8
Đô thị -
ThứBảy25-5-2024
Mặt bằngkênhThamLương - BếnCát - rạchNướcLênbị tái chiếm
Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo kênh Tham Lương -
Bến Cát - rạch Nước Lên có tổng mức đầu tư là 8.200 tỉ
đồng, giai đoạn 2 được khởi công vào tháng 2-2023. Sau
hơn một năm thi công, đến nay dự án đạt tổng khối lượng
hơn 50%, công trình xây bờ kè dọc hai bờ kênh dần thành
hình, cơ bản hoàn thiện.
Hiện nay, đơn vị thi công đang gấp rút triển khai làm mặt
đường giao thông, công trình hạ tầng như nền công viên, hệ
thống chiếu sáng dọc tuyến kênh. Dự kiến dự án kênh Tham
Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên sẽ về đích đúng dịp lễ
30-4-2025.
Tuy nhiên, theo báo cáo mới đây của Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng hạ tầng đô thị (chủ đầu tư), tiến độ dự án đang gặp
khó khăn, một phần do người dân tái chiếm mặt bằng sau giải
tỏa. Trong đó, quận Bình Tân nhiều nhất với 224 trường hợp,
quận 12 có 14 trường hợp, huyện Bình Chánh có hai trường
hợp và quận Tân Bình có một trường hợp.
Theo ghi nhận của PV, mặt bằng dọc hai bên bờ kênh
Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên được giải tỏa để
xây dựng công trình hạ tầng, nhiều hộ dân dựng bạt, tôn,
rào lưới, kê hiên tái chiếm, khiến công tác thi công dự án
gặp không ít khó khăn.
Mới đây, UBND quận Bình Tân đã có báo cáo tiến độ xử
lý các trường hợp vướng mặt bằng thi công hạ tầng giao
thông dự án. Theo báo cáo, đến nay quận đã xử lý 167/234
trường hợp (phát sinh 10 trường hợp), bàn giao 38 trường
hợp và đang xử lý 29 trường hợp.
Hiện trạng mặt bằng tái chiếm tại quận Bình Tân được
chia thành bốn nhóm. Trong đó, tập trung nhiều ở nhóm 1
với 71 trường hợp các hộ xây dựng tạm (mái bạt, hiên, cây
kiểng, lưới rào) và nhóm 2 với 132 trường hợp xây dựng
kiên cố (tường rào, sân, nhà kiên cố). Hiện nay, quận đang
xử lý tám trường hợp nhóm 1 và 11 trường hợp nhóm 2, tập
trung ở các phường Tân Tạo A, Bình Hưng Hòa và An Lạc.
Theo UBND quận Bình Tân, tại phường Tân Tạo A,
nguyên nhân tái chiếm một phần là do chủ đầu tư chưa bàn
giao ranh chính xác để hộ dân tự tháo dỡ mặc dù UBND
phường đã hai lần mời làm việc. Đến ngày 10-4, chủ đầu tư
đã xác định ranh nhưng không vạch sơn (chữ K) hai bên vật
kiến trúc, chưa bàn giao cụ thể vị trí khiến Ban bồi thường
giải phóng mặt bằng quận và UBND phường chưa có cơ sở
vận động tháo dỡ.
Các trường hợp còn lại chưa chịu bàn giao mặt bằng
một phần là do chưa đồng ý với diện tích đất nhận tiền bồi
thường, vị trí ranh mốc thực địa có sai lệch so với hồ sơ bồi
thường và ranh quy hoạch. Một số khác thuộc ranh Khu
công nghiệp Tân Tạo.
Với những trường hợp còn vướng, UBND quận Bình Tân
đã có kiến nghị đến UBND TP.HCM về việc có ý kiến chỉ
đạo chủ đầu tư chủ động phối hợp với các phường liên quan
kiểm tra, xác định, cung cấp ranh giải tỏa và ranh dự án để
các phường làm cơ sở vận động, xử lý dứt điểm.
HỒNG THẮM - NHƯ NGỌC
Gần 200 hộ dân trong dự án chưa có sổ hồng
sau 17 năm vào ở
Khu dân cư Trường Thịnh có chủ trương đầu tư xây dựng từ năm 1997,
do Công ty May Thêu Trường Thịnh làm chủ đầu tư. Toàn dự án có gần 200
hộ dân. Trước đây, dự án xây sai quy hoạch, sai mẫu nhà. Sau đó, quy hoạch
chi tiết xây dựng 1/500 của dự án này đã được điều chỉnh. Tuy nhiên, hiện
nay, sau 17 năm vào ở, hàng trăm hộ dân trong dự án này chưa được cấp
sổ hồng do vướng tiền sử dụng đất.
NGUYỄNYÊN
P
hản ánh tới báo
Pháp Luật
TP.HCM
, nhiều hộ dân sống
tại khu dân cư Trường Thịnh
(phường Trường Thọ, TP Thủ Đức,
TP.HCM) chobiết khuvực này thường
xuyên rơi vào tình trạng ngập úng
mỗi khi mưa xuống. Khi trời mưa,
nước ngập nhanh và rút rất chậm
gây ngập úng kéo dài. Điều đáng
nói là hầu hết miệng cống tại khu
vực này đều bị bịt kín, một số khác
thì được xây cao hơn mặt đường…
Ngập úng thường xuyên
Những ngày qua liên tục xảy
ra những cơn mưa lớn tại TP Thủ
Đức, người dân sống tại khu dân cư
Trường Thịnh lại khổ sở vì phải lội
bì bõm, do đường trước nhà nước
dâng cao như sông.
Theo ghi nhận của
Pháp Luật
TP.HCM
, mỗi khi mưa xuống, ngập
úng kéo dài ở hầu hết tuyến đường
trong khu dân cư Trường Thịnh.
Tình trạng ngập nặng xảy ra ở khu
vực các đường số 2, số 3, số 4, số
5. Thậm chí có khu vực ngập đến
gần nửa mét khiến hàng loạt phương
tiện của người dân bị hư hỏng, việc
đi lại khó khăn.
Bà TTMT (ngụ khu phố 9, phường
Trường Thọ, TP Thủ Đức) cho biết
tình trạng ngập tại khu dân cư này
đã xảy ra từ nhiều năm nay. “Cứ
hễ mưa là ngập, bất kể mưa thế
nào. Chưa kể những ngày mưa
nặng hạt như vừa qua, nước dâng
cao lên đến thềm nhà, dưới mặt
đường lênh láng nước như sông
khiến chúng tôi rất khó khăn” - bà
T than thở.
Còn theo ông Nguyễn Công
Thành (cũng ngụ khu phố 9, phường
Trường Thọ, TP Thủ Đức), khu vực
này trũng hơn những khu vực lân
cận, do đó khi xảy ra mưa, nước từ
các nơi đổ dồn về. Trong khi đó,
cống tại khu vực này thấp hơn mặt
đường và nhà dân nên đất cát, rác
Khu dân cư bị bịt
hết miệng cống,
mưa ngập liên tục
Mỗi khi mưa xuống, các tuyến đường trong khu dân cư
nước ngập lênh láng. Một trong những nguyên nhân là do
người dân bịt kín hết các miệng cống thoát nước.
từ những khu vực cao hơn đổ về
đây gây tồn đọng. Mỗi năm, trước
khi mùa mưa đến, người dân ở khu
vực này phải thuê người móc rác,
cát lên. “Nhiều năm rồi, chúng tôi
chỉ mong muốn được nâng cao hệ
thống thoát nước, cải thiện tình trạng
ngập úng tại khu dân cư này” - ông
Thành nói.
Trong khi đó, đa số miệng cống
tại đây đều bị bịt kín. Trên đường
số 5, một số miệng cống bị bịt bằng
gạch ống, chặn kín lối thoát nước.
Một số miệng cống trước nhà người
dân thì bị bịt kín bằng gạch men,
đá hoa cương, miếng bê tông, tấm
tôn. Không những vậy, vài miệng
cống còn bị che đậy bằng cột bê
tông, xà bần thải từ các công trình
xây dựng…
Một số người dân sống ở khu vực
này cho biết họ làm vậy để tránh
tình trạng mùi và hơi nóng bốc lên
từ miệng cống gây ảnh hưởng đến
sinh hoạt và cho biết sẽ dỡ bỏ những
vật dụng dùng để bịt miệng cống khi
mùa mưa đến.
Bà NTT (ngụ phường Trường
Thọ, TP Thủ Đức) cho biết việc
bịt miệng cống không nhằm ngăn
việc rút nước mà người dân bịt
lại bằng đá vẫn để khoảng trống.
Việc này nhằm tránh tình trạng
rác bị hút xuống cống gây nghẹt
cống. “Trước đây, tình trạng cống
bị nghẹt xảy ra khiến người dân
ở đây tự đóng góp tiền để nạo vét
cống nhưng vẫn còn nhiều đoạn
bị nghẹt nên tình trạng ngập vẫn
kéo dài” - bà T nói.
Giải quyết thường xuyên
nhưng không thể dứt điểm
Trao đổi với PV, một lãnh đạo
UBND phường Trường Thọ cho
biết địa phương đã nắm được thông
tin nhiều hộ dân lấp miệng cống
vì cho rằng hơi nóng và mùi hôi
gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của
họ. Địa phương đã nhiều lần tuyên
truyền với người dân về việc nếu
có chắn miệng cống thì phải dỡ bỏ
vào mùa mưa, tuy nhiên tình trạng
không cải thiện.
Một thành viên Đội quản lý đê
cho biết đơn vị thường xuyên tổ
chức tháo dỡ, khơi thông những
miệng cống bị người dân lấp song
tình trạng này không thể giải quyết
dứt điểm. Khi lực lượng chức
năng móc hết các vật liệu chắn
ở miệng cống ra ngoài thì ngay
sau đó người dân lấp lại ngay.
“Mỗi lần chúng tôi thực hiện phải
mang xe theo, cứ lấy ra, chất lên
xe chở về thì mới cải thiện được
lâu hơn. Nếu không, khi chúng
tôi đi, họ sẽ ra lấp lại ngay” - vị
này cho biết.
Sáng 21-5, sau khi tiếp nhận phản
ánh của PV, UBND phường Trường
Thọ đã giao Đội quản lý đê tiến hành
khơi thông miệng cống tại khu dân
cư Trường Thọ. Tuy nhiên, theo ghi
nhận, một số hộ dân đã lấp lại miệng
cống ngay sau khi lực lượng chức
năng rời đi.
Lãnh đạo UBND phường Trường
Thọ cho biết biện pháp trước mắt là
tập trung tuyên truyền, nâng cao ý
thức của người dân. Trong trường
hợp nhiều lần cố tình vi phạm, địa
phương sẽ tiến hành xử phạt theo
quy định của pháp luật.•
Các tuyếnđườngngậpnhư sông trongkhudâncưTrườngThịnh (phườngTrườngThọ, TPThủĐức, TP.HCM). Ảnh: NGUYỄNYÊN
“Tình trạng ngập nặng
xảy ra ở khu vực các đường
số 2, số 3, số 4, số 5. Thậm
chí có khu vực ngập đến
gần nửamét khiến hàng
loạt phương tiện của người
dân bị hư hỏng, việc đi lại
khó khăn.”
TrườnghợptáichiếmmặtbằngcủahộdântạiphườngAnLạc,quậnBình
TânđãđượcUBNDphườngvậnđộng,đangtháodỡ.Ảnh:NN