7
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai 27-5-2024
NHẪNNAM
T
AND TP Cần Thơ vừa xét xử
phúc thẩm vụ tranh chấp hợp
đồng chuyển giao quyền sở hữu
trí tuệ giữa nguyên đơn là bà G và
bị đơn là bà U do có kháng cáo của
nguyên đơn.
Nhượng quyền sử dụng
nhãn hiệu giá
200 triệu đồng
Theo hồ sơ, nguyên đơn là bà G cho
biết đầu năm 2021, bà với bà U thỏa
thuận về việc nhượng quyền nhãn hiệu
B kinh doanh gà rán.
Một tháng sau, các bên ký hợp đồng
nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu B trị
giá 200 triệu đồng và thỏa thuận mở
năm cửa hàng mang nhãn hiệu này.
Tuy nhiên, do việc kinh doanh ế ẩm
nên nguyên đơn đã ngừng kinh doanh
ba tháng sau đó.
Nguyên đơn cho rằng thời điểm ký
hợp đồng, phía bà U chưa được cấp
giấy chứng nhận nhãn hiệu. Bà U đã
lừa dối, làm cho nguyên đơn tin rằng
nhãn hiệu của bà U đã được cấp phép
nên mới ký hợp đồng.
Vì vậy, nguyên đơn khởi kiện yêu
cầu tòa án hủy hợp đồng nhượng quyền
sử dụng nhãn hiệu B, buộc bà U trả
lại 200 triệu đồng và bồi thường các
khoản khác hơn 200 triệu đồng, tổng
cộng là hơn 400 triệu đồng.
Bị đơn khai rằng nhãn hiệu B đã
đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ
chấp nhận đơn. Nhãn hiệu của bà được
nằm trong danh sách công báo sở hữu
công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ.
Tình trạng nhãn hiệu đã được đăng
tải lên website của cục, vẫn đang chờ
quyết định chính thức.
Cùng thời điểm này, sau khi tìm
hiểu, dù biết chưa hoàn tất thủ tục
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhưng bà
G vẫn muốn hợp tác kinh doanh. Sau
đó, hai bên ký hợp đồng với giá trị như
trên. Phía bà U đã bỏ công sức đào
tạo, hướng dẫn để bà G khai trương
cửa hàng, thu lợi nhuận từ việc kinh
doanh gà rán…
Theo bị đơn, bà G kinh doanh thua
lỗ là do nhiều nguyên nhân chứ không
phải do nhãn hiệu. Vì vậy, bà không
đồng ý với yêu cầu của bà G.
Hợp đồng vô hiệu
do nhầm lẫn
Xử sơ thẩm, TAND quận Ninh Kiều
cho rằng khi chưa xác lập quyền sở
hữu mà bà U chuyển nhượng nhãn
hiệu cho người khác là không đảm
bảo tính pháp lý về quyền sở hữu trí
tuệ được bảo hộ.
Đương sự trong vụ án ngồi chờ tòa tuyên án. Ảnh: NHẪNNAM
Bác đòi nợ vì màu mực trên hợp đồng vay khác nhau
Cũng trong vụ án này, bà U có đơn phản tố đòi bà G trả khoản nợ theo hợp
đồng vay là 285 triệu đồng. Tuy nhiên, đại diện của bà G không đồng ý yêu cầu
phản tố cho rằng bà G không ký vào hợp đồng vay và không nhận tiền.
Tòa sơ thẩm nhận định về hợp đồng vay tiền, bà G không thừa nhận chữ viết
và ký tên trên hợp đồng nhưng không cung cấp chứng cứ nào khác, cũng không
yêu cầu giám định chữ viết, chữ ký.
Vì vậy, căn cứ vào hợp đồng vay, việc đòi nợ của bà U tòa cho là có cơ sở.
Ngoài khoản nợ gốc, tòa tính lãi thì ra tổng số tiền bà G phải trả cho bà U là hơn
400 triệu đồng.
Sau khi khấu trừ nghĩa vụ, trong vụ tranh chấp hợp đồng chuyển giao quyền
sở hữu trí tuệ nêu trên, bà G phải trả cho bà U số tiền hơn 302 triệu đồng.
Sau đó, bà G kháng cáo và có yêu cầu TAND TP Cần Thơ cho giám định màu
mực in trên hai trang hợp đồng vay thì có kết luận là không cùng màu mực. Căn
cứ vào kết luận giám định này, tòa phúc thẩm đã bác phản tố đòi nợ của bà U.
Tòa cho rằng hợp đồng
nhượng quyền sử dụng
nhãn hiệu B vô hiệu do
bị nhầm lẫn nên đã tuyên
hủy, các bên đều có lỗi
trong việc giao kết hợp
đồng này nên mỗi bên chịu
50% thiệt hại.
Tòa hủy 1 hợp đồng
chuyển nhượng
nhãn hiệu gà rán
Theo tòa, chuyển nhượng nhãn hiệu khi chưa được công nhận
là chưa đảmbảo tính pháp lý nhưng pháp luật không cấm tổ chức,
cá nhân sử dụng nhãn hiệu chưa đăng ký.
Năm 2020, PTN (32 tuổi) trong lần đi đám cưới người
bạn, có ngồi chung bàn với nhóm thanh niên địa phương
và hỏi những người này ai có vỏ đạn cho xin để làm đồ
mỹ nghệ. Một thanh niên đã cho N hai viên đạn AK, N
bỏ trong ba lô rồi để ở phòng trọ. Hơn hai năm sau, khi
N đến sân bay Phú Quốc làm thủ tục bay đi Cần Thơ thì
bị nhân viên an ninh phát hiện trong hành lý có hai viên
đạn. Sự vụ được lập biên bản, giao công an xử lý và qua
giám định hai viên đạn ấy là vũ khí quân dụng. N bị Cơ
quan An ninh điều tra Công an tỉnh Kiên Giang khởi tố
vụ án, khởi tố bị can và giữa năm 2023, TAND tỉnh Kiên
Giang đã tuyên phạt N một năm tù về tội tàng trữ trái
phép vũ khí quân dụng.
Trước đây, với hành vi như trên nếu chưa từng bị xử
phạt hành chính hoặc từng bị kết án mà chưa xóa án tích
thì không đủ định lượng để truy cứu trách nhiệm hình sự
mà chỉ bị xử lý hành chính. Việc truy cứu trách nhiệm
hình sự chỉ bị xem xét nếu tàng trữ 50-300 viên đạn súng
bộ binh (từ đại liên trở xuống). Điều này được hướng
dẫn cụ thể tại Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày
7-1-1995.
Nhưng ở Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP của Hội đồng
Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn về các tội liên
quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và phương
tiện kỹ thuật, lại không có con số tối thiểu là bao nhiêu
thì bị khởi tố. Thế nên dù một viên đạn hay 50, 100…
viên đều bị khởi tố dù khoản 9 Điều 6 của nghị quyết này
có điểm mở khi quy định “trường hợp số lượng hoặc giá
trị nhỏ, tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì
có thể được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt
hoặc được xử lý bằng các biện pháp khác”. Nhưng quy
định này chưa cụ thể hóa và vẫn chưa giải quyết thấu
đáo sự tùy nghi.
Trong tuần qua, Quốc hội nghe tờ trình về dự án Luật
Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
(sửa đổi) và báo cáo thẩm tra về dự thảo luật này.
Theo như tờ trình, qua năm năm tô chưc triên khai
thưc hiên luật, cac bô, nganh, địa phương đa tổ chức
triên khai thực hiện nghiêm tuc, hiêu qua nhưng bên
cạnh đó, luật này qua thực tiễn đã bộc lộ hạn chế, cần
sửa đổi.
Việc sửa đổi cần giải quyết được những vấn đề còn
băn khoăn, chưa thống nhất như quy định dao có tính sát
thương cao được liệt là vũ khí thô sơ và cả vũ khí quân
dụng sẽ không thống nhất với một số quy định của pháp
luật hiện hành về vũ khí; một số quy định trùng lặp và
không thống nhất về nội hàm khái niệm, việc giải thích
từ ngữ gắn với tiêu chí “mục đích sử dụng” dẫn đến khó
phân biệt rạch ròi giữa các loại vũ khí… Và trong thực
tế, trong xử lý các vi phạm liên quan đến vũ khí, vật liệu
nổ còn những quy định chưa thống nhất, dễ dẫn tới sự
tùy nghi trong vận dụng để xử lý hành chính hoặc hình
sự.
Bởi cùng là hành vi chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận
chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng,
vũ khí thể thao nhưng có thể xử phạt theo Điều 11 Nghị
định 144/2021 hoặc bị khởi tố theo khoản 1 Điều 304 Bộ
luật Hình sự. Ở đây không có quy định lằn ranh về định
lượng như thế nào để quy về xử phạt hành chính và bao
nhiêu thì xử lý hình sự. Thế nên cùng với hành vi nhưng
vận dụng Nghị định 144 cũng được mà chuyển giao để
xử lý hình sự cũng không sai.
Thiết nghĩ, pháp luật phải nghiêm minh để giáo dục,
răn đe và phòng ngừa chung nhưng quan trọng hơn cả là
hướng đến cho người vi phạm biết hối cải, sửa mình và
thật cần thiết mới cần đến hình phạt. Luật hình sự cũng
khẳng định “những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm
nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì
không phải là tội phạm và được xử lý bằng biện pháp
khác”. Ở đây, cụ thể hóa tình tiết định tính ở Điều 304
mà cụ thể là ở khoản 1 bằng định lượng cụ thể số lượng
tối thiểu phải chịu trách nhiệm hình sự là bao nhiêu là
cần thiết. Và định kỳ, TAND Tối cao thông qua tổng kết
việc áp dụng pháp luật cũng như quá trình xây dựng văn
bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự cần thiết xem
xét tháo gỡ bất cập này, tránh sự tùy nghi trong
vận dụng.
GIA TUỆ
Tàng trữ1viênđạn,
xửhành chínhhay
hìnhsựđềuđược?
Theo tòa, chưa có tổ chức, cá nhân
nào khiếu nại hay có ý kiến về việc
sử dụng nhãn hiệu B gây ảnh hưởng
hay tổn thất quyền sở hữu tên gọi nhãn
hiệu hàng hóa của họ.
Giữa bà G và bà U ký hợp đồng
đều hướng đến mục đích công thức
gà rán và sử dụng nhãn hiệu để kinh
doanh mang lại lợi nhuận chứ không
phải vì nhãn hiệu này có được đăng
ký bảo hộ hay chưa.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng không
cấm tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn
hiệu chưa đăng ký hoặc không đăng
ký nên không thể nói hai bà ký hợp
đồng khi chưa được pháp luật công
nhận bảo hộ nhãn hiệu là vi phạm
điều cấm của luật.
Cũng theo tòa, khi đánh giá thiệt hại
là trang bị vật chất, phương tiện kinh
doanh của bà G là có thể đo đếm được
bằng tiền. Ngược lại, bà U lộ bí mật
về công thức chế biến thông qua việc
đào tạo đầu bếp, nhân viên, cách thức
tạo ra sản phẩm hoàn thiện mang tên
B để bán tại cửa hàng của bà G là thiệt
hại thuộc về sở hữu trí tuệ không thể
xác định bằng số tiền cụ thể.
Từ đó, tòa cho rằng hợp đồng nhượng
quyền sử dụng nhãn hiệu B vô hiệu
do bị nhầm lẫn nên đã tuyên hủy. Các
bên đều có lỗi trong việc giao kết hợp
đồng này nên mỗi bên chịu 50% thiệt
hại. Bà U đã nhận 200 triệu đồng của
bà G thì cần hoàn trả lại cho bà G 100
triệu đồng.
Xử phúc thẩm, TAND TP Cần Thơ
đã giữ nguyên phần này như bản án
sơ thẩm.•