16
Tiêu điểm
Quốc tế -
Thứ Hai27-5-2024
Ngày 24-5, Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) ra phán quyết cho
đơn kiện bổ sung do Nam Phi gửi ngày 11-5 yêu cầu ICJ
khẩn trương đưa ra các biện pháp buộc Israel phải ngừng
mọi hành động quân sự trong chiến dịch truy quét nhóm
Hamas tại TP Rafah (miền Nam Dải Gaza), theo hãng tin
Reuters.
Theo phán quyết, Israel phải dừng mọi hành động tấn
công tại Rafah, ngừng thực hiện những hành vi ảnh hưởng
đến đời sống người dân Palestine. Ngoài ra, Israel phải mở
cửa khẩu Rafah để dân thường có thể tiếp cận viện trợ nhân
đạo và tạo điều kiện cho các nhà báo, điều tra viên tiếp cận
Dải Gaza.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng phán quyết này chỉ
khiến Israel chịu thêm áp lực pháp lý và sự chỉ trích từ cộng
đồng quốc tế nhưng không dễ buộc nước này thực thi.
ICJ là cơ quan tư pháp tối cao của Liên hợp quốc (LHQ),
được thành lập dựa trên Hiến chương LHQ, có thẩm quyền
xét xử các vụ kiện liên quan đến các cáo buộc vi phạm luật
pháp quốc tế.
Theo trang
Politico,
dù phán quyết của ICJ về Israel
mang tính ràng buộc về mặt pháp lý nhưng cơ quan này
thiếu các phương thức đảm bảo phán quyết sẽ được thực thi
nên khả năng Israel tuân thủ phán quyết là rất khó.
Trong trường hợp đó, theo Điều 94 Hiến chương LHQ,
nếu một bên không tuân thủ phán quyết của ICJ thì bên kia
có thể đưa vấn đề này lên Hội đồng Bảo an LHQ, lúc này
Hội đồng Bảo an sẽ chịu trách nhiệm đưa ra các biện pháp
cần thiết để buộc các cá nhân, tổ chức thi hành phán quyết,
trong đó có các biện pháp cưỡng chế quân sự hoặc áp đặt
lệnh trừng phạt.
Tuy nhiên, quyết định cưỡng chế sẽ phụ thuộc vào biểu
quyết của các thành viên trong Hội đồng Bảo an và không
vấp phải phủ quyết từ bất kỳ thành viên thường trực nào
gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp.
Theo trang
Politico,
sở dĩ phán quyết của ICJ khó buộc
Israel tuân theo vì Mỹ là đồng minh của Israel có khả năng
sẽ dùng quyền phủ quyết để bảo trợ Israel nếu Nam Phi
quyết định đưa vấn đề này lên Hội đồng Bảo an LHQ.
Theo hãng tin
Reuters,
trường hợp cá nhân, tổ chức
không tuân thủ phán quyết của ICJ đã từng xảy ra, vụ gần
nhất là phán quyết liên quan đến chiến sự Nga - Ukraine.
Vài tháng sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc
biệt tại Ukraine vào năm 2022, Ukraine đã đệ đơn kiện Nga
với cáo buộc tội diệt chủng. ICJ cũng ra phán quyết yêu cầu
Nga lập tức ngừng mọi hoạt động quân sự và rút quân khỏi
Ukraine. Tuy nhiên, Nga phớt lờ phán quyết này và chiến
dịch quân sự tại Ukraine vẫn tiếp diễn đến nay.
Theo hãng tin
Reuters,
dù đang chịu nhiều áp lực từ cộng
đồng quốc tế nhưng gần như chắc chắn Israel vẫn sẽ kiên
định theo đuổi kế hoạch của mình tại TP Rafah. Israel cho
rằng Rafah là thành trì cuối cùng của Hamas, nơi hàng ngàn
chiến binh cũng như các con tin Israel mà lực lượng này bắt
sang Dải Gaza hôm 7-10-2023 đang trú ẩn.
Ông Philippe Lazzarini, người đứng đầu Cơ quan LHQ
về hỗ trợ người tị nạn Palestine (UNRWA), cho biết tính
đến ngày 20-5 hơn 800.000 người Palestine rời khỏi TP
Rafah.
Người dân Dải Gaza vẫn phải đối mặt với nhiều nguy
hiểm vì khi di chuyển vẫn có thể bị bom đạn, tên lửa đánh
trúng. Hơn nữa, việc di dời có thể khiến họ khó tiếp cận với
các nguồn hỗ trợ nhân đạo, dẫn đến nguy cơ cao về thiếu
thốn lương thực và thậm chí dễ mắc nhiều bệnh tật dẫn đến
thiệt mạng, theo ông Lazzarini.
CHÍ THANH
Qua các biện
pháp trừng phạt,
Washington và Bắc
Kinh đều muốn
truyền tải cho đối
phương thông điệp
răn đe.
Nóng cuộc chiến trừng phạt
giữa Mỹ và Trung Quốc
Các đòn trừng phạt trả đũa lẫn nhau giữaMỹ và Trung Quốc gần đây cho thấy sự căng thẳng
giữa các cường quốc hàng đầu thế giới liên quan đến các điểmnóng địa chính trị hiện nay.
VĨNHKHANG
T
rong một tháng qua, Mỹ
và Trung Quốc (TQ) liên
tục đưa ra các đòn trừng
phạt trả đũa nhau. Trong khi
Mỹ nhắm vào các thực thể
TQ mà nước này cho là hỗ
trợ Nga trong cuộc chiến ở
Ukraine thì Bắc Kinh trừng
phạt các công tyMỹ liên quan
đến việc bán vũ khí cho lãnh
thổ Đài Loan.
Trừng phạt qua lại
Đầu tháng này, Bộ Ngoại
giao và Bộ Tài chính Mỹ
trừng phạt hơn chục thực thể
của TQ và Hong Kong vì cáo
buộc những thực thể này có
hành vi hỗ trợNga trong xung
đột tại Ukraine, theo hãng tin
Reuters.
Lệnh trừng phạt này là một
phần trong danh sách trừng
phạt gần 300 cá nhân, tổ chức
ở nhiều nước, bao gồm Nga,
TQ, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu
vương quốc ẢRập thống nhất
(UAE)... màWashington nghi
ngờ những thực thể này có
hành vi hỗ trợ Nga.
Theo thông tin củaBộNgoại
giao Mỹ, các lệnh trừng phạt
của nước này nhắm vào “các
thực thể TQ chịu trách nhiệm
phát triển và cung cấp thiết bị
công nghệ, sản xuất và hàng
không vũ trụ lưỡng dụng cho
các thực thể có trụ sở tại Nga”,
đài CNN đưa tin.
Đáp lại động thái trừng
Hồi đầu tháng, phát ngôn
viên Bộ Ngoại giao Nga Maria
Zakharova nói rằng việc Mỹ
trừng phạt các doanh nghiệp
TQmà Mỹ cho là có hành vi hỗ
trợ Nga trong chiến dịch quân
sự tại Ukraine, thực chất là cái
cớ để kiềm chế Bắc Kinh, theo
thông cáo đăng trên trang của
Bộ Ngoại giao Nga.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ -
Trung Quốc sẽ gặp nhau tại Singapore
Ngày 24-5, Lầu Năm Góc thông báo Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng Mỹ Lloyd Austin dự kiến sẽ gặp người đồng cấp TQ
Đổng Quân tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào tuần
tới, theo hãng tin
AP.
Đối thoại Shangri-La sẽ diễn ra từ ngày 31-5 đến 2-6. Đây
là hội nghị thường niên của các bộ trưởng Bộ Quốc phòng
và quan chức chính phủ từ hơn 50 quốc gia.
Nếudiễn ra, đây sẽ là cuộcgặpđầu tiêngiữahai nhà lãnhđạo
quốc phòngMỹ - TQ sau cuộc điện đàmvào tháng 4 vừa qua.
Mỹ và TrungQuốc chứng kiếnmàn trừng phạt trả đũa lẫn nhau. Ảnh: THE TELEGRAPH
Phánquyết Israel ngừngđánhRafah:Ràngbuộc pháp lýnhưngkhó thực thi
Các thẩmphán Tòa Công lýQuốc tế tại phiên điều trần hôm24-5
liên quan đến vụ kiện củaNamPhi đối với Israel. Ảnh: REUTERS
phạt của Mỹ, ngày 20-5, Bộ
ThươngmạiTQliệt kê ba công
ty quốc phòng Mỹ vào danh
sách “những thực thể không
đáng tin cậy” vì liên quan
đến việc bán vũ khí cho Đài
Loan gồm: General Atomics
Aeronautical Systems,General
Dynamics Land Systems và
Boeing Defense, Space &
Security, theo tờ
China Daily.
Đến ngày 22-5, Bộ Ngoại
giao TQ công bố các biện
pháp trừng phạt 12 công ty
quốc phòng Mỹ và các giám
đốc điều hành, bao gồm các
công ty con của Lockheed
Martin, theo tờ
China Daily.
Theo Bộ Ngoại giao TQ,
các biện pháp trừng phạt bao
gồm đóng băng các loại tài
sản di chuyển, bất động sản
và các loại tài sản khác của
các thực thể này ở TQ, cũng
như cấmnhập cảnh đối với các
giám đốc điều hành cấp cao.
Thông điệp hai bên
Theo hãng tin
Bloomberg,
việcMỹ và TQ đưa ra các đòn
trả đũa lẫn nhau nhấn mạnh
căng thẳng giữa các cường
quốc hàng đầu thế giới liên
quan đến những điểm nóng
địa chính trị quan trọng hiện
nay. Bên cạnh đó, qua các biện
pháp trừng phạt, Washington
và Bắc Kinh đềumuốn truyền
tải cho đối phương thông
điệp răn đe.
Theo đài CNN, chính quyền
Tổng thống Mỹ Joe Biden
ngày càng gia tăng cảnh báo
về sự hỗ trợ của TQ cho cơ sở
công nghiệp quốc phòng của
Nga - sự hỗ trợ mà Mỹ cho
rằng đã cho phép Moscow
tiếp tục cuộc chiến chống
Ukraine.
Bộ Ngoại giaoTQ cho rằng
trong một thời gian Mỹ đã
“coi thường lập trường chính
đáng và vai trò mang tính xây
dựng” của Bắc Kinh trong
vấn đề Ukraine và đã áp đặt
“các biện pháp trừng phạt
đơn phương bất hợp pháp”
đối với nhiều thực thể TQ
vì cái gọi là “các yếu tố liên
quan đến Nga”.
Bên cạnh đó, Bộ Ngoại
giao TQ tố cáo Mỹ liên tục
bán vũ khí cho Đài Loan, vi
phạm nghiêm trọng “nguyên
tắc một TQ” và ba tuyên bố
chungTQ -Mỹ, đồng thời can
thiệp nghiêm trọng vào công
việc nội bộ của TQ.
Còn theo Bộ Thương mại
TQ, việc những công ty Mỹ
nhiều lần tham gia bán vũ khí
choĐài Loan đã “làm suy yếu
nghiêmtrọng an ninh quốc gia,
chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của TQ, cũng như phá vỡ
nghiêm trọng hòa bình và ổn
định ở eo biển Đài Loan”.
TQ tuyên bố Đài Loan là
một phần lãnh thổ không thể
tách rời của nước này và sẽ
dùng mọi cách để thống nhất,
kể cả vũ lực. Từ lâu Bắc Kinh
đã phản đối bất kỳ hoạt động
bán vũ khí nào của Mỹ cho
hòn đảo.
Về việc TQ nhắm trừng
phạt các công ty hàng không
vũ trụ và quốc phòng của
Mỹ, chuyên gia Jonathan
Ward tại Viện Nghiên cứu
Hudson (Mỹ) cho rằng điều
này đã trở thành một phản
ứng tiêu chuẩn đối với TQ,
theo tờ
Newsweek.
“Bắc Kinh đã gia tăng đáng
kể rủi ro bằng cách nhắmmục
tiêu vào Boeing, công ty có
doanh số bán hàng đáng kể
tại TQ và General Dynamics,
công ty mẹ của Gulfstream
Aerospace hiện có hoạt động
tại TQ” - chuyên gia Ward
nhận định.•