6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Năm20-6-2024
Điển hình là vụNguyễnXuânQuý
(Hà Nội) bị áp dụng biện pháp bắt
buộc chữa bệnh tại BV Tâm thần
Trung ương I lại là người cầm đầu,
chủ mưu tổ chức tiệc bay lắc ma
túy ngay trong BV, trong một thời
gian dài, biến BV trở thành ổ nhóm
tổ chức sử dụng, mua bán ma túy.
Hay như vụ bà TT là chủ mưu
trong việc thuê người tiêmHIV vào
người khác (tại tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu). Sau đó, theo kết quả của Viện
Pháp y tâm thần Trung ương Biên
Hòa, T đã được đình chỉ điều tra để
đi chữa bệnh bắt buộc.
Thế nhưng, T sau đó vẫn đi tham
gia các sự kiện, thuyết trình như
một người bình thường. Đến nay
sau nhiều năm, trách nhiệm hình sự
của bà này vẫn đang là dấu hỏi lớn.
Hay mới đây, cựu giám đốc Trung
tâm Pháp y và chánh Tòa Lao động
tỉnh Quảng Ngãi hầu tòa vì câu kết
làm giả kết luận giám định bệnh tật
cho các đối tượng đã bị kết án có
đủ điều kiện được TAND xét hoãn
chấp hành án phạt tù.
Cũng có trường hợp đối tượng
qua mặt giám định viên, đánh lừa
được các bài kiểm tra và thiết bị kỹ
thuật để có được kết quả có lợi cho
họ. Sau khi hòa nhập cộng đồng, họ
sử dụng kết quả đó để gây phiền hà
cho những người xung quanh, sử
dụng kết quả cũ như một “kim bài”
để không ai phản kháng hoặc ngăn
cản hành vi phản cảm có tính quá
khích, quấy rối của mình.
Vậy thì nguyên nhân dẫn đến
những vụ việc đáng tiếc đã xảy ra
tại các trung tâm giám định pháp y
tâm thần là do đâu?
Do năng lực của các giám định
viên chưa đủ dẫn đến sai kết quả;
do lợi ích vật chất, đạo đức nghề
nghiệp mà một bộ phận nhỏ giám
định viên đã bị cám dỗ; do công tác
quản lý, kiểm tra trong lĩnh vực này
còn lỏng lẻo hay do chế tài hình sự
còn chưa đủ sức răn đe...?
Quy trình giám định,
chế tài hình sự
Hiện nay, các đơn vị thực hiện
giám định pháp y tâm thần và điều
trị bắt buộc chữa bệnh khi tiếp nhận
trưng cầu, yêu cầu của cơ quan tố
tụng được thực hiện theo Thông tư
23/2019 của Bộ Y tế.
Theo đó, việc thăm khám, chuẩn
đoán và kết luận một người có bị
tâm thần làm hạn chế, mất khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi hay
không đã được thông tư quy định
rất chi tiết, nghiêm ngặt và chặt chẽ.
Khi giám định nội trú sau khi tiếp
nhận bệnh nhân, người đứng đầu tổ
chức giám định sẽ phân công giám
định viên pháp y tâm thần (bác sĩ
tâm thần được bổ nhiệm là giám
định viên) trực tiếp nghiên cứu hồ
sơ, theo dõi đối tượng. Việc theo
dõi được thực hiện thường xuyên
và phải ghi chép đầy đủ diễn biến
của đối tượng vào hồ sơ bệnh án.
Ngoài việc theo dõi thì đối tượng
được khám lâm sàng chi tiết, tỉ mỉ
các hoạt động tâm thần, thần kinh
và thực hiện các xét nghiệm cận
lâm sàng. Trên cơ sở theo dõi, thăm
khám lâm sàng và cận lâm sàng các
giám định viên sẽ họp, thảo luận và
ký kết luận giám định.
Về trách nhiệm hình sựmà những
người làm sai, làm giả bệnh án, kết
luận giámđịnh thì tùy thuộc vào từng
hành vi, động cơ, mục đích cụ thể
mà người thực hiện hành vi phạm
tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình
sự với những tội danh khác nhau.
Ví dụ, đối với những người có chức
vụ, quyền hạn trong việc ban hành
kết luận giám định, tình trạng bệnh
thì có thể đối diện với tội nhận hối
lộ hoặc tội giả mạo trong công tác.
Tội nhận hối lộ quy định tại Điều
354 BLHS có khung hình phạt thấp
nhất là phạt tù 2-7 năm; khung hình
phạt cao nhất thì bị phạt tù 20 năm,
tù chung thân hoặc tử hình (nhận
hối lộ trên 1 tỉ đồng).
Đối với tội giả mạo trong công tác
theo quy định tại Điều 359 BLHS,
khung hình phạt thấp nhất của tội
này là phạt tù 1-5 năm; khung hình
phạt cao nhất là phạt tù 12-20 năm
(làm giả trên 11 giấy tờ).
Ngoài ra, BLHS cũng có riêng
một điều quy định về việc xử lý
đối với những người làm công tác
giám định làm giả hồ sơ tâm thần.
Theo đó, Điều 382 BLHS (tội
cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc
khai báo gian dối) quy định người
giám định mà kết luận, khai gian
dối hoặc cung cấp những tài liệu
mà mình biết rõ là sai sự thật thì bị
phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không
giam giữ đến một năm hoặc phạt
tù từ ba tháng một năm.
Trường hợp phạm tội cung cấp tài
liệu sai sự thật dẫn đến việc kết oan
người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm
hoặc người phạm tội thì bị phạt tù
3-7 năm tù.
Như vậy, có thể thấy hệ thống
tội danh và khung hình phạt mà
những người thực hiện hành vi vi
phạm liên quan đến kết quả giám
định pháp y tâm thần phải đối diện
đã bao quát với khung hình phạt
từ thấp đến cao, thậm chí phải đối
diện đến mức tử hình.
Luật sư
HOÀNGKIMMINHCHÂU,
Đoàn Luật sư TP.HCM
V
ụ việc Bộ Công an bắt hơn 10
người là các bác sĩ, điều dưỡng
và cán bộ đã nghỉ hưu… của
Viện Pháp y tâm thần Trung ương
Biên Hòa (Đông Nai) một lần nữa
khiến dư luận dậy sóng và đặc biệt
quan tâm.
Quan tâm bởi lẽ đây là chuyên
án do Bộ Công an xác lập nhằm
làm rõ sai phạm trong việc điều
trị, lập hồ sơ chứng nhận tâm thần
cho bệnh nhân; bởi tầm quan trọng
của kết quả giám định pháp y tâm
thần đối với “số phận pháp lý” của
một người trong một vụ án hình sự.
Liên tiếp xảy ra những vụ
sai phạm
Theo quy định của pháp luật hiện
nay, kết quả giám định pháp y tâm
thần trong các vụ án hình sự có giá
trị làm căn cứ cho cơ quan tố tụng
quyết định hành vi tố tụng đối với
một bị can, bị cáo hay một phạm
nhân đang chấp hành án.
Điều này có thể dẫn đến quyết
định tạm đình chỉ bị can, bị cáo để
chữa bệnh hoặc hoãn chấp hành án
phạt tù để bắt buộc chữa bệnh (thời
gian chữa bệnh sẽ được trừ vào thời
gian chấp hành án phạt tù).
Với tầmquan trọng như vậy nhưng
nhiều năm trở lại đây, những sai
phạm trong việc ban hành kết luận
giám định pháp y tâm thần vẫn luôn
xảy ra hoặc tính chính xác của các
kết quả này vẫn là câu hỏi lớn đối
với nhiều người.
Các bị cáo trong vụ làmgiả kết luận giámđịnh tại Trung tâmPháp y tỉnhQuảngNgãi. Ảnh: HĐ
Vì sao liên tiếp
xảy ra những
vụ án làmgiả
kết luận, bệnh
án tâmthần?
Việc làmgiả bệnh án tâm thần, kết luận
giámđịnh là do buông lỏng quản lý, do
đạo đức nghề nghiệp hay chế tài xử lý
chưa đủ sức răn đe?
Gây hậu quả
nghiêm trọng
Thật khó để khẳng định đâu là
nguyên nhân chính nhưng có một
điều mà bất kỳ ai cũng có thể nhìn
thấy đó là đa số vụ việc làm giả
bệnh án, kết luận giám định tâm
thần đã triệt phá và đưa ra xét xử
đều gắn với yếu tố lợi ích vật chất
của các bác sĩ, điều dưỡng và nhân
viên trong BV.
Trong những vụ việc này, điểm
chung là khi thực thi công vụ,
thực hiện công việc mà kết quả do
mình tạo ra quyết định đến trách
nhiệm pháp lý của một người,
giám định viên được đối tượng
“đặt vấn đề” hoặc chủ động “đặt
vấn đề” với đối tượng để có kết
quả như mong muốn.
Cho dù là bất kỳ nguyên nhân nào
đi chăng nữa thì việc giả mạo, làm
sai lệch kết luận bệnh án tâm thần
gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ
thống pháp luật và xã hội.
Vì lẽ đó việc phòng bệnh vẫn tốt
hơn chữa bệnh. Giải pháp căn cơ để
xóa bỏ tình trạng này là cần chấn
chỉnh công tác quản lý, tăng cường
các biện pháp kiểm tra quy trình lập
các hồ sơ bệnh án tâm thần.
Đông thơi, tăng cường nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
đạo đức, tinh thần trách nhiệm, bản
lĩnh chính trị vững vàng của các
bác sĩ, giám định viên pháp y tâm
thần, không để lợi ích vật chất làm
ảnh hưởng đến kết luận giám định.
Chỉ có như vậy thì trong tương
lai mới không có những vụ bay lắc
trong BV tâm thần, không có những
vụ bỏ lọt tội phạm vì một tờ giấy.•
Liên quan đến vụ sai phạm tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên
Hòa (Đồng Nai), ngày 16-6, cơ quan điều tra Bộ Công an tiếp t c bắt giữ
thêm nhiều người, trong đó có hai lãnh đạo của viện l BS Lê Văn Hùng
(viện trưởng) v BS Nguyễn Th nh Công (viện pho).
Trước đo, Bộ Công an đa bắt giữ nhiều bác sĩ, điều dưỡng v nguyên
lãnh đạo viện. Cụ thể là BS Nguyễn Văn Trọng (trưởng khoa Điều trị bắt
buộc nhóm nghiện chất), BS H Ngọc Khánh, BS Phạm Văn Thắng, BS
Nguyễn Văn Th nh, BS Lý Thị Ho i Nam, điều dưỡng Lâm Thị Ánh H ng
v BS Bùi Thế Hùng (nguyên viện trưởng).
Theo ngu n tin ban đầu của
Phap Luât TP.HCM,
những người n y bị
bắt đ điều tra l m rõ một số h sơ liên quan đến kết quả giám định,
điều trị những bệnh nhân.
Có thể thấy đa số vụ
việc làm giả bệnh án,
kết luận giám định tâm
thần đã triệt phá và đưa
ra xét xử đều gắn với yếu
tố lợi ích vật ch t của
các bác sĩ, điều dưỡng và
nhân viên trong BV.
Nhiềubácsĩ,điềudưỡngcủaViệnPhápytâmthầnTrungươngBiênHòavừabịbắt.
Anh:VŨHỘI