3
Thời sự -
ThứNăm20-6-2024
doanh phải có
trọng, cơ bản là cách cho”
S
áng 19-6, tại trụ
sở Chính phủ, Phó
Thủ tướng Trần Lưu
Quang đã chủ trì cuộc họp
để nghe báo cáo về dự thảo
Quy hoạch phát triển mạng
lưới cơ sở báo chí, phát
thanh, truyền hình, thông
tin điện tử, cơ sở xuất bản
thời kỳ 2021-2030, tầm
nhìn đến năm 2050.
Cùng dự có đại diện
lãnh đạo các bộ TT&TT,
KH&ĐT, Tài chính, Văn
phòng Chính phủ, Trung
ương Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh, các cơ quan báo chí
chủ chốt ở Trung ương, TP
Hà Nội và TP.HCM.
Đây là quy hoạch ngành
quốc gia do Bộ TT&TT tạo
lập theo quy định của Luật
Quy hoạch.
Đối tượng của quy hoạch
gồm: Báo chí, thông tin
điện tử; phát thanh; truyền
hình; thông tin đối ngoại;
thông tin cơ sở; xuất bản-
in-phát hành. Đây là công
cụ để điều hành, quản lý,
chỉ đạo quốc gia, là nguồn
cung cấp tri thức mọi mặt
cho công chúng, là phương
tiện hữu hiệu để mở rộng
giao lưu hiểu biết giữa các
quốc gia, dân tộc.
Mục tiêu của quy hoạch
là tổ chức, sắp xếp hợp lý,
tinh gọn mạng lưới cơ sở
báo chí, phát thanh, truyền
hình, thông tin điện tử,
thông tin đối ngoại, thông
tin cơ sở và cơ sở xuất bản
để phục vụ hiệu quả các
nhiệm vụ chính trị, thúc
đẩy phát triển kinh tế, đáp
ứng nhu cầu hưởng thụ
thông tin, văn hóa của nhân
dân.
Thực hiện thành công
chuyển đổi số, đổi mới mô
hình quản lý, cách thức tổ
chức, vận hành; đa dạng hóa
phương thức cung cấp nội
dung và hoạt động sản xuất,
kinh doanh trên đa nền tảng,
đa phương tiện, lấy người
dân làm trung tâm.
Đầu tư cơ sở vật chất
hiện đại, ứng dụng công
nghệ mới, phát triển nguồn
nhân lực trong lĩnh vực
thông tin; bắt kịp xu thế
thông tin, truyền thông của
thế giới, góp phần nâng cao
uy tín, vị thế và hình ảnh
của Việt Nam.
Ghi nhận các ý kiến phát
biểu tại cuộc họp, Phó Thủ
tướng Trần Lưu Quang
nhấn mạnh dự thảo quy
hoạch phải làm rõ ba vấn
đề: Tầm quan trọng của
đối tượng được quy hoạch;
mục tiêu, định hướng phát
triển trong tương lai; giải
pháp để đạt được mục tiêu
đề ra.
Nhận định đây là nhiệm
vụ khó khăn, nhạy cảm,
Phó Thủ tướng giao cơ
quan soạn thảo tiếp tục rà
soát, hoàn chỉnh dự thảo
quy hoạch theo nguyên tắc
phải bảo đảm thực chất, có
tính mở và khả thi trong
thực hiện nhưng không
xung đột với các quy định,
quy hoạch khác.
Đối với những nội dung
mới so với chủ trương của
các cấp có thẩm quyền, cơ
quan soạn thảo cần làm rõ
khái niệm và trình xin chủ
trương của cấp có thẩm
quyền trước khi đưa vào dự
thảo quy hoạch.
Cơ quan soạn thảo cũng
cần chỉ ra định hướng tháo
gỡ những vướng mắc về
nguồn lực và hành lang
pháp lý để thực hiện quy
hoạch này, Phó Thủ tướng
chỉ đạo.
Đối với những vấn đề
còn có ý kiến khác nhau, cơ
quan soạn thảo tiến hành
trao đổi nghiêm túc với các
cơ quan, địa phương liên
quan, hiệu quả nhất là trao
đổi trực tiếp thay vì trao
đổi bằng văn bản.
Phó Thủ tướng đề nghị
bộ trưởng Bộ TT&TT chủ
trì, bảo đảm hoàn tất dự
thảo và trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt quy hoạch
trước ngày 30-6.
Phó Thủ tướng cũng giao
Bộ TT&TT trình cấp có
thẩm quyền chủ trương sơ
kết việc thực hiện Quyết
định 362/QĐ-TTg ngày
3-4-2019 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch phát triển và quản lý
báo chí toàn quốc đến năm
2025.
Phó Thủ tướng cho biết
ông sẽ tham mưu cho Thủ
tướng chủ trì cuộc họp với
các cơ quan báo chí để tìm
lối ra cho những khó khăn,
vướng mắc chứ không chỉ
dừng ở việc ghi nhận.
PV
Phó Thủ tướng chỉ đạo cơ quan soạn thảo cần chỉ ra định hướng tháo gỡ những vướngmắc
về nguồn lực và hành lang pháp lý để thực hiện quy hoạch. Ảnh: VGP
Quyhoạchbáo chí,
xuất bảnphải thực chất,
có tínhmở và khả thi
“Trong một phạm vi nào đó với tất cả sự
khiêm tốn, chúng ta đang vượt qua tư duy
của nhiệm kỳ để làm một việc lớn của đất
nước” - bộ trưởng nhìn nhận.
Trong thực tế, QH đã từng quyết định
thông qua những dự án đầu tư với khoảng
147.000 tỉ đồng vào năm 2022. “Vấn đề ở
đây là chúng ta nhận thức và tiếp cận theo
hướng nào để thảo luận, bàn thảo” - Bộ
trưởng Nguyễn Văn Hùng nói và bày tỏ
vui mừng khi được nhiều ĐB quan tâm,
góp ý.
Về việc có vi phạm Luật Đầu tư công
không, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng
khẳng định khi làm chương trình mục
tiêu này đã nghiên cứu rất kỹ, đã tiếp
thu, kế thừa chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới được QH
phê duyệt các nội dung thành phần. “Khi
chúng tôi đề xuất vấn đề này, chúng tôi
cũng lấy ý kiến của tất cả bộ, ngành, lấy ý
kiến của tất cả địa phương, các nhà khoa
học, mọi người đều đồng ý phương án
tiếp cận như thế” - ông Hùng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo bộ trưởng, các ĐB nói
cần phải có những danh mục dự án cụ thể
để làm tốt hơn, chứ không đưa vào trong
các nội dung thành phần mà chúng tôi
đang trình. “Vấn đề này chúng tôi sẽ tiếp
thu, cùng Bộ KH&ĐT làm rõ hơn để báo
cáo QH” - ông Hùng khẳng định.
Ông cũng nhấn mạnh đây là trách nhiệm
của nhiều bộ, ngành, địa phương chứ Bộ
VH-TT&DL “không thể tự vẽ ra danh mục
cho từng địa phương hoặc cho từng đơn
vị”. Để làm được việc cụ thể này thì phải
sau khi QH ra nghị quyết mới thiết kế cụ
thể từng dự án.
Trước ý kiến băn khoăn về sự trùng lắp
giữa các chương trình, Bộ trưởng Nguyễn
Văn Hùng cho biết đã rà soát trong ba
chương trình mục tiêu quốc gia và không
thấy có sự trùng lắp nào.
Về nguồn lực đầu tư cho chương trình,
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu quan
điểm tiền nhiều hay ít không quan trọng.
“Cơ bản là cách cho chứ không phải cho
bao nhiêu. Cách nhìn của chúng ta như
thế” - một lần nữa ông nhấn mạnh và cho
rằng đây không phải là vấn đề quá lớn nếu
ĐB có sự cảm thông, chia sẻ.
NHÓM PHÓNG VIÊN
TP lớn hiện nay, nhất là Hà
Nội và TP.HCM, là nhà dạng
ống, dưới kinh doanh, trên để
ở. Bởi vậy việc dự thảo yêu
cầu có giải pháp ngăn khói
là rất khó thực hiện.
Tuy nhiên, để bảo đảm
PCCC, bảo vệ tính mạng và
sức khỏe của người dân, ĐB
cho rằng việc này không thể
không làm, không xử lý. Từ
đó, ông đề xuất dự thảo luật
cần có điều khoản chuyển
tiếp, các công trình không
đáp ứng điều kiện về PCCC
theo quy định tại luật mới cần
có thời gian để xử lý.
“Không thể cứng nhắc thực
hiện ngay khi luật có hiệu
lực, việc này sẽ ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh” - ông Giang lưu ý.
Nêu các vụ cháy nổ ở địa
bàn Thủ đô Hà Nội thời gian
qua, Chánh án TAND TPHà
Nội Nguyễn Hữu Chính nói
nguyên nhân chính gây ra vụ
cháy khiến nhiều người thiệt
mạng ở quận Thanh Xuân là
do chập ắc quy xe đạp điện.
Tuy nhiên, khi xây dựng luật
để phòng ngừa việc này thì
lại chưa có biện pháp cụ thể.
“Cần phải đi sâu vào thực tế,
tìm nguyên nhân mới đưa ra
giải pháp chính xác” - ĐB
đoàn Hà Nội nêu quan điểm.
Đánh giá “các biện pháp
phòng là trên hết, sau đó mới
đến chữa cháy”, ông Nguyễn
Hữu Chính đề nghị ban soạn
thảo phải đưa ra được các biện
pháp phòng ngừa.
Góp ý cho quy định về
các điều cấm của dự thảo,
ông Chính đặt vấn đề: Các
vụ cháy nổ gây chết người
vừa qua chủ yếu do cháy ắc
quy xe đạp điện, mà ắc quy
xe đạp điện đã cháy thì dù có
phun bọt, phun nước thế nào
cũng vẫn cháy.
“Hiện ở các nhà chung cư,
tập thể có cán bộ, nhân viên,
sinh viên, học sinh, người
thuê trọ… chủ yếu sử dụng
xe đạp điện. Nếu không cấm
hoặc có biện pháp hạn chế
thế nào đó thì sẽ tiếp tục có
những vụ cháy đáng tiếc xảy
ra” - ông Chính băn khoăn.
Phòng cháy tốt bao
nhiêu, xã hội càng
giảm thiểu thiệt hại
bấy nhiêu
ĐB Vũ Huy Khanh (đoàn
Bình Dương) cũng cho rằng
thực hiện công tác phòng
cháy tốt bao nhiêu, xã hội
càng giảm thiểu thiệt hại bấy
nhiêu. Một trong những công
cụ để phòng ngừa là phải đề
cao trách nhiệm của người,
cơ quan có thẩm quyền duyệt
thiết kế, nghiệm thu đưa công
trình vào sử dụng.
Nêu vụ cháy quán karaoke
AnPhúởBìnhDươnghồi năm
2022 khiến 32 người chết,
ông Khanh cho hay đến nay
đã khởi tố bảy bị can, trong
đó vừa khởi tố bổ sung thêm
hai bị can có hành vi thông
đồng, bỏ qua các lỗi vi phạm,
thậmchí làmkhống tài liệu để
BộTT&TTđãbanhànhThông tư05/2024/TT-BTTTThướng
dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ
thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước
trong lĩnh vực báo chí thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Bộ TT&TT.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 1-8 hướng dẫn, quy định
một số điểm mới.
Việc banhànhThông tư05nhằmkhắc phụcmột số vướng
mắc, khó khăn, lúng túng của các cơ quan chủ quản và các
cơ quan báo chí trong thời gian qua trong việc xây dựng
định mức kinh tế - kỹ thuật.
nghiệm thu. “Đây rõ ràng là
việc cố ý vượt qua quy định,
vi phạmquy định phòng ngừa
một cách rất nghiêm trọng”
- vẫn lời ông Khanh.
ĐBTrầnHoàngNgân (đoàn
TP.HCM) nhận xét mục tiêu
của luật nhằm chủ động xây
dựng các phương án phòng
ngừa, xử lý tình huống khi
xảy ra cháy nổ, tai nạn. Qua
đó đáp ứng yêu cầu nhanh,
kịp thời, chuyên nghiệp việc
PCCC theo phương châm
“bốn tại chỗ” (gồm chỉ huy,
lực lượng, phương tiện và
vật tư, hậu cần). Tuy nhiên
trên thực tế khi xảy ra cháy,
ông Ngân nhận xét lực lượng
tại chỗ còn “thiếu sự chuyên
nghiệp”.
“Trong những vụ cháy xảy
ra gần đây, người dân đã rất
tích cực hỗ trợ, cứu giúp các
nạn nhân nhưng phương tiện
không có. Do vậy, phải tăng
cường đầu tư nguồn lực, hỗ
trợ tại chỗ ở các khu phố thì
mới có được phương tiện để
tham gia vào công tác chữa
cháy” - ĐB nhìn nhận.
Khẳng định khâu phòng
cháy rất quan trọng, ôngNgân
cho rằng cần tăng cường tập
huấn kỹ năng PCCC, tuyên
truyền nhiều hơn cho người
dân dưới hình thức các cẩm
nang. “Việc phổ biến các cẩm
nang sẽ giúp người dân có
thêm kiến thức để thoát nạn
khi chẳng may gặp sự cố như
hỏa hoạn, thiên tai” - ĐB đoàn
TP.HCM nói thêm.•