp xúc
cử tri, tổ chức các hội nghị gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe các
ý kiến đề xuất, hiến kế, phản ánh trong công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để hỗ
trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phục hồi sản xuất, kinh
doanh, đảm bảo an sinh xã hội; tập trung xử lý, giải quyết
khiếu nại, tố cáo để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
Đồng thời, vẫn còn tình trạng người đứng đầu cấp ủy,
tổ chức Đảng, chính quyền ở một số địa phương, sở, ban
ngành chưa thực hiện nghiêm quy định về tiếp công dân
thường xuyên, định kỳ, đột xuất…
Để hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến
nghị của cá nhân, tổ chức, Ban Nội chính Thành ủy
TP.HCM cho rằng người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng,
chính quyền, cơ quan và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp
phải gương mẫu, trách nhiệm trong thực hiện quy định của
Đảng, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực, trong đó
có công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Trong quá trình triển khai các kế hoạch, dự án phải công
khai, minh bạch; tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên,
cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân
tham gia giám sát cộng đồng…
Phát biểu kết luận tại hội nghị, ông Nguyễn Hồ Hải,
Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM, yêu cầu người
đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp tăng
cường nêu gương trong tiếp công dân định kỳ hoặc đột
xuất; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc phản hồi kết quả
giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh...
Ông Hải yêu cầu triển khai có trọng tâm việc kiểm tra,
giám sát, thanh tra trách nhiệm việc chấp hành nguyên
tắc tập trung dân chủ; kiên quyết xử lý điều chuyển, thay
thế cán bộ lãnh đạo, quản lý uy tín giảm sút, năng lực hạn
chế, kết quả công tác không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
được giao.
Ngoài ra, phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM
cho biết Thành ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo 902 thực hiện
các cuộc khảo sát, nắm tình hình, tổ chức những cuộc làm
việc với TP Thủ Đức và các quận, huyện, sở, ngành liên
quan để đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ việc khiếu
kiện phức tạp, kéo dài.
THANH TUYỀN
TP.HCMtạođiềukiện chodângiámsát để giảmđơn thưkhiếunại
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook