112-2024 - page 3

3
Họ đã nói
Thời sự -
ThứHai27-5-2024
của hàng triệu dân hiện vẫn còn nhiều vấn đề
cần được thảo luận. Trên tinh thần thượng tôn
pháp luật, báo
Pháp Luật TP.HCM
xin giới
thiệu bài viết “Thảo luận thêmvề kênh đào
FunanTecho”. Bài viết này sẽ tập trung phân
tíchcác vấnđềnói trêndưới lăngkínhpháp lýquốc
tế, cũngnhưquagócnhìnkhoahọc vềkinh tế - xã
hội,môi trường; từđóđề racácgiải pháp thúcđẩy
hợp tác củaVN-Campuchia trongviệckhai thác
sôngMekongphục vụphát triểnbềnvững.
Trước khi biết đến dự án kênh đào
Funan Techo, dư luận quốc tế từng rất
nhiều lần cảnh báo việc xây dựng các
công trình nhân tạo, nhất là các đập thủy
điện nhằm khai thác lợi ích kinh tế trên
sông Mekong nếu không được đánh giá
một cách thận trọng về tác động môi
trường, có thể gây ra nhiều tác hại khác
nhau, đặc biệt là với môi trường.
Nhìn lại hiện trạng
sông Mekong
PGS-TS Stefano Galelli, chuyên gia kỹ
thuật xây dựng dân dụng và môi trường
tại ĐH Cornell (Mỹ), nhận xét với
Pháp
Luật TP.HCM
rằng đã có hàng trăm con
đập được xây dựng trong khoảng hai thập
niên qua ở thượng nguồn sông Mekong.
Rất khó để chứng minh tất cả thiệt hại
kinh tế do các con đập gây ra nhưng
những tác động về môi trường thì chắc
chắn có thể xác định được.
Sự hiện diện của các con đập ngăn làm
hạn chế việc dịch chuyển phù sa trên con
sông từ thượng nguồn xuống các khu
vực hạ lưu. Điều này có tác động rất lớn
đến địa hình của dòng sông và đặc biệt là
vùng đồng bằng, điển hình là tình trạng
sụt lún, sạt lở và nước biển dâng cao, từ
đó có thể gây hiện tượng nhiễm mặn.
Ngoài ra, thiếu hụt phù sa cũng tác động
xấu đến ngành thủy sản, nông nghiệp.
“Chắc chắn có thể xác định được các
tác động môi trường liên quan đến hệ
sinh thái ven sông, nghề cá, đồng bằng
sông và tất nhiên là tất cả cộng đồng
người dân đang sống phụ thuộc vào dòng
sông” - ông Stefano Galelli cho biết.
Cùng quan điểm này, chuyên gia James
Borton của ĐH Johns Hopkins (Mỹ)
cũng nói với
Pháp Luật TP.HCM
rằng
các bằng chứng khoa học hiện nay chỉ ra
rằng các con đập ở thượng nguồn đang
gây ra thiệt hại đối với hệ sinh thái, đe
dọa sinh kế của những nông dân canh tác
dọc theo sông. Kể từ năm 2010, khu vực
này phải hứng chịu những đợt hạn hán kỷ
lục, thường tái diễn bốn năm một lần.
“Ngoài ra, các dự báo về biến đổi khí
hậu cũng cho thấy mức độ xáo trộn đáng
kể trong các hiện tượng gió mùa truyền
thống, dẫn đến các hiện tượng thời tiết
cực đoan gia tăng như hạn hán, lũ lụt và
xâm nhập mặn thường xuyên hơn” - ông
James Borton cho biết thêm, đồng thời
lưu ý việc xây dựng kênh đào Funan
Techo của Campuchia, nếu chúng ta
không có đầy đủ thông tin, từ đó không
đánh giá một cách đầy đủ và thận trọng
các tác động môi trường, cũng như có các
phương án quản trị rủi ro hiệu quả thì có
thể góp phần làm phức tạp thêm những
vấn đề về nguồn nước và môi trường sinh
thái.
quốc tế
thuận đã được xây dựng và
thông qua vào tháng 11-2003.
Trong đó, thủ tục thông báo,
tham vấn trước và thỏa thuận
là những thủ tục quan trọng
để đảm bảo thực hiện các
nguyên tắc của Hiệp định
Mekong. Theo quy định của
thủ tục này thì dự án kênh đào
FunanTecho có sử dụng nước
từ dòng chính sông Mekong
(đoạn sông Tiền và sôngHậu)
vào cả mùa mưa và mùa khô
nên phải trải qua quy trình
tham vấn trước.
Những thông tin cần
làm rõ
.
TrongkhiCampuchia tuyên
bố đã làm tròn nghĩa vụ cung
cấp đủ thông tin và tham vấn
về Funan Techo, còn phía VN
và một số cơ quan quốc tế cho
rằng thông tin vẫn còn thiếu
nên chưa thể dự báo tác động
môi trường. Chiếu theo pháp
lý, Campuchia phải cung cấp
đầy đủ các thông tin nào?
+ PGS-TS
Vũ Thanh Ca
:
Hiệp địnhMekong năm 1995
chưa quy định cụ thể về các
số liệu mà quốc gia sử dụng
nước cần thông báo cho các
quốc gia liên quan. Tuy nhiên,
mặc dù Campuchia chưa phê
chuẩn Công ước New York
1997, yêu cầu cung cấp số
liệu của công ước này cũng
như một số quy định trong
các luật pháp quốc tế về môi
trường khác có thể là tài liệu
tham khảo để VN yêu cầu
Campuchia và MRC cung
cấp các số liệu cần thiết về
kênh đào này để phục vụ đánh
giá tác động của dự án kênh
đào tới môi trường, sinh thái
của VN.
Các thông tin này bao gồm:
(1) Các số liệu về điều kiện tự
nhiên như thủy văn, khí hậu,
thủy thạch, môi trường…; (2)
Các nhu cầu về kinh tế - xã
hội của dự án; (3) Các số
liệu, chi tiết kỹ thuật và công
nghệ về thiết kế, thi công và
vận hành kênh đào; (4) Tác
động của dự án tới tài nguyên
nước, môi trường sinh thái của
sông Mekong, đặc biệt là tới
khu vực hạ nguồn của dự án;
(5) Các giải pháp bảo tồn và
phát triển để giảm thiểu tác
động của dự án cũng như giá
thành của các giải pháp; (6)
Khả năng có được những giải
pháp thay thế để phát triển
kinh tế, đảm bảo sinh kế của
người dân mà không cần thực
hiện dự án này.
Trong đó, quy trình thông
báo yêu cầu quốc gia đề xuất
dự án phải thông báo chi tiết
nội dung dự án cho các quốc
gia thành viên khác trước khi
quốc gia đó thực hiện sử dụng
nước theo đề xuất để các quốc
gia được thông báo đánh giá
bất kỳ tác động xuyên biên
giới tiềm tàng nào của dự án
có thể gây ảnh hưởng đến
các hệ sinh thái, sinh kế của
người dân và đưa ra các kiến
nghị về biện pháp giảm thiểu
tác động trước khi thực hiện
sử dụng nước theo đề xuất.
+ Chuyên gia
Brian Eyler
:
Khi MRC tạo điều kiện thuận
lợi cho các hoạt động tham
vấn trước, tất cả tài liệu dự án
có liên quan như nghiên cứu
tính khả thi, thiết kế phân tích
chi phí - lợi ích, kế hoạch tái
định cư... đều phải được trình
lênMRC để phổ biến tới công
chúng, tất cả quốc gia thành
viên MRC và được đăng tải
trên trang web của MRC.
MRC sẽ tiến hành đánh
giá chuyên môn qua bên thứ
ba về dự án, kết quả sẽ được
công bố và việc thảo luận về
những kết quả này tại các hội
thảo khu vực được tổ chức
ở tất cả quốc gia lưu vực
sông Mekong. Các hội thảo
này được mở cửa cho công
chúng và hoàn toàn minh
bạch. Điều quan trọng là
mỗi khi MRC tiến hành quá
trình tham vấn trước, dự án
sẽ được cải thiện và các tác
động đến môi trường và xã
hội của nó sẽ giảm xuống ở
một mức độ nào đó.
Dự án cũng cần đáp ứng
các điều kiện được nêu trong
Hiệp địnhMekong năm1995,
trong đó các nước thành viên
phải xây dựng thỏa thuận cụ
thể về sử dụng nước trước khi
xây dựng dự án. Điều này là
vì kênh đào Funan Techo có
thể sử dụng nước từ dòng
chính sông Mekong để tưới
tiêu vào mùa khô. Cho đến
nay, tài liệu thông báo của
Campuchia không đề cập đến
việc sử dụng nước trong mùa
khô cho mục đích tưới tiêu
nhưng lãnh đạo Campuchia
đã nhiều lần nêu ý định sử
dụng kênh đào cho mục đích
này. Thực tế này cũng đặt ra
một số thách thức đối với các
quy trình của MRC.
.Xincảmơncácchuyêngia.•
Các vấn đề quan trọng xung quanh kênh đào Funan Techo
Các nước cần tuân
thủ nghiêm Hiệp định
Mekong năm 1995
Việt Nam sẵn sàng hợp tác
để sử dụng hiệu quả sông
Mekong
Mekong là dòng sông chung xuyên biên
giới và chảy qua nhiều quốc gia. Là quốc gia
hạ nguồn dòng sông Mekong, VN rất quan
tâmđến các tác động xuyên biên giới và khả
năng tích nước của các công trình thủy điện
trên sông Mekong.
Chúng tôi nhiều lần nói rõ việc phát triển,
vận hành các công trình thủy điện trên sông
Mekong cần đảm bảo không tác động tiêu
cực, gồm cả tác động xuyên biên giới đến
môi trường, kinh tế - xã hội của các nước trên
khu vực sông Mekong, nhất là các nước hạ
nguồn và phải phù hợp với luật pháp, thông
lệ quốc tế.
VNmongmuốn và sẵn sàng cùng các nước
liên quan tăng cường hợp tác nhằm quản lý
và sử dụng hiệu quả bền vững nguồn nước
sông Mekong vừa đảm bảo hài hòa lợi ích
của các nước, vừa không có tác động tiêu
cực đến đời sống của người dân sinh sống
trong lưu vực.
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao
ĐOÀN KHẮC VIỆT
phát biểu tại buổi họp
báo Bộ Ngoại giao ngày 23-5
Cần tuân thủ nghiêm
Hiệp định Mekong
Trước những khó khăn trên sông
Mekong, các quốc gia thành viên MRC,
đặc biệt là Việt Nam (VN), cùng các
chuyên gia, nhà khoa học quốc tế cùng với
giới quan sát luôn kêu gọi cách tiếp cận
“thượng tôn pháp luật” để vừa đảm bảo lợi
ích của mỗi quốc gia thành viên, vừa đảm
bảo sự phát triển bền vững của khu vực.
Để làm được điều đó, chuyên gia
Stefano Galelli khuyến nghị cần xây dựng
và thực thi hiệu quả kế hoạch quản trị
nguồn nước. Đầu tiên, các nước cần có
khuôn khổ pháp lý quy định các lợi ích và
mục tiêu chung giữa tất cả quốc gia. Ví
dụ như sông Danube và sông Rhine (châu
Âu) đã được quản lý bởi các thỏa thuận đa
phương và các hình thức quản lý quốc tế
khác nhau.
Tuy nhiên, điều cực kỳ quan trọng đó
là các quốc gia phải tuân thủ nghiêm các
khuôn khổ pháp lý đã được đề ra. Điều
này không phải lúc nào cũng được các
quốc gia thực hiện hiệu quả. Đối với
sông Mekong, việc cho ra đời Hiệp định
Mekong năm 1995 cũng như thành lập
MRC là một cột mốc quan trọng. Đây là
khuôn khổ pháp lý, trong đó các quốc gia
thành viên sông có thể hợp tác để phát
triển. Vấn đề cốt lõi còn lại đó là các quốc
gia thành viên MRC phải có tinh thần hợp
tác và tuân thủ nghiêm hiệp định nói trên.•
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook