8
Đô thị -
Thứ Sáu 28-6-2024
Các đại biểu nhấn nút biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Ảnh: PHẠMTHẮNG
Nếu không quy định
cấm tuyệt đối nồng
độ cồn có thể dẫn tới
nguy cơ gia tăng vi
phạm, tăng các vụ
tai nạn giao thông,
gây ra nhiều hệ lụy
khác cho xã hội.
Quốc hội đồng ý cấm tuyệt đối nồng
với tài xế khi lái xe
Với đa số đại biểu cómặt biểu quyết
tán thành, Quốc hội đã thông qua
Luật Trật tự, an toàn giao thông
đường bộ, trong đó cấm tuyệt đối
nồng độ cồn với tài xế khi lái xe.
NHÓMPHÓNGVIÊN
N
gày 27-6, Quốc hội (QH)
đã biểu quyết thông qua
Luật Trật tự, an toàn giao
thôngđườngbộ(TT-ATGTĐB),
với 388/450 đại biểu (ĐB)
tham gia biểu quyết tán thành.
357/488 ĐB đồng ý
cấm tuyệt đối nồng
độ cồn khi lái xe
Một trong những quy định
đáng chú ý tại luật này là khoản
2 Điều 9 quy định về các hành
vi bị nghiêm cấm, trong đó có
cấm điều khiển phương tiện
tham gia giao thông đường bộ
mà trong máu hoặc hơi thở có
nồng độ cồn.
Luật giao Bộ Y tế quy định
về xác định nồng độ cồn và
nồng độ cồn nội sinh trong
máu để làm căn cứ xác định
trường hợp người điều khiển
phương tiện tham gia giao
thông đường bộ mà trong máu
hoặc hơi thở có nồng độ cồn
do sử dụng rượu, bia hoặc đồ
uống có cồn khác.
Nội dung này cũng đã được
các ĐB biểu quyết riêng với
357/488 ĐB tham gia biểu
quyết tán thành.
Trước đó, tại báo cáo giải
trình, làm rõ ý kiến các ĐB,
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc
phòng vàAn ninh Lê Tấn Tới
Không bổ sung “đường tốc độ cao” vào Luật Đường bộ
Cũng trong sáng27-6, QHđãbiểuquyết thôngqua LuậtĐường
bộ. Luật gồm sáu chương với 68 điều, có hiệu lực thi hành từ
ngày 1-1-2025, trừ một số điều luật sẽ có hiệu lực thi hành sớm
hơn, từ ngày 1-10-2024.
Đáng lưu ý, liênquanđến cấp kỹ thuật của đườngbộ (Điều 10),
UBTVQH cho hay có ý kiến đề nghị bổ sung “đường tốc độ cao”
để bao quát hết tất cả loại đường và tổ chức giao thông phù hợp.
Cơ quan thường trực củaQH cho rằng hệ thống đường bộ của
nước ta hiện chưa cóquy định về đường tốc độ cao. Dođó, để xác
định bổ sungmột loại cấp kỹ thuật đường bộ cần xemxét, đánh
giá kỹ và cần xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật. Mặt khác, đường cấp I đã có thiết kế tối đa tới 120 km/giờ.
Thamkhảo quy định củamột số nước trong khu vực nhưNhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc không quy định và không có tiêu
chuẩn riêng cho đường tốc độ cao. Do vậy, UBTVQH đề nghị QH
không bổ sung cấp đường này vào luật.
cho hay nhiều ý kiến ĐBQH
nhất trí quy định này. Tuy
nhiên, một số ý kiến đề nghị
cân nhắc quy định có ngưỡng
tối thiểu. Một số ý kiến khác
đề nghị đưa hai phương án để
xin ý kiến ĐBQH.
Nêu quan điểm của Ủy ban
Thường vụ (UBTV) QH, ông
Lê Tấn Tới cho rằng quy định
trên không phải là nội dung
mới, mà được kế thừa quy định
của Luật Giao thông đường
bộ năm 2008. Quy định này
cũng thống nhất với quy định
tại Luật Phòng, chống tác hại
của rượu, bia năm 2019…
Theo cơ quan thường trực
của QH, dự thảo luật này nếu
không tiếp tục quy định sẽ
có nguy cơ gia tăng vi phạm
TT-ATGTĐB, tăng các vụ tai
nạn giao thông đường bộ. Từ
đó dẫn đến làm tăng hậu quả,
thiệt hại do tai nạn gây ra như
các thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe, tài sản của người điều
khiển phương tiện, người tham
gia giao thông khác…
“Việc này cũng gây ra nhiều
hệ lụy cho xã hội, đi ngược lại
những cố gắng, nỗ lực của cả
hệ thống chính trị, gây lãng
phí công sức, tiền bạc của
Nhà nước và nhân dân trong
thời gian qua” - ông Lê Tấn
Tới cho hay.
Thông tin thêm, ông Lê Tấn
Tới cho hay ngày 21-6 vừa qua,
UBTVQH đã chỉ đạo tổng thư
ký QH xin ý kiến ĐBQH bằng
phiếu xin ý kiến. Kết quả, trong
số 388 ĐBQH cho ý kiến có
293 ĐBQH (chiếm trên 75%
tổng số ĐBQH cho ý kiến
và chiếm trên 60% tổng số
ĐBQH) nhất trí với quy định
cấm nói trên.
Trên cơ sở ý kiến của đa số
ĐBQH nhất trí với quy định
này, UBTVQH đề nghị QH
cho tiếp tục quy định cấm
“điều khiển phương tiện tham
gia giao thông đường bộ mà
trong máu hoặc hơi thở có
nồng độ cồn”.
Sử dụng một phần
tiền xử phạt
để đảm bảo
an toàn giao thông
Liên quan đến chính sách
củaNhà nước vềTT-ATGTĐB,
khoản 1 Điều 4 của luật quy
định bố trí tương ứng từ các
khoản thu tiền xử phạt vi phạm
hành chính vềTT-ATGTĐBvà
tiền đấu giá biển số xe sau khi
nộp vào ngân sách nhà nước
để tăng cường, hiện đại hóa cơ
sở vật chất, phương tiện, thiết
bị, phục vụ bảo đảm an ninh,
trật tự, an toàn giao thông.
Giải trình về nội dung này,
UBTVQH cho hay thực tế
trong những năm gần đây,
QH đã phân bổ ngân sách theo
hướng bố trí dự toán chi ngân
sách 100% nguồn thu xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh
vực TT-ATGTĐB sau khi nộp
vào ngân sách nhà nước.
Theo chủ nhiệm Ủy ban
Quốc phòng và An ninh, tỉ
lệ phân bổ cho Bộ Công an
và địa phương tùy thuộc vào
nhu cầu từng năm. Tuy nhiên,
quá trình thực hiện còn có khó
khăn, vướngmắc do chưa được
quy định trong luật. Đến nay,
nguồn kinh phí xửphạt vi phạm
hành chính năm 2024 được
N
gày 27-6, Quốc hội (QH) nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ
Đức Phớc thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày về sử
dụng dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn
ngân sách Trung ương (NSTƯ) giai đoạn 2021-2025 tương ứng
với nguồn tăng thu NSTƯ năm 2023 cho các dự án đầu tư công.
Đây là nội dung mới được Bộ Chính trị đồng ý về mặt chủ
trương ngày 25-6 theo các tờ trình của Ban cán sự Đảng Chính
phủ theo đề xuất của Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính.
Nhiều trụ sở tòa án xuống cấp nghiêm trọng
Đại biểu (ĐB) Phan Thị Nguyệt Thu (đoàn Hà Tĩnh) dẫn
các nghị quyết của Trung ương, QH và cho rằng số tăng thu
NSTƯ năm 2023 cần được bố trí nhiều hơn cho việc xây dựng
trụ sở của TAND các cấp.
Theo ĐB Thu, TAND Tối cao đã có các báo cáo kế hoạch
đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, 2021-2025 và đề
xuất hơn 9.000 tỉ đồng để đầu tư xây dựng mới các trụ sở. Tuy
nhiên, do nguồn vốn đầu tư công của QH bố trí cho hệ thống
TAND bị cắt giảm nên các dự án chưa được đầu tư.
“So với dự toán đề xuất thì vốn được giao chỉ đáp ứng
khoảng 45% nhu cầu” - bà Thu thông tin và nói số kinh phí
thực tế Bộ Tài chính giao hằng năm luôn ít hơn theo kế hoạch
của các đề án mà TAND Tối cao trình.
Dẫn ra các số liệu về số vụ việc tòa thụ lý ngày càng tăng,
phán quyết thu hồi, kê biên tài sản ngày càng nhiều, ĐB Thu
nhìn nhận yêu cầu bố trí các phòng xét xử riêng biệt theo lĩnh
vực hình sự, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hành
chính, án hôn nhân gia đình và phòng xử án thân thiện cho
người chưa thành niên… là rất cần thiết.
“Theo kết quả khảo sát, hiện trong hệ thống TAND còn rất
nhiều trụ sở được xây dựng từ những năm 1990 trở về trước,
nhiều trụ sở đã bị xuống cấp nghiêm trọng, chật hẹp, thiếu
phòng xét xử” - theo ĐB Thu.
Giải trình, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc thừa nhận nhu cầu kinh
phí cho việc sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới các trụ sở
của tòa án là rất lớn. Tuy vậy, ông cho rằng việc bố trí vốn đầu
tư nhiệm vụ được phân do Bộ KH&ĐT chứ không phải Bộ
Tài chính.
“Hiện nguồn vượt thu cũng hạn chế cho nên trong điều kiện
vượt thu năm 2023, chúng tôi chỉ tham mưu để bố trí được
1.500 tỉ đồng để xây dựng tòa án và các năm tiếp theo sẽ
tiếp tục quan tâm” - ông Phớc nói.
Chi cho các dự án giao thông
hơn 18.000 tỉ đồng
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thừa ủy
quyền của Chính phủ trình bày tờ trình về vấn đề này. Cụ thể,
số vốn tăng thu NSTƯ năm 2023 cần được bổ sung kế hoạch
đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 18.220 tỉ đồng,
số dự kiến dành cho chi đầu tư phát triển là 26.900 tỉ đồng.
Khoản tăng thu năm 2023 này được Chính phủ trình ra QH
theo hướng ưu tiên cho các dự án quốc phòng, an ninh, các
dự án giao thông quan trọng quốc gia, dự án xây dựng đường
cao tốc trọng điểm, dự án giao thông giúp liên kết vùng, có
tác động lan tỏa, giúp phát triển kinh tế - xã hội của các địa
phương.
Chính phủ cũng trình phân bổ 26.900 tỉ đồng sử dụng
nguồn tăng thu NSTƯ năm 2023 dự kiến bố trí cho 20 dự án.
Trong đó, quốc phòng được bố trí 2.000 tỉ đồng, an ninh
4.000 tỉ đồng, giao thông 19.380 tỉ đồng và cải cách tư pháp
Bố trí 1.500 tỉ đồngđể sửa trụ sở các tòaán
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay nhu cầu kinh phí cho việc sửa chữa, nâng cấp và xây dựngmới các trụ sở của tòa án là rất lớn
nhưng hiện chỉ bố trí được 1.500 tỉ đồng.