122-2024 - page 9

9
Từ vụ nợ phí
vận hành
cao tốc
Phan Thiết
- DầuGiây,
BộGTVT đề
xuất gỡ nút
thắt cơ chế
cho các cao
tốc khi đưa
vào khai
thác tạm.
Ảnh: VŨ HỘI
Bộ GTVT đề xuất gỡ vướng kinh phí
khai thác tạm cao tốc
Sau vụ chủ đầu tư nợ tiền vận hành cao tốc PhanThiết - Dầu Giây, Bộ GTVT đề xuất cho phép các chủ đầu tư
được sử dụng tiền dự án để tổ chức vận hành, khai thác tạm.
VIẾT LONG
T
hời gian qua, một số công
trình giao thông sau khi
hoàn thành, đưa vào khai
thác tạm đã gặp khó khăn về
nguồn kinh phí để duy trì hoạt
động, đảm bảo an toàn giao
thông trên tuyến. Điển hình
mới đây, Ban quản lý (BQL)
dự án Thăng Long - Bộ GTVT
giao cho Công ty CP Dịch vụ
kỹ thuật đường cao tốc Việt
Nam (VEC E) quản lý, vận
hành và bảo trì dự án cao tốc
Phan Thiết - Dầu Giây. Theo
đó, VEC E đã chi gần 10 tỉ
đồng cho công tác trên.
Đưa quy định vào dự
thảo Luật Đường bộ
Tuy nhiên, đơn vị gặp nhiều
vướng mắc về nguồn kinh phí,
không còn nguồn lực để duy
trì. Vì vậy, VEC E đề nghị chủ
đầu tư chi trả phần kinh phí
đã thực hiện.
HiệnBQLdự ánThăngLong
đã có các văn bản báo cáo xin
ý kiến cơ quan có thẩm quyền
nhưng nguồn để trả cho VEC
E vẫn chưa được xác định rõ.
Nguyên nhân được các bên xác
nhận là do vướng mắc cơ chế
về xác định nguồn kinh phí
chi trả trong thời gian khai
thác tạm.
Để giải bài toán trước mắt,
Cục Đường bộ đề nghị BQL
dự án Thăng Long hoàn thiện
hồ sơ, bàn giao các tuyến cho
cục. Sau đó, cục sẽ tiến hành
đấu thầu lựa chọn các đơn vị
vận hành, khai thác đủ điều
kiện. Khi có đơn vị trúng thầu,
cục sẽ xem xét sử dụng quỹ
của Nhà nước để chi trả cho
các đơn vị.
Tuynhiên, để thuận tiện trong
Quy định rõ về phí, giá sử dụng đường bộ do doanh nghiệp thu
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo
quốc gia về phòng, chống thiên tai vừa
phát đi tài liệu hướng dẫn giảm thiểu thiệt
hại và phòng tránh sét đánh.
Tài liệu của Văn phòng thường trực Ban
Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai
phát hành vào ngày 6-6 cho biết tính từ đầu
năm đến nay, cả nước đã có 15 người chết
và nhiều người khác bị thương do sét đánh.
Nạn nhân mới nhất là một phụ nữ đi cắt
rau ngoài đồng ở huyện Thường Tín, Hà
Nội vào sáng sớm 5-6, trong cơn giông với
nhiều sấm sét ập tới.
Để phòng tránh và giảm thiểu thiệt
hại do sét gây ra, tài liệu của Văn phòng
thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về
phòng, chống thiên tai đưa ra một số giải
thích và hướng dẫn.
Theo đó, sét được giải thích là hiện
tượng phóng điện trong đám mây, giữa các
đám mây với nhau hoặc giữa đám mây với
mặt đất. Điện thế của sự phóng điện từ sét
có thể đạt từ vài chục đến hàng trăm triệu
vôn. Vận tốc phóng điện của sét khoảng
15.000-150.000 km/giây. Nhiệt độ trong tia
sét có thể đạt đến 18.000-20.000 độ C.
Sét có thể gây thương tích cho con người
bằng nhiều cách thức khác nhau. Ví dụ, sét
đánh thẳng vào vị trí nạn nhân từ trên đám
mây xuống; sét có thể phóng qua khoảng
cách không khí giữa người và vật; sét đánh
khi nạn nhân tiếp xúc với vật bị sét đánh.
Thậm chí khi người tiếp xúc với mặt đất
ở một vài điểm và đúng lúc đó có sét lan
truyền trên mặt đất hoặc sét lan truyền qua
đường dây cáp tới các vật như điện thoại,
tivi, ổ cắm… trong nhà.
Để phòng tránh sét đánh, tài liệu lưu ý
rằng khi có giông sét, người dân không
nên đứng dưới gốc cây, đụn rơm, ăng-ten
truyền hình, gần các vật kim loại, không
chạm tay vào các vật ẩm ướt, vật dẫn điện.
Thời điểm này, người dân cũng không
nên đi dọc theo các bờ sông, bờ suối,
không trú mưa ở những công trình, nhà cửa
trơ trọi giữa cánh đồng. Với các vật dụng
như cuốc, xẻng, cần câu… cần bỏ ra khỏi
người và tuyệt đối không sử dụng điện
thoại; không dùng dây thép phơi quần áo
buộc vào cột thu lôi hoặc cây cao.
AN HIỀN
“Chúng tôi rất đồng
tình quy định rõ
chi phí quản lý, vận
hành, khai thác tạm
được tính trong tổng
mức đầu tư của dự
án để chủ đầu tư tổ
chức thực hiện…”
Hướngdẫngiảmthiểu thiệt hại vàphòng tránhsét đánh
Tài
liệu
hướng
dẫn
cách
phòng
tránh
sét
đánh.
Ảnh:
AH
So với dự thảo Luật Đường bộ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ
sáu, tại kỳ họp thứ bảy, Bộ GTVT đề xuất quy định rõ mức phí,
giá sử dụng đường bộ cụ thể như sau:
Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương
tiện lưu thông trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở
hữu, quản lý và khai thác, bao gồm: Đường cao tốc do Nhà
nước đầu tư theo hình thức đầu tư công; đường cao tốc được
đầu tư theo các hình thức khác khi kết thúc hợp đồng, chuyển
giao cho Nhà nước.
Nhà đầu tư, doanh nghiệp thu giá sử dụng đường cao tốc
đối với phương tiện lưu thông trên đường cao tốc, bao gồm:
Đường cao tốc đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác
công tư (PPP); đường cao tốc là tài sản công, được Nhà nước
nhượng quyền kinh doanh - khai thác theo pháp luật đầu tư
theo phương thức đối tác công tư.
Đại diện Bộ GTVT cho rằng quy định trên được bổ sung là do
sau khi rà soát, nhận thấy trường hợp Nhà nước nhượng quyền
kinh doanh - khai thác, số tiền thu được từ người sử dụng dịch
vụ trở thành doanh thu của doanh nghiệp và có các tính chất
không phải nộp khoản phí này vào ngân sách mà được quản
lý, sử dụng theo pháp luật doanh nghiệp, nhà đầu tư phải thực
hiện các nghĩa vụ về thuế.
Thêm vào đó, tham khảo các quy định có liên quan, đặc biệt
là Luật Quản lý thuế quy định trường hợp khai thác tài sản công
vào mục đích kinh doanh thì phải thực hiện nghĩa vụ về thuế.
Thời gian qua, các dự án thực hiện theo phương thức PPP,
loại hợp đồng BOT, BOO…, số tiền thu từ người sử dụng dịch vụ
cũng thực hiện theo pháp luật về giá, doanh nghiệp thực hiện
nghĩa vụ về thuế và không nộp ngân sách nhà nước khoản tiền
thu được. Trong khi đó, Luật Phí và lệ phí quy định các nguyên
tắc: Phí là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, thực hiện theo
Luật Phí và lệ phí; phí không chịu thuế.
việc phân bổ kinh phí cho các
dự án khai thác tạm tương tự,
nhân lúc dự thảo Luật Đường
bộ đang lấy ý kiến của các
đại biểu Quốc hội tại kỳ họp
thứ thứ, Bộ GTVT đã đưa ra
nhiều đề xuất.
“Dự án đầu tưxây dựng công
trình đường bộ đã đưa toàn
bộ hoặc một số đoạn đường,
hạng mục công trình thuộc dự
án vào vận hành, khai thác,
khai thác tạm nhưng chủ đầu
tư chưa bàn giao cho người
quản lý, sử dụng đường bộ
thì chủ đầu tư có trách nhiệm
tạm thời quản lý, vận hành,
khai thác, bảo trì công trình
theo quy định. Chi phí quản lý,
vận hành, khai thác, khai thác
tạm và bảo trì được sử dụng
trong tổng mức đầu tư của dự
án để chủ đầu tư tổ chức thực
hiện…” - Bộ GTVT đề xuất.
Cạnh đó, Bộ GTVT cũng đề
nghị đưa vào dự thảo luật điều
khoản chuyển tiếp cho phép
các dự án đã đưa vào khai thác
hoặc khai thác tạm trước thời
điểm luật có hiệu lực nhưng
chủ đầu tư chưa bàn giao cho
người quản lý, sử dụng đường
bộ thì được áp dụng các quy
định trên. Theo đó, chủ đầu tư
tổ chức thực hiện và đảm bảo
không vượt tổng mức đầu tư
dự án được duyệt.
Quy định phù hợp
Đại diện Bộ GTVT cho biết
so với dự luật trình Quốc hội
tại kỳ họp thứ sáu, đây là nội
dung mới. Cơ quan soạn thảo
đưa ra quy định “hồi tố” nhằm
giải quyết các vướng mắc về
nguồn vốn trong quá trình
khai thác tạm.
Lý do là quy định hiện hành
chỉ giao chủ đầu tư có trách
nhiệm vận hành, quản lý, bảo
trì đối với các dự án đang trong
quá trình thực hiện bàn giao
choNhà nước. Tuy nhiên, chưa
có văn bản quy phạmpháp luật
quy định rõ về nguồn kinh phí
để chủ đầu tư thực hiện các
công việc trên.
“Đây là vướng mắc của Bộ
GTVT khi đưa vào khai thác
tạm tại dự án đường bộ cao
tốc Bắc - Nam. Do vậy, cần
có quy định, hướng dẫn làm
cơ sở pháp lý để thực hiện
nhằm đảm bảo phù hợp, đáp
ứng yêu cầu thực tiễn…” - Bộ
GTVT cho hay.
Theo đại diện BQL dự án,
quy định trên của Bộ GTVT
là phù hợp, nhằm tạo hành
lang pháp lý cho các đơn vị
yên tâm sử dụng kinh phí dự
án thực hiện công tác bảo trì
nhằm đảm bảo chất lượng,
tuổi thọ và an toàn công trình
trong thời gian khai thác tạm.
“Chúng tôi rất đồng tình quy
định rõ chi phí quản lý, vận
hành, khai thác tạm được tính
trong tổng mức đầu tư của dự
án để chủ đầu tư tổ chức thực
hiện…” - đại diện BQL dự án
nhấn mạnh.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook