141-2024 - page 3

3
TRỌNGPHÚ
C
hiều 28-6, Quốc hội đã
thảo luận tại hội trường
về dự án Luật Địa chất
và khoáng sản.
Phát biểu thảo luận, đại
biểu Quốc hội Trần Hữu
Hậu (đoàn Tây Ninh)
cho hay báo cáo tổng kết
13 năm thực hiện Luật
Khoáng sản 2010 cho tỉ lệ
cấp phép khai thác thông
qua đấu giá là rất thấp.
“Trả lời chất vấn của tôi
ngày 4-6, Bộ trưởng Đặng
Quốc Khánh cho biết tỉ
lệ đấu giá cấp quyền khai
thác khoáng sản thấp là
vì bộ thực hiện theo Nghị
định 158/2016, quy định
bảy trường hợp không đấu
giá. Bộ trưởng cho biết
sẽ thực hiện tối đa việc
đấu giá quyền khai thác
khoảng sản” - ông Hậu
nói.
Tuy nhiên, đến nay Điều
104 (dự thảo luật) quy
định về nội dung này phần
lớn lấy lại nội dung của
Nghị định 158/2016 (với
3/7 nội dung), giao Chính
phủ, Thủ tướng quy định
chi tiết.
“Nếu không có sự thay
đổi căn bản các quy định
tại Nghị định 158 thì
Bộ TN&MT và các địa
phương sẽ khó mà chuyển
mạnh sang đấu giá quyền
khai thác khoáng sản hoặc
có hình thức thực hiện phù
hợp nhằm đảm bảo khai
thác, sử dụng hiệu quả tài
nguyên khoáng sản của
quốc gia” - ông Hậu nói.
Ông Hậu dẫn quy định
hiện hành là “các khu
vực khoáng sản đã được
cấp giấy phép thăm dò
hoặc giấy phép khai thác
khoáng sản” sẽ không
phải “đấu giá quyền khai
thác” và cho rằng quy
định như vậy là “có lý,
có tình, có trước, có sau”,
nhất là trong điều kiện
thăm dò khoáng sản hết
sức khó khăn trước đây.
Trả lời chất vấn về
việc này, Bộ trưởng Bộ
TN&MT Đặng Quốc
Khánh cho biết: “Có thể
đưa ra đấu giá khi xác
định doanh nghiệp không
thể thực hiện tổ chức khai
thác”.
Theo ông Hậu, đối với
các trường hợp này thì
có nhiều tình huống cần
được lưu ý và quy định
chặt chẽ để tránh tiêu cực.
Cụ thể như doanh nghiệp
không tự triển khai các
dự án khai thác nhưng có
thể dùng quyền khai thác
để liên doanh, liên kết,
góp vốn đầu tư với doanh
nghiệp khác để triển khai
khai thác.
“Theo tôi, đây là cách
làm đúng, mở hướng ra
cho doanh nghiệp và huy
động được nguồn lực xã
hội vào khai thác, chế
biến khoáng sản” - ông
nói và cho hay trong
trường hợp này, doanh
nghiệp khác sẽ không cần
đấu giá vẫn đương nhiên
được khai thác.
Ông Hậu cũng đề nghị
cần phải định giá quyền
khai thác khoáng sản khi
đưa vào góp vốn để tránh
thất thoát tài sản của Nhà
nước. Thực tế cho thấy
việc định giá tài sản, định
giá quyền sử dụng để đưa
vào góp vốn mặc dù đã
có những quy định cụ thể
nhưng vẫn xảy ra nhiều
vi phạm và không ít cán
bộ các cấp bị kỷ luật, bị
vướng vòng lao lý.
Do đó, việc định giá
quyền khai thác khoáng sản
là rất cần thiết nhưng khá
phức tạp, cần được nghiên
cứu và quy định chặt chẽ,
rõ ràng, minh bạch trong
luật, phục vụ cho các hoạt
động liên quan.
Vì vậy, dự thảo Luật
Địa chất và khoáng sản
cần bổ sung một điều về
định giá quyền khai thác
khoáng sản.
Ông cũng nhấn mạnh
khoáng sản là tài nguyên
quý giá của đất nước, hầu
hết không thể tái tạo, bồi
đắp, đòi hỏi phải được
quản lý, khai thác, sử
dụng tiết kiệm, hiệu quả,
đóng góp tương xứng với
giá trị của nó vào ngân
sách nhà nước, góp phần
vào sự phát triển đất nước.
“Khoáng sản là “mỡ
trước miệng mèo”. Ta
không thể tăng cường dạy
dỗ, nhắc nhở mèo rằng
phải giữ gìn phẩm chất
đạo đức, không được ăn
vụng vì đó là thức ăn của
chủ… mà cần phải đậy
kỹ, khóa chặt. Nếu không,
gần như chắc chắn sẽ phải
đuổi, phải đánh, phải nhốt
mèo lại, thậm chí xử trảm
mèo; làm mất đi những
con mèo giỏi bắt chuột
vốn là chức năng thiên
bẩm của chúng” - ông
Hậu nói.•
huy được tiềm năng, lợi thế và chắc chắn
sẽ thu hút được nhiều người tài” - vị ĐB
nói và khẳng định Hà Nội sẽ là một trong
những địa phương có đầy đủ các yếu tố
“địa lợi, nhân hòa” - một trong những yếu
tố, tác nhân hết sức quan trọng để phát
triển trong thời gian tới.
Mặt khác, Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng
quy định đổi mới các cơ chế, chính sách
để thu hút các nhà đầu tư. “Việc đưa Khu
công nghệ cao Hòa Lạc về Hà Nội cũng
là cơ sở để TP có môi trường, điều kiện
thu hút các nhà đầu tư, các nhà khoa học,
góp sức xây dựng và phát triển thủ đô” -
ông Trương Xuân Cừ nhấn mạnh.
NHÓM PV
Thời sự -
ThứBảy29-6-2024
Chiều 28-6, Quốc hội
(QH) đã biểu quyết thông
qua Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Cảnh
vệ. Luật có hiệu lực thi
hành từ ngày 1-1-2025 và
bổ sung nhiều quy định
mới về đối tượng cũng như
biện pháp cảnh vệ.
Theo luật sửa đổi vừa
được thông qua, các đối
tượng cảnh vệ thuộc nhóm
con người đã bổ sung thêm
ba đối tượng là thường
trực Ban Bí thư, Chánh
án TAND Tối cao và Viện
trưởng VKSND Tối cao.
Đồng thời, bổ sung chế độ
cảnh vệ đối với người giữ
chức vụ, chức danh thường
trực Ban Bí thư, ủy viên Bộ
Chính trị.
Người giữ chức vụ, chức
danh thường trực Ban Bí
thư, ủy viên Bộ Chính trị
sẽ được bảo vệ tiếp cận;
bảo vệ nơi ở và nơi làm
việc; được bố trí xe CSGT
dẫn đường khi đi công tác
trong nước bằng ô tô trong
trường hợp cần thiết.
Hai đối tượng cảnh vệ
Chánh án TAND Tối cao và
Viện trưởng VKSND Tối
cao cũng được hưởng chế
độ cảnh vệ là bảo vệ tiếp
cận, bố trí xe CSGT dẫn
đường khi đi công tác trong
nước bằng ô tô trong trường
hợp cần thiết. “Trường hợp
một người hưởng nhiều chế
độ cảnh vệ khác nhau thì
người đó được hưởng chế
độ cảnh vệ ở mức cao nhất”
- luật nêu rõ.
Trước đó, trình bày báo
cáo giải trình, tiếp thu,
chỉnh lý dự thảo, Chủ
nhiệm Ủy ban Quốc phòng
và An ninh Lê Tấn Tới cho
hay có ý kiến đề nghị chỉ
bố trí xe CSGT dẫn đường
đối với lãnh đạo chủ chốt
của Đảng, Nhà nước.
Ý kiến khác đề nghị bổ
sung đối với thường trực
Ban Bí thư, nguyên Tổng
Bí thư, nguyên Chủ tịch
nước, nguyên Thủ tướng,
nguyên Chủ tịch QH trong
trường hợp cần thiết khi
đi dự các sự kiện đặc biệt
quan trọng trong nước
bằng ô tô; đề nghị làm rõ
“trường hợp cần thiết” và
có hướng dẫn cụ thể.
Ủy ban Thường vụ QH
thấy rằng việc quy định về
chế độ cảnh vệ nói chung
và chế độ được bố trí xe
CSGT dẫn đường là chính
sách dành cho đối tượng
cảnh vệ, trên cơ sở bảo
đảm an toàn tuyệt đối cho
đối tượng cảnh vệ theo
thứ tự ưu tiên đối với từng
nhóm đối tượng, phù hợp
với khả năng bảo đảm, điều
kiện kinh tế - xã hội.
Việc dự thảo luật quy
định chỉ được bố trí xe
CSGT dẫn đường đối với
lãnh đạo chủ chốt của
Đảng, Nhà nước khi đi
công tác và đối với lãnh
đạo cấp cao của Đảng, Nhà
nước, Ủy ban Trung ương
MTTQ Việt Nam khi đi
công tác trong trường hợp
cần thiết được kế thừa từ
các quy định trước đây và
đã thực hiện ổn định trong
nhiều năm.
Cũng theo Thường vụ
QH, thực tế việc thực hiện
chế độ bố trí xe CSGT dẫn
đường phụ thuộc vào phạm
vi, tính chất, đặc điểm từng
địa bàn hoạt động của đối
tượng cảnh vệ. Việc này
ảnh hưởng trực tiếp đến
cuộc sống, sinh hoạt hằng
ngày của người dân, hoạt
động của các cơ quan, tổ
chức; phụ thuộc vào điều
kiện như năng lực, phương
tiện, tình trạng giao thông
ở từng địa bàn cụ thể.
“Dự thảo luật quy định bố
trí CSGT dẫn đường cho
nhóm đối tượng cảnh vệ
này trong trường hợp cần
thiết là phù hợp” - ông Lê
Tấn Tới nói.
NHÓM PV
Việc định giá quyền
khai thác khoáng
sản là rất cần thiết
nhưng khá phức tạp,
cần được nghiên cứu
và quy định chặt chẽ,
rõ ràng, minh bạch
trong luật, phục vụ
cho các hoạt động
liên quan.
Chủ nhiệmỦy banQuốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu
tại phiên họp. Ảnh: PHẠMTHẮNG
Bổ sung chế độ cảnhvệ với thường trực
BanBí thưvà2đối tượngkhác
Các nội dung của LuậtThủ đô (sửa đổi)được
thôngquarấttoàndiện,đặcbiệtlàvấnđềphân
cấp, phânquyền trong tổchứcbộmáy, quản lý
đôthịvàmởrộngkhônggianpháttriểnthủđô.
Những phân cấp đó sẽ giúp Hà Nội giảm
tắc nghẽn về giao thông, hạ tầng, bệnh viện,
trường học… từ đó giúp giảm được mật độ
dân số ở khu vực trung tâm. Điều quan trọng
hiện nay là cần có hỗ trợđể hoàn tất hệ thống
tuyến đường sắt đô thị trong thủ đô, mở rộng
không gian phía nam, phía bắc sông Hồng,
lấy sông Hồng làm trục trung tâm…
Dù vậy,Thủ đôHà Nội phải giữ được không
gian văn hóa, nét đẹp riêng vốn có củamình.
Tôi vẫn thích thủ đô có “phố nhỏ, ngõ nhỏ”,
khu vực 36 phố cũ, chỉ chỉnh trang lại, phải
giữ được cái hương hồn và thủ đô phải giữ
cho được cái trung tâmchính trị, hành chính,
văn hóa ngàn năm văn hiến.
ĐB
TRẦN HOÀNG NGÂN
(đoàn TP.HCM)
Cần giữ được hồn cốt, văn hóa ngàn năm văn hiến
Đại biểuQuốc hội TrầnHữuHậu (đoàn Tây Ninh) nhấnmạnh
khoáng sản là
mỡ trướcmiệngmèo
, nếukhôngđậy kỹ, khóachặt
sẽ bị…thất thoát. Ảnh: QH
Đại biểu Trần Hữu Hậu:
Khoáng sản là “mỡ
trước miệng mèo”,
phải đậy kỹ, khóa chặt
Đại biểu TrầnHữuHậu (Tây Ninh) cho rằng khoáng sản
là “mỡ trước miệngmèo”, nếu không đậy kỹ, khóa chặt
sẽ bị… thất thoát.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook