8
Đô thị -
Thứ Sáu7-6-2024
VIẾT LONG
B
ộ GTVT cho biết đơn
vị vừa có văn bản xin ý
kiến của các bộ, ngành
liên quan về dự thảo Đề án
phát triển hệ thống mạng lưới
đường sắt đô thị tại Hà Nội và
TP.HCM đến năm 2035. Dự
thảo đề án nêu trên do hai TP
trình, Bộ GTVT thực hiện chỉ
đạo của lãnh đạo Chính phủ
trong việc phối hợp, lấy ý kiến
để góp ý hoàn thiện đề án.
Hà Nội: Một kế
hoạch, ba phân kỳ
Theo dự thảo đề án, UBND
TP Hà Nội và TP.HCM xác
định đường sắt đô thị là trục
UBND TP.HCM vừa có cuộc họp xử lý các vướng mắc
liên quan đến công tác vớt rác trên sông, kênh rạch trên địa
bàn TP.HCM. Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi
Xuân Cường đã giao Sở Tài chính có ý kiến thẩm định đối
với công tác xây dựng đơn giá vớt rác trên sông, kênh rạch
trên địa bàn TP.
Phó chủ tịch UBND TP giao Sở TN&MT tổng hợp, căn
cứ quy định pháp luật tham mưu đề xuất trình UBND TP
xem xét, ban hành bộ đơn giá cho công tác vớt rác trên
sông, kênh rạch trên địa bàn trước ngày 25-6 tới.
“Sau khi UBND TP xem xét, ban hành bộ đơn giá cho
công tác vớt, thu gom chất thải rắn trên sông, kênh rạch trên
địa bàn TP theo quy định, giao Sở GTVT chủ trì, phối hợp
với Trung tâm Quản lý đường thủy và các đơn vị có liên
quan thực hiện các công việc liên quan đến công tác vớt rác
trên sông, kênh rạch trên địa bàn theo đúng quy định” - ông
Bùi Xuân Cường chỉ đạo.
Về việc tăng cường công tác xử lý nghiêm hành vi xả rác
ra kênh rạch, nơi công cộng, TP giao Sở TN&MT chủ trì,
phối hợp với các quận, huyện và TP Thủ Đức khẩn trương
rà soát, kiểm tra các điểm ô nhiễm do tồn đọng rác thải trên
đường phố và kênh rạch ở địa phương. Từ đó, tham mưu
UBND TP chỉ đạo chung và xử lý dứt điểm cho từng trường
hợp cụ thể.
Thời gian gần đây, các kênh rạch trên địa bàn TP xảy ra
tình trạng tồn đọng rác thải. Cụ thể là tuyến kênh Nhiêu
Lộc - Thị Nghè, tuyến kênh Nước Đen có nguy cơ tái ô
nhiễm.
Đối với tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, việc vớt rác
trên tuyến kênh này do Công ty TNHH MTV Môi trường
đô thị TP.HCM (CITENCO) phụ trách. Đầu năm 2024,
công ty này hết hợp đồng vớt rác nhưng vẫn hỗ trợ vớt rác
trên sông. Do chưa ký kết hợp đồng thực hiện nên công ty
này đã có báo cáo và xin ý kiến UBND TP liên quan đến
vấn đề này.
Đối với kiến nghị của CITENCO liên quan đến xử lý
vướng mắc về kinh phí thực hiện vớt rác trên sông, kênh
rạch, ông Bùi Xuân Cường giao Sở GTVT chủ trì, phối hợp
với Trung tâm Quản lý đường thủy rà soát, xử lý dứt điểm
các vướng mắc theo kiến nghị của CITENCO theo đúng
quy định pháp luật.
Trường hợp có
phát sinh vướng
mắc vượt thẩm
quyền, kịp thời
báo cáo UBND TP
xem xét, chỉ đạo
thực hiện theo quy
định.
NGUYỄNCHÂU
TP.HCMgiải quyết các vướngmắc để đẩynhanhviệc vớt rác trên sông
Rác tràn lan trên kênh
Nhiêu Lộc - Thị Nghè
tháng 3-2024.
Ảnh: NC
Dự án
metro
Nhổn - Ga
HàNội
đang
chuẩn bị
khai thác
thương
mại
đoạn đi
trên cao.
Ảnh: PHÚ
PHONG
Dự kiến đến năm
2060, TP.HCM xây
dựng hoàn thành
các tuyến metro số
8, 9, 10, nâng tổng
chiều dài dự án
metro lên khoảng
510,02 km.
Cần một nghị quyết riêng về đường sắt
đô thị
Trong phiên thảo luận của Quốc hội về dự kiến Chương trình
xây dựng luật, pháp lệnh năm2025 và điều chỉnh chương trình
năm 2024 (sáng 30-5), đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn đại
biểu Quốc hội TP.HCM) đã nêu kiến nghị về việc cần có một
nghị quyết của Quốc hội về đường sắt đô thị trong năm 2024.
ÔngNghĩa chobiết BộChính trị đãbanhànhKết luận49/2023
về địnhhướngphát triểngiao thông vận tải đường sắtViệt Nam
đến năm2030, tầmnhìn đến năm2045. Kết luận đã nêu rõ“tiếp
tục triển khai đầu tư các tuyến đường sắt đô thị có nhu cầu vận
tải lớn như Hà Nội, TP.HCM; đồng thời hoàn chỉnh mạng lưới
đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM vào năm2035”. Như vậy,
mục tiêu đề ra đến năm 2045 là chung nhưng riêng yêu cầu
đối với hai TP lớn là phải hoàn chỉnh vào năm 2035.
Riêng với TP.HCM, ông Nghĩa nhận thấy có loạt vấn đề đặt
ra như ngân sách, cơ chế (ủy quyền), đặc thù về hạ tầng giao
thông, đấu thầu, huy động vốn trong và ngoài nước.Vì vậy, ông
Nghĩa cho rằng“rất cần cómột nghị quyết về đường sắt đô thị”.
Cũng theo ông Nghĩa, tại một hội thảo gần đây, các đại biểu
cho rằng để xây dựng hơn 200 km đường sắt đô thị ở TP.HCM
sẽ cần tới 25 tỉ USD, tuy nhiên nếu có cơ chế hợp lý thì có thể
huy động phần lớn vốn trong nước mà không phải phụ thuộc
nhiều vào vốn vay nước ngoài.
NHÓM PV
Hà Nội và TP.HCM sẽ
có khoảng 1.000 km
đường sắt đô thị
Đường sắt đô thị là trục “xương sống” của hệ thống hạ tầng giao thông
vận tải, là động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội nhanh
và bền vững của TPHà Nội và TP.HCM.
“xương sống” của hệ thống
hạ tầng giao thông vận tải, là
động lực quan trọng để phát
triển kinh tế - xã hội nhanh và
bền vững.
Chính quyền hai TP cũng
khẳng định sẽ huy động tối đa
các nguồn lực phù hợp để tập
trung đầu tư, sớm hoàn thành
mạng lưới đường sắt đô thị hiện
đại, đồng bộ, bền vững. Trong
đó, ngân sách nhà nước sẽ giữ
vai trò chủ đạo; xây dựng và
thực hiện đồng bộ các cơ chế,
chính sách nhằm đẩy nhanh
tiến độ đầu tư xây dựng hệ
thống đường sắt đô thị.
Tại Hà Nội, đề án đặt mục
tiêu đến năm 2030 phấn đấu
xây dựng, đưa vào khai thác
khoảng 96,8 km đường sắt đô
thị. Các tuyến có kế hoạch đáp
ứng mục tiêu gồm: Tuyến số
2 (đoạn Nam Thăng Long -
Trần Hưng Đạo, Trần Hưng
Đạo - Thượng Đình và Nội
Bài - NamThăng Long); tuyến
số 3 (đoạn Nhổn - Ga Hà Nội,
Ga Hà Nội - Yên Sở) và tuyến
số 5 (Văn Cao - Hòa Lạc).
Đến năm 2035, Hà Nội sẽ
hoàn thành xây dựng, đưa
vào khai thác khoảng 301 km
đường sắt đô thị và đến năm
2045 sẽ hoàn thành toàn bộ
14 tuyến đường sắt đô thị với
tổng chiều dài khoảng 550 km
theo quy hoạch chung thủ đô.
Để hoàn thành mục tiêu
trên, chính quyền Hà Nội đề
xuất “một kế hoạch, ba phân
kỳ”. Theo đó, giai đoạn đầu
đến năm 2030, TP cần khoảng
14,6 tỉ USD để xây dựng 96,8
km đường sắt đô thị. Nếu
hoàn thành, đường sắt đô thị
sẽ đảm nhận 7%-8% lượng
hành khách công cộng và có
thể vận chuyển 2,2-2,6 triệu
chuyến đi mỗi ngày đêm.
Đến năm 2035, Hà Nội cần
khoảng 22,5 tỉ USD để đầu tư
301 km đường sắt đô thị. Nếu
đạt mục tiêu này, đường sắt
đô thị sẽ đảm nhận 35%-40%
lượng khách và có thể vận
chuyển được 9,7-11,8 triệu
chuyến đi mỗi ngày đêm.
Theo quy hoạch, Hà Nội
có 10 tuyến đường sắt đô thị,
gồm chín tuyến chính và một
tuyến nối các đô thị vệ tinh,
tổng chiều dài là 397 km.
Quy hoạch chung thủ đô điều
chỉnh mới được thông qua, Hà
Nội bổ sung bốn tuyến: Ngọc
Hồi - Thường Tín - Cảng hàng
không số 2; Mê Linh - Cổ Loa
- Yên Viên - Dương Xá; Cát
Linh - Lê Văn Lương - vành
đai 4 vàVĩnh Tuy - Minh Khai
- Trường Chinh - Láng - Nhật
Tân dài khoảng 150 km.
Tuy nhiên, đến nay Hà Nội
mới hoàn thành được 13 km
tuyến 2ACát Linh - Hà Đông
và sắp hoàn thành 12,5 km của
tuyến số 3 đoạn Nhổn - Ga
Hà Nội.
TP.HCM: Đến 2035,
hoàn thành 183 km
metro
Tại TP.HCM, đề án đặt mục
tiêu đến năm 2035 sẽ hoàn
thành 183 kmmetro, gồm các
tuyến số 1, 2, 3, 4, 5, 6. Mạng
lưới giai đoạn này dự kiến đảm
nhận 40%-50% lượng khách
công cộng, đáp ứng 7-8 triệu
lượt hành kháchmỗi ngày đêm.
Đến năm 2045, chính quyền
TP đầu tư thêm tuyến số 7 và
kéo dài sáu tuyến đã đầu tư ở
giai đoạn trước để nâng chiều
dài metro lên trên 351 km. Dự
kiến đến năm 2060, xây dựng
hoàn thành các tuyến số 8, 9,
10, nâng tổng chiều dài dự án
metro lên khoảng 510,02 km.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư sơ
bộ giai đoạn từ nay đến năm
2035 gần 800.000 tỉ đồng
(không bao gồm chi phí đã
đầu tư xây dựng cho tuyến
metro số 1 và số 2). Ngoài
ra, TP.HCM và Hà Nội cũng
đề xuất một số cơ chế đặc thù
để thực hiện công tác đầu tư.
Trong đó có nhiều chính sách
thuộc thẩm quyền ban hành
của Chính phủ và Quốc hội.
TP.HCM đã triển khai hai
tuyếnmetro, gồm:Tuyếnmetro
số1 (BếnThành - SuốiTiên) dài
gần 20 km và tuyến metro số
2 (Bến Thành - Tham Lương)
dài hơn 11 km. Trong đó, tuyến
metro số 1 sau 17 năm được
duyệt, 12 năm thi công, đến
nay mới chuẩn bị hoàn thành.
Tuyến metro số 2 cũng nhiều
lần lùi tiến độ, dự kiến đến năm
2030 mới hoàn thành.•