11
Kinh tế -
ThứBảy 29-6-2024
Giải pháp kiểm soát lạm phát
để tăng trưởng kinh tế
Với mục tiêu kiểm soát lạmphát năm2024 trong giới hạn 4%-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội
trongmọi tình huống, hiện lạmphát có thể xem là chấp nhận được và không quá lo ngại.
MINHPHƯƠNG
C
hia sẻ với
Pháp Luật
TP.HCM
liên quan vấn
đề này, TS Nguyễn Tuấn
Anh, ĐH RMIT Việt Nam,
đánh giá mức độ lạm phát
phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác như tình hình sản xuất,
năng suất lao động, chính
sách tiền tệ và tài khóa của
Chính phủ và tình hình kinh
tế toàn cầu. Nếu các yếu tố
này được quản lý tốt, lạm
phát có thể được kiểm soát
ngay cả khi tín dụng và vòng
quay tiền tăng.
Không quá lo ngại
. Phóng viên:
Tổng cục
Thống kê cho biết so với
tháng 12-2023 thì chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng
1,24% và so với cùng kỳ năm
trước tăng 4,44%. Bình quân
năm tháng đầu năm2024, CPI
tăng 4,03% so với cùng kỳ
năm trước, lạm phát cơ bản
tăng 2,78%. Theo ông, lạm
phát có đáng lo ngại trong
thời điểm này?
+
TS
Nguyễn Tuấn Anh
:
CPI tháng 5-2024 tăng 1,24%
so với tháng 12-2023 và tăng
4,44% so với cùng kỳ năm
trước. Đây là mức tăng đáng
kể nhưng không quá đột biến
trong bối cảnh kinh tế toàn
cầu hiện nay.
CPI bình quân năm tháng
đầu năm tăng 4,03% so với
cùng kỳ năm trước, trong khi
lạm phát cơ bản tăng 2,78%.
Loại bỏ các yếu tố biến động
như giá thực phẩm và năng
lượng, tăng ở mức vừa phải,
cho thấy các yếu tố lạm phát
cơ bản đang được kiểm soát
tốt hơn.
So với mục tiêu kiểm soát
lạm phát của Chính phủ, mức
lạmphát này có thể được xem
là chấp nhận được và không
quá lo ngại.
Ngoài ra, chính sách điều
hành kịp thời và phù hợp của
Chính phủ cũng có thể xem
như một phương pháp quản
lý rủi ro, làm giảm lo ngại về
lạm phát.
. Thời gian qua, giá nhà
trọ, căn hộ cho thuê, tiền học
phí, vé máy bay đều tăng cao.
Giá nhiều mặt hàng tiêu dùng
thiết yếu như gạo, thịt, cá…
cũng tăng giá. Nếu để lạm
phát tăng thì các biến số như
tỉ giá, lãi suất và tăng trưởng
GDP sẽ biến động ra sao?
+ Nếu để lạm phát tăng sẽ
ảnh hưởng đến cả ba biến số
nói trên. Cụ thể, khi lạm phát
trong nước tăng, giá trị đồng
nội tệ thường giảm so với các
đồng tiền khác do sức mua
giảm. Điều này có thể dẫn
đến tỉ giá cao hơn. Lúc này,
chi phí nhập khẩu hàng hóa
và dịch vụ tăng, góp phần làm
tăng lạm phát tiếp theo, tạo
ra một vòng xoáy lạm phát.
Để kiểm soát lạm phát,
Ngân hàng Nhà nước có thể
tăng lãi suất để kiềm chế lạm
phát. Lãi suất cao hơn làm
giảm chi tiêu tiêu dùng và đầu
tư, giúp kiểm soát lạm phát.
Tuy nhiên, khi lãi suất tăng,
chi phí vay vốn của doanh
nghiệp và cá nhân cũng tăng,
làm giảm động lực vay vốn
và chi tiêu.
Việc tăng lãi suất vào thời
điểm này có thể có nguy cơ
cản trở môi trường tín dụng
và thanh khoản.
Ngoài ra, lạm phát cao có
thể làmgiảmtăng trưởngGDP,
vì chi phí sản xuất và giá cả
hàng hóa tăng, sức mua của
người tiêu dùng giảm, dẫn
đến giảm cầu và giảm sản
xuất. Đồng thời, lạm phát
cao có thể làm giảm đầu tư
do doanh nghiệp đối diện chi
phí vay vốn tăng và lợi nhuận
kỳ vọng giảm.
Giữ lạm phát hợp lý
để tăng trưởng
kinh tế
.
Nhiều ý kiến cho rằng nỗi
lo lớn nhất mỗi khi tăng lương
là giá cả hàng hóa tiêu dùng,
dịch vụ cũng tăng theo. Vậy
làm thế nào để không xảy ra
tình trạng lương chưa tăng
giá đã tăng và giữ mức lạm
phát một cách hợp lý để thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế?
+ Thủ tướng Phạm Minh
Chính vừa ký ban hành Công
điện số 61 về việc tăng cường
các biện pháp quản lý, điều
hành giá. Các biện pháp được
thực hiện bao gồm giảm lãi
suất cho vay, duy trì tỉ giá ổn
định để tránh biến độngmạnh,
giúp ổn định giá cả hàng hóa
nhập khẩu và xuất khẩu.
Thường xuyên cập nhật kịch bản
lạm phát
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 93/NQ-CP ngày
18-6-2024 về nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để thúc đẩy
tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo đó BộTài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan,
địa phương theo dõi sát tình hình, chủ động dự báo, tính
toán và cập nhật kịch bản lạm phát để xây dựng kịch bản
điều hành giá tổng thể.
Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ
được giao, chủ động đánh giá kỹ tác động đến lạm phát.
Tính toán và chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều
chỉnh giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý, nhất
là điện, học phí, giá dịch vụ khám chữa bệnh, khi có dư địa
và điều kiện cho phép, với mức độ và thời điểm phù hợp,
tránh dồn vào cùng một thời điểm.
Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN của thống đốc
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về triển khai các giải
pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và
thanh toán thẻ ngân hàng (có hiệu lực từ ngày 1-7-2024),
các giao dịch điện tử của cá nhân có giá trị trên 10 triệu
đồng hoặc tổng giá trị thanh toán trong ngày vượt 20
triệu đồng phải áp dụng một trong các biện pháp xác
thực sinh trắc học.
NHNN khuyến cáo người dân cần tuân thủ các quy
định, hướng dẫn của các ngân hàng cung cấp dịch vụ giao
dịch trực tuyến, đăng ký nhận tin thông báo thay đổi số dư
giao dịch; cần đặt mật khẩu khó đoán, đảm bảo quy tắc an
toàn, thay đổi mật khẩu thường xuyên và không sử dụng
các tính năng lưu mật khẩu để đăng nhập tự động.
Người dân không cung cấp tên, mật khẩu đăng nhập
ngân hàng trực tuyến, mã xác thực (mã OTP) qua điện
thoại, email, mạng xã hội, website… cho bất cứ ai, kể cả
nhân viên ngân hàng.
Trong trường hợp bị lộ hoặc nghi ngờ bị lộ tên đăng
nhập/mật khẩu, khách hàng cần nhanh chóng thông báo
tới ngân hàng để được hỗ trợ kịp thời; trường hợp mất thẻ,
khách hàng cần khóa thẻ trên ứng dụng ngân hàng điện
tử hoặc thông báo tới ngân hàng càng sớm càng tốt, tránh
nguy cơ mất tiền trong thẻ; hạn chế dùng máy tính công
cộng, mạng không dây công cộng khi truy cập vào hệ
thống ngân hàng điện tử.
NHNN khuyên người dân gõ trực tiếp địa chỉ các trang
web ngân hàng điện tử thay vì chọn đường link có sẵn, chỉ
đăng nhập tại website chính thức của ngân hàng; chỉ cài
đặt các ứng dụng từ các cửa hàng chính thức như Google
Play và App Store; khi cài đặt ứng dụng vào thiết bị cần
kiểm tra thông tin nhà phát triển ứng dụng, xem xét kỹ
quyền hạn của các ứng dụng; thường xuyên cập nhật hệ
điều hành của thiết bị để thiết bị nhận được các bản vá
bảo mật mới nhất của hãng sản xuất...
NGỌC DIỆP
Tiếp tục cơ cấu lại thời hạn
trả nợ, triển khai các gói tín
dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh
vực. Bên cạnh đó là giảm
thuế giá trị gia tăng cho một
số nhóm hàng hóa và dịch vụ,
giảm thuế bảo vệ môi trường
đối với xăng dầu; miễn, giảm,
gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng
đất để hỗ trợ doanh nghiệp và
người dân.
Các biện pháp này đã nhận
được sự đồng tình, ủng hộ và
đánh giá cao từ người dân,
cộng đồng doanh nghiệp.
Thời gian tới, áp lực từ việc
thực hiện lộ trình thị trường
đối với các mặt hàng do Nhà
nước quản lý đã bị trì hoãn.
Cùng lúc là chi phí nhập khẩu
nguyên nhiên vật liệu và chi
phí vận tải đường biển có xu
hướng tăng, việc thực hiện
cải cách chế độ tiền lương...
đòi hỏi các cấp, các ngành
cần chủ động đánh giá, nắm
bắt tình hình để kịp thời có
kế hoạch ứng phó, đưa ra giải
pháp phù hợp với thực tiễn.
.
Ông có khuyến nghị gì
các cơ quan chức năng và
với doanh nghiệp cần hành
động ra sao trước bối cảnh
lạm phát kỳ vọng tăng, nhất
là việc điều tiết giá cả hàng
hóa để chủ trương tăng lương
có ý nghĩa?
+Doanh nghiệp cần đặc biệt
xem xét quản lý chi phí chặt
chẽ bao gồm tăng cường hiệu
quả sản xuất và giảm thiểu
lãng phí nguyên vật liệu. Bên
cạnh đó là thương lượng giá
cả và điều kiện thanh toán tốt
hơn với các nhà cung cấp để
giảm chi phí đầu vào.
Doanh nghiệp nên đa dạng
hóa nguồn cung để tránh phụ
thuộc quá nhiều vào một nhà
cung cấp duy nhất. Thêm vào
đó, doanh nghiệp cần tiếp
tục theo dõi sát diễn biến thị
trường từngmặt hàng, đặc biệt
là các hàng hóa, dịch vụ thiết
yếu và điều chỉnh giá bán hợp
lý. Nếu tăng giá bán, doanh
nghiệp xemxét tăngmột cách
hợp lý, cân nhắc sức mua của
khách hàng.
Ngoài ra, doanh nghiệp
cần có kế hoạch phân tích
và dự báo thị trường, liên tục
cập nhật và phân tích các xu
hướng kinh tế, chính sách tài
chính và thị trường để đưa ra
quyết định kịp thời, chuẩn bị
các kịch bản dự phòng để ứng
phó với các tình huống biến
động của thị trường.•
Chínhphủyêucầucác cơquanchứcnăngđánhgiákỹ các tácđộngcủa lạmphát. Ảnh: PHƯƠNGMINH
Chính sách điều
hành kịp thời và
phù hợp của Chính
phủ cũng có thể xem
như một phương
pháp quản lý rủi ro,
làm giảm lo ngại về
lạm phát.
Khuyến cáo củaNgânhàngNhànước khi xác thực sinh trắc học để chuyển tiền
TSNguyễn TuấnAnh, ĐHRMIT
Việt Nam. Ảnh: PHƯƠNGMINH