7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Sáu 7-6-2024
Đơn vị: Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh An Giang, địa chỉ số
105B Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang
và VKSND tỉnh Long An, địa chỉ số 14 tuyến tránh, Quốc lộ 1, phường 4,
TP Tân An, tỉnh Long An.
Người bị thiệt hại: Ông Lâm Hồng Sơn, sinh năm 1956; địa chỉ 333.
S. Ramsgate. RD Anaheim - CA. 92807 - USA; địa chỉ tạm trú tại Việt
Nam: 122/7 Trần Đình Xu, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM.
Các cơ quan nhà nước liên quan đến việc gây thiệt hại: Cơ quan CSĐT
Công an tỉnh An Giang; Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An.
Tóm tắt nội dung vụ việc như sau:
- Ngày 10-1-1990, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An ra quyết định
khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với ông Lâm Hồng
Sơn về tội “
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa
”. Đến ngày 16-
5-1990, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An ra quyết định đình chỉ vụ
án, đình chỉ bị can và ra quyết định trả tự do cho ông Lâm Hồng Sơn, lý
do: Hành vi không cấu thành tội phạm.
- Ngày 14-12-1990, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang ban hành
quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông
Lâm Hồng Sơn về tội “
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ
nghĩa
”. Ngày 13-11-1991, VKSND tỉnh An Giang trả tự do đối với ông
Lâm Hồng Sơn. Đến ngày 19-11-1991, VKSND tỉnh An Giang ra quyết
định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can, với lý do
Bị can
không chiếm đoạt, đây là quan hệ dân sự, nợ thuế chưa đến mức truy tố
.
Ngày 28-5-2024, VKSND tỉnh An Giang phối hợp với VKSND tỉnh
Long An đã tổ chức phục hồi danh dự bằng hình thức trực tiếp xin lỗi và
cải chính công khai đối với ông Lâm Hồng Sơn và gia đình tại UBND
phường Vĩnh Mỹ, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang, được ông Sơn và gia
đình chấp nhận lời xin lỗi.
Nội dungxin lỗi
và cải chính côngkhai
đối với ôngLâmHồngSơnbị oan
tronghoạt động tố tụnghìnhsự
HUỲNHTHƠ
T
hời gian gần đây, liên tiếp xảy
ra nhiều vụ vỡ hụi với số tiền bị
chiếm đoạt lên đến hàng chục
tỉ đồng. Mặc dù cơ quan chức năng
thường xuyên tuyên truyền, cảnh
báo song không ít người vẫn sập bẫy.
Chủ hụi không còn
khả năng chi trả
Chị Nguyễn Ngọc Mai (ngụ tỉnh
Vĩnh Long) cho biết cách đây bốn
năm, chị có thamgia chơi hụi của anh
họ tênNVC. Thời gian đầu, việc chơi
hụi diễn ra suôn sẻ nên chị và người
tronggiađìnhkhôngnghi ngại gì.Đến
tháng 4 vừa qua, anh C thông báo vỡ
hụi do bị giật hụi.
“Gia đình tôi đã đưa cho ổng cả tỉ
đồng. Ổng nói vỡ hụi mà hụi viên hỏi
ai là người giật hụi cũng không nói
ra được. Người ta vào đòi hoàn tiền
thì ổng lại thách thức thưa kiện” - chị
Mai nói.
Tương tự, anh QTP (ngụ tỉnh Trà
Vinh) chobiết anhcũngvừabị giật hụi
hơn 40 triệu đồng cũng vì lý do chủ
Cựu tổnggiámđốcCông ty
CửuLongPhi kháng cáo
BàNTP
(trái,
đã làmchủ hụi hơn 20 năm
)
cho rằng phải tìmhiểu rõ
nhân thân của người thamgia để tránh các rủi ro. Ảnh: HUỲNHTHƠ
Các hụi viên nên tìm hiểu
kỹ nhân thân cũng như
điều kiện kinh tế của chủ
hụi, của các thành viên
trong dây hụi để đánh
giá mức độ rủi ro và
phòng trường hợp giải
quyết tranh chấp về sau.
Luật sư bày cách phòng tránh
rủi ro khi tham gia chơi hụi
hụi bể hụi, không còn khả năng chi
trả. Anh P có đến nhà tìm nhưng chủ
hụi đã gom đồ đạc, đi đâu không rõ.
Anh Pbày tỏ nghi ngờ chủ hụi này
tạo ra nhiều dây hụi, trong đó ghi
khống một vài cái tên để bản thân
được hốt hụi, lấy tiền dùng vào việc
riêng. Đến khi không thể chi trả nữa
thì vỡ hụi, bỏ trốn.
Mới đây, TAND tỉnh Bạc Liêu xét
xử hai chủ hụi về tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản. Hai người này mở hàng
chụcdâyhụingày,tuần,tháng…cógiá
trị từ 200.000 đến 5 triệu đồng/phần.
Quá trình làmchủ hụi, cả hai nhiều
lần sửdụng tiền đóng hụi của hụi viên
đểchitiêucánhândẫnđếnmấtcânđối.
Nhằm bù đắp, cả hai lấy tên giả tham
gia nhiều dây hụi, mạo danh hụi viên
để hốt hụi, bán hụi khống…, chiếm
đoạt trên 20 tỉ đồng.
Dù cả hai đều bị phạt tù, bị buộc trả
tiền cho các bị hại nhưng bị hại vẫn
khóc dởmếu dở vì không biết khi nào
được trả tiền.
Cần tìm hiểu kỹ
trước khi tham gia
Trao đổi với PV, luật sư PhanMậu
Ninh (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho
biết chơi hụi là một hình thức giao
dịch tài sản đã tồn tại từ lâu.Việc chơi
hụi không vi phạm pháp luật vì đã
được Nhà nước đưa ra các quy định
để quản lý.
“Theo Nghị định 19/2019 (về họ,
hụi, biêu, phường), việc chơi hụi được
thực hiện dưới hai hình thức: Hụi có
lãi suất và hụi không có lãi suất. Vì
đây là giao dịch về tài sản nên lãi suất
(nếu có) của hình thức chơi hụi phải
tuân thủ quy định của pháp luật dân
sự, không được vượt quá 20%/năm
theo khoản 1 Điều 468 BLDS” - luật
sư Ninh nói.
Cũng theo luật sưNinh, chơi hụi chỉ
vi phạm pháp luật trong trường hợp
việc tổ chức hụi dưới hình thức cho
vay lãi nặng. Tùy thuộc vào hành vi
vi phạm mà cá nhân vi phạm có thể
bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc
cấu thành tội cho vay lãi nặng theo
quy định của pháp luật.
Để tránhnguy cơbịmất tiền, tài sản
cũng như các rắc rối pháp lý khi tham
gia hụi, các hụi viên nên tìm hiểu kỹ
nhân thân cũng như điều kiện kinh tế
của chủ hụi, của các thành viên trong
dây hụi để đánh giá mức độ rủi ro và
phòng trường hợp giải quyết tranh
chấp về sau.
Đồng thời tìmhiểu kỹ về hoạt động
củadâyhụi định thamgiavàcó thểyêu
cầu chủ hụi cho xem hoặc sao chụp,
kiểm tra số lượng người tham gia, sổ
ghi hụi, số tiền góp.
Hụi viên cũng nên lập văn bản và
yêu cầu công chứng, chứng thực các
thỏa thuận về hụi. Nếu chủ hụi điều
hành từhai dâyhụi trở lênhoặc số tiền
góp hụi từ 100 triệu đồng trở lên thì
phải báo cho UBND cấp xã, phường
biết để rà soát, quản lý, theo dõi đúng
với quy định pháp luật.•
Nếu chủ hụi điều hành từ hai dây hụi trở lên, số tiền góp hụi từ 100 triệu đồng trở lên thì báo chính quyền
biết để quản lý, theo dõi.
Ngày 6-6, TAND TP.HCM cho biết đã
tiếp nhận đơn kháng cáo của Đỗ Tú Quân
(cựu tổng giám đốc Công ty Cửu Long
Phi) để giải quyết theo quy định.
Đơn kháng cáo được gửi từ trại giam.
Trong đơn, bị cáo Đỗ Tú Quân mong cấp
phúc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm vì
cho rằng bản thân không phạm tội. Bị cáo
mong tòa xem xét lại vụ án và trả tự do
cho bị cáo.
Trước đó, chiều
28-5, TAND TP.HCM
xét xử sơ thẩm, tuyên
phạt Quân 18 năm tù
về tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài
sản, buộc bồi thường
31,3 tỉ đồng cho bị hại.
Theo hồ sơ, từ năm
2008 đến 2011, Quân
đã rút tổng số tiền
31,3 tỉ đồng do Yuen
Hon Kim chuyển vào
Công ty Cửu Long Phi
để mua hai lô đất có
tổng diện tích 58.490,9 m
2
.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian dài,
mặc dù Công ty Cửu Long Phi đã nhiều
lần yêu cầu Quân bàn giao đất hoặc trả
tiền nhưng bị cáo vẫn né tránh trách
nhiệm.
Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Quân
khai rằng đối với khoản chi 31,3 tỉ đồng,
sau khi rút tiền từ ngân hàng thì Quân đã
giao toàn bộ số tiền này cho ông Đỗ Vĩnh
Thành ngay tại quầy giao dịch để ông
Thành đi mua đất (ông Thành phủ nhận
việc này).
Do ông Kim là người chi tiền, ông
Thành là người nhận tiền nên nếu có thất
thoát thì ông Thành, ông Kim phải có
trách nhiệm hoàn trả, bồi thường cho công
ty.
Nếu các bên không thực hiện đúng hợp
đồng, thỏa thuận góp vốn thì đây là tranh
chấp dân sự, kinh tế chứ không thể truy
cứu trách nhiệm hình sự Quân về tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản được.
Ngoài ra, theo thỏa
thuận hợp tác đầu tư
giữa các bên thì không
có thời hạn cụ thể
Quân phải mua xong
hai lô đất có tổng diện
tích 58.490,9 m
2
để
nộp vào công ty nên
không thể quy kết
Quân đến hạn trả lại
tài sản mặc dù có điều
kiện, khả năng nhưng
cố tình không trả.
Quân cũng không có tài sản tương
đương 31,3 tỉ đồng để bị quy kết là “có
tài sản mà cố tình không trả”. Quân cũng
không dùng bất cứ thủ đoạn gian dối nào
hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt số tiền 31,3 tỉ
đồng của ông Kim.
Thời điểm các bên bắt đầu hợp tác đầu
tư và xảy ra tranh chấp là từ năm 2008,
do đó việc áp dụng luật năm 2015 để
truy cứu Quân theo Điều 175 BLHS năm
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 là “suy
diễn bất lợi cho Quân”.
TRẦN LINH
Bị cáo tại phiên tòa sơ thẩmngày 28-5.
Ảnh: TRẦN LINH