11
Kinh tế -
ThứSáu 28-6-2024
Mua bán vàng miếng SJC trôi nổi
sẽ bị xử phạt
Các cơ sở kinh doanh vàng không được cấp phép kinh doanh vàngmiếng SJC nhưng vẫn bán vàng
cho người dân sẽ bị phạt.
MINHTRÚC
K
hó khăn trong việc
mua vàng miếng SJC
trực tuyến khiến nhiều
người dân tìm đến các cửa
hàng vàng tự do để mua
vàng miếng SJC với mức
giá chênh lệch rất lớn. Bên
cạnh đó còn xuất hiện nhiều
nhóm kín trên mạng xã hội
để trao đổi, mua bán sang tay
vàng miếng SJC. Vậy việc
mua bán vàng miếng trôi nổi
sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mua bán vàng “chợ
đen”, mua bán vàng
online đều bị xử phạt
Theo luật sưNguyễnTrọng
Hào (ĐoànLuật sưTP. HCM),
nếu các doanh nghiệp (DN)
bán vàng trang sức mỹ nghệ
không được cấp phép kinh
doanh vàng miếng nhưng
vẫn giao dịch với người dân
hoặc người dân tự trao đổi
mua bán vàng với nhau là
hoạt động trái quy định và
sẽ bị xử phạt.
Cụ thể, theo Điều 3 và
Điều 24 Nghị định 88/2019,
tổ chức mua bán vàng miếng
với tổ chức tín dụng hoặc
DN không có giấy phép kinh
doanh mua bán vàng miếng
sẽ bị xử phạt cảnh cáo. Trong
trường hợp tái phạm hoặc vi
phạm nhiều lần sẽ bị phạt tiền
20-40 triệu đồng.
Còn cá nhân mua bán vàng
miếng với tổ chức tín dụng,
DN không có giấy phép kinh
doanh mua bán vàng miếng
sẽ bị xử phạt cảnh cáo. Trong
trường hợp tái phạm hoặc vi
phạm nhiều lần sẽ bị phạt tiền
10-20 triệu đồng.
Theo luật sư Hoàng Anh
Sơn (Đoàn Luật sưTP.HCM),
việc kinh doanh vàng không
rõ nguồn gốc, xuất xứ có thể
bị xử phạt vi phạmhành chính
và bị tịch thu toàn bộ hàng
hóa vi phạm.
Điều 17 Nghị định 98/2020
quy định phạt cảnh cáo hoặc
phạttiền300.000-500.000đồng
đối với người nào thực hiện
hành vi kinh doanh hàng hóa
không rõ nguồn gốc, xuất xứ
mà hàng hóa có giá trị dưới
1 triệu đồng.
Mức phạt tiền sẽ càng lớn
nếu như giá trị hàng hóa càng
lớn. Trong đó phạt tiền 40-50
triệu đồng đối với cá nhân nào
vi phạm mà hàng hóa có giá
trị từ 100 triệu đồng trở lên.
Ngoài bị phạt tiền, người
vi phạm còn có thể bị phạt
bổ sung là tịch thu tang vật
và biện pháp khắc phục hậu
quả buộc nộp lại số tiền thu
lợi bất chính.
Vì vàng là hàng hóa thuộc
danh mục ngành nghề đầu
tư có điều kiện, do vậy theo
khoản 4, khoản 12 Nghị định
98/2020 (được sửa đổi, bổ
sung bởi Nghị định 17/2022)
thì mức phạt tiền tối đa trong
lĩnh vực thương mại là 100
triệu đồng đối với cá nhân
và 200 triệu đồng đối với tổ
chức. Trường hợp chủ thể vi
phạm là tổ chức thì mức phạt
tiền sẽ gấp hai lần mức phạt
đối với cá nhân.
Mua bán đúng chỗ
Trước tình hình mua vàng
“chợđen”đanghoạt độngnhộn
nhịp hiện nay, đại diện lãnh
đạo một ngân hàng thương
mại nhà nước đang bán vàng
miếng SJC cho biết việc mua
vàng sang tay, mua vàng trên
các hội nhóm hoặc mua qua
“cò” dễ có nguy cơ gặp phải
vàng giả, vàng trôi nổi không
rõ nguồn gốc.
Vị này cho biết mỗi miếng
vàng bán ra thị trường hiện
nay đều được quản lý bởi
số seri, giống như một mã
số định danh gắn với miếng
vàng đó. Và các ngân hàng
hiện bán vàng ra đều phải
lưu trữ số “CCCD” và đều
xuất hóa đơn điện tử. Trên
hóa đơn đó sẽ có số seri của
miếng vàng và được lưu trữ
vĩnh viễn trên hệ thống.
Mới đây, Ngân hàng Nhà
nước Chi nhánh TP.HCM
đã ban hành Công văn 1832
khuyến cáo người dân chỉ
được thực hiện mua bán
vàng miếng SJC tại các tổ
chức tín dụng và DN được
Ngân hàng Nhà nước cấp
giấy phép kinh doanh mua
bán vàng miếng.
Các DN kinh doanh vàng
(vàng trang sức, mỹ nghệ)
không được cấp phép kinh
doanh mua bán vàng miếng
thực hiện việc mua bán vàng
miếng với cá nhân, tổ chức
là trái quy định tại Nghị định
24/2012 và các quy định pháp
luật khác có liên quan.
Công an chỉ cách mua bán vàng miếng
để tránh bị phạt
Công anTPThủĐức,TP.HCMvừa phát đi thôngbáohướng
dẫn người dân và DN trên địa bàn về việc mua bán vàng
miếng đúng theo quy định của pháp luật, tránh làm ảnh
hưởng đến lợi ích kinh tế.
TheoCông anTPThủĐức, người dân, DN cần nắmrõ, hiểu
rõ quy định về hoạt động kinh doanh vàng và quy định về
mua bán vàng miếng nhằm vừa thực hiện đúng quy định
vừa hạn chế rủi ro và ngăn ngừa vi phạm pháp luật.
Công an khuyến cáo người dân chỉ được mua bán vàng
miếng SJC tại các tổ chức tín dụng và DN được Ngân hàng
Nhà nước cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng.
CácDNkinhdoanh vàng (vàng trang sức, mỹ nghệ) không
được cấp phép kinh doanhmua bán vàngmiếng, thực hiện
việc mua bán vàng miếng trái quy định sẽ bị xử phạt theo
Nghị định 88/2019.
Công an TP Thủ Đức cũng thông tin DN hoạt động kinh
doanh liên quan sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ như
kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ, kinh doanh
mua bán vàng miếng cần tuân thủ nghiêm quy định về
giấy phép hoạt động.
Đồng thời các DN phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện
vật chất và phương án kinh doanh an toàn, giấy phép kinh
doanh mua bán vàng miếng, chứng từ hóa đơn, nguồn
gốc xuất xứ sản phẩm, chất lượng sản phẩm và công khai
niêm yết giá.
“DN phải hoạt động tuân thủ đúng quy định pháp luật
không chỉ là trách nhiệm, mà còn phòng ngừa hạn chế
rủi ro sai phạm do liên quan đến tội phạm làm hàng nhái,
hàng giả, buôn lậu và trốn thuế”- Công an TP Thủ Đức nêu.
Riêng các chi nhánh ngân hàng, phòng giao dịch, DN trên
địa bàn TP được phép kinh doanh mua bán vàng miếng
phải tăng cường phối hợp với các đơn vị trực thuộc Công
an TP Thủ Đức để thực hiện phương án bảo vệ nhằm đảm
bảo xử lý các tình huống về an ninh trật tự.
TỰ SANG
Quản lý thị trường Bắc Ninh phối hợp với Công an
tỉnh Bắc Ninh vừa triệt phá một cơ sở sản xuất gạo ST25
giả mạo nhãn hiệu được bán trên sàn thương mại điện
tử Shopee của tài khoản “Đại lý Gạo Hồng Anh”. Cơ sở
này nằm ở huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Khi lực lượng chức
năng ập vào kiểm tra thì phát hiện và thu giữ hơn 4 tấn
hàng hóa vi phạm.
Bước đầu xác minh giá đối với một bao “Gạo Ông Cua”
đăng bán trên tài khoản “Đại lý Gạo Hồng Anh” có giá
từ 145.000 đồng/bao 5 kg. Đối với những ngày giảm giá
của Shopee, đơn hàng sẽ được trợ giá xuống còn 137.000
đồng/bao 5 kg. Trong khi đó, giá gạo cùng loại của
thương hiệu “Gạo Ông Cua” chuẩn vào khoảng 220.000
đồng/bao 5 kg.
Lực lượng chức năng kiểm tra đột xuất cơ sở kinh
doanh lương thực đại lý gạo Mỳ Tịnh (huyện Tiên Du,
Bắc Ninh) có liên quan đến tài khoản “Đại lý Gạo Hồng
Anh”, do ông Nguyễn Minh Tuệ làm chủ. Đoàn kiểm tra
bắt quả tang các công nhân đang thực hiện gia công, đóng
gói gạo từ các bao lớn sang các bao bì loại 5 kg thể hiện
thương hiệu “Gạo Ông Cua”.
Ngoài tên thương hiệu, trên các nhãn bao bì hiển thị đầy
đủ thông tin về website, doanh nghiệp sản xuất và địa chỉ
công ty của sản phẩm chính hãng. Tại thời điểm kiểm tra,
160 bao “Gạo Ông Cua” đã được đóng thành phẩm để sẵn
sàng vận chuyển đến tay người tiêu dùng.
Ngoài ra, đoàn kiểm tra còn ghi nhận hàng trăm vỏ bao
bì nhãn hiệu “Gạo Ông Cua” chưa sử dụng cùng 4 tấn gạo
đựng trong 80 bao tải chưa được đóng gói. Trên các bao bì
thể hiện: “Gạo đặc sản”, “ST25”, “đặc sản Sóc Trăng”, “Gạo
ngon nhất thế giới” cùng hàng loạt máy móc như máy hàn
nhiệt, máy khâu, cân điện tử, chỉ dù trắng phục vụ cho hoạt
động đóng gói gạo thành phẩm.
AN HIỀN
Việc kinh doanh mua bán
vàng miếng khi không có
giấy phép kinh doanh mua
bán vàng miếng và mua
bán vàng miếng tại tổ chức
tín dụng hoặc DN không có
giấy phép kinh doanh mua
bán vàng miếng sẽ bị xử phạt
theo quy định tại Nghị định
88/2019.
Ngoài ra, đơn vị này còn
nhấn mạnh vàng với tính chất
là tài sản tài chính biến động,
gắn liền với nhiều yếu tố của
thị trường, do đó người dân
cần cân nhắc và thận trọng
trong việc mua vàng, đầu tư
vàng để tránh rủi ro do giá
vàng biến động.
“Việc tập trung đông người,
xếp hàng mua vàng dễ xảy ra
trộm cướp, đặc biệt là mua
hộ vàng gây mất trật tự là
không cần thiết, tiềm ẩn rủi
ro và vi phạm pháp luật về
đầu cơ, làm giá và ảnh hưởng
đến lợi ích nền kinh tế” - cơ
quan trên khuyến cáo.•
Người dân cầnmua vàng đúng chỗ để tránh bị “sập bẫy” khi mua vàng không rõ nguồn gốc.
Ảnh: THÙY LINH
“Phạt cảnh cáo hoặc
phạt tiền 300.000-
500.000 đồng đối
với người nào thực
hiện hành vi kinh
doanh hàng hóa
không rõ nguồn gốc,
xuất xứ mà hàng
hóa có giá trị dưới
1 triệu đồng.”
Lực lượng
chức năng
kiểmtra cơ sở
kinh doanh
lương thực
của ông
NguyễnMinh
Tuệ. Ảnh: DMS
Triệt phámột cơ sở sảnxuất gạoST25giảmạo