9
KIÊNCƯỜNG
T
hực hiện đề nghị của Bộ
Xây dựng về giải trình,
tiếp thu ý kiến đối với đồ
án quy hoạch chung TP Thủ
Đức thuộc TP.HCM đến năm
2040 (đồ án), UBNDTP.HCM
đã chỉ đạo UBNDTPThủ Đức
tổ chức tiếp thu, giải trình,
chỉnh sửa và hoàn thiện nội
dung đồ án. Đến nay, sau gần
10 tháng, UBND TP.HCM có
tờ trình về quy hoạch chung
TPThủ Đức gửi Bộ Xây dựng
để thẩm định, trình Thủ tướng
phê duyệt đồ án.
Phát triển 11 khu vực
trọng điểm
Về định hướng không gian
phát triển, đồ án tập trung
phát triển 11 khu vực trọng
điểm nhằm kích thích kinh tế,
sáng tạo, đổi mới. Các trung
tâm này gồm: Khu trung tâm
tài chính quốc tế Thủ Thiêm;
khu vực Cát Lái - Trương Văn
Bang; khu đô thị TDTT Rạch
Chiếc; khu vực đô thị thương
mại, văn hóa, sáng tạo, tương
tác cao Trường Thọ; khu đô
thị - Công viên Tam Phú;
khu hỗn hợp sản xuất - kinh
doanh - dịch vụ - đào tạo - đô
thị Linh Trung; Khu công nghệ
cao TP.HCM.
Khu công viên lịch sử - văn
hóa dân tộc, công viên chuyên
TP.HCM tiếp tục trình quy hoạch
chung TP Thủ Đức
Đáng lẽ quy hoạch chung TPThủĐức được phê duyệt vào tháng 12-2022 nhưng đến nay TP.HCM
vẫn phải chỉnh sửa, giải trình, hoàn thiện gửi Bộ Xây dựng.
Khu vực Thủ Thiêmsẽ là trung tâmcủa TP ThủĐức và TP.HCM. ẢnhNGUYỄNTIẾN
“TP Thủ Đức cũng
được tổ chức thành
một đô thị đa trung
tâm, với các trung
tâm tại khu đô thị
mới Thủ Thiêm,
khu vực Trường
Thọ, khu vực Long
Phước.”
đề, du lịch sinh thái, tôn giáo;
khu công viên khoa học công
nghệ cao TP.HCM; khu đô
thị tri thức và công nghệ cao,
công nghệ tiên tiến ở khu vực
Long Phước -TamĐa; khuĐH
Quốc gia TP.HCM - trung tâm
công nghệ giáo dục và khu tái
định cư.
TP Thủ Đức cũng được tổ
chức thành một đô thị đa trung
tâm, với các trung tâm tại khu
đô thị mới ThủThiêm, khu vực
Trường Thọ, khu vực Long
Phước. Đặc biệt, phát triển
khu vực Thủ Thiêm thành
trung tâm của TP Thủ Đức
và TP.HCM. Thủ Thiêm có
tính chất chính là khu đô thị
thương mại, tài chính, dịch vụ
hiện đại, phát huy giá trị của
khu đô thị trung tâm và công
viên rừng ngập mặn ven sông
Sài Gòn, kết nối với khu trung
tâm hiện hữu của TP.HCM.
Về giao thông, TPThủ Đức
sẽ bổ sung các hướng kết nối
qua sông Sài Gòn, sông Tắc,
sông Đồng Nai để phát huy vai
trò và giá trị trung tâm của TP
ThủĐức đối với TP.HCMcũng
như đối với vùng TP.HCM.
Dân số 3 triệu người,
quy hoạch đường
trên cao
Cũng theo đồ án quy hoạch
chung TP Thủ Đức, dự báo
quy mô dân số TP Thủ Đức
đến năm2030 khoảng 1,5 triệu
người; đến năm 2040 khoảng
2,2 triệu người; sau năm 2040
là 3 triệu người.
Ngoài ra, TPThủ Đức cũng
xác định sẽ quy hoạch khu vực
Tam Đa - giáp phía bắc khu
depot thành khu đô thị công
nghệ cao, công nghệ tiên tiến,
có khu phi thuế quan.
TP Thủ Đức sẽ phát triển
bốn trung tâmdịch vụ logistics
quy mô khoảng 400-450 ha tại
Khu công nghệ cao TP.HCM;
khu hỗn hợp sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, đào tạo, đô
thị Linh Trung; Trung tâm
Logistics Long Bình; Trung
tâm Logistics Cát Lái.
Ngoài ra, bổ sung trung tâm
logistics theo nhu cầu tại khu
đô thị tri thức và công nghệ
cao, công nghệ tiên tiến ở khu
vực Long Phước - TamĐa, các
trung tâm hoạt động kinh tế và
các khu đầu mối hạ tầng, đầu
mối giao thông...
TP Thủ Đức sẽ quy hoạch
mạng lưới đường trên cao, kết
hợp mạng lưới đường giao
thông vận tải chuyên dụng cho
hàng hóa để giảm thiểu xung
đột với giao thông đô thị của
TP Thủ Đức.
Quy hoạch tập trung phát
triển các tuyến đường vành
đai có lưu lượng lớn xe tải
lưu thông kết nối với cảng
Cát Lái và các trung tâm sản
xuất lớn khu vực phía bắc và
phía nam TP Thủ Đức. Đó là
các tuyến đường vành đai 3,
vành đai 2, đường nối vành
đai 3 - Quốc lộ 1 (từ nút giao
Trạm2 đến nút giaoGòCông),
Quốc lộ 1… với bề rộng mặt
cắt đảm bảo đáp ứng nhu cầu
giao thông, sử dụng hiệu quả
quỹ đất đô thị.
Đồng thời, TPThủĐức cũng
cần bổ sung các tuyến đường
sắt đô thị (metro hoặc đường
sắt nhẹMRT/LRT) để nâng cao
khả năng tiếp cận cho hành lang
khu vực phía đông. Đó là các
tuyến số 7 (Quốc lộ 50 - Thủ
Thiêm - Bình Quới - Trường
Thọ-Khucôngnghệcao), tuyến
số 10 (Thủ Thiêm - Cát Lái -
Tam Đa - Long Phước - Khu
công nghệ cao - Linh Trung -
Hiệp Bình Phước), tuyến số 6
(sân bay Tân Sơn Nhất - Bình
Triệu - vành đai 2), tuyến số
5 (Thảo Điền -An Phú - Phú
Hữu - Long Thạnh Mỹ).•
Ngày 28-6, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM, cho biết tín
dụng bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP đã duy trì tốc độ tăng
trưởng dương trong ba tháng gần đây. Cụ thể, tháng 3-2024,
tín dụng BĐS tăng 0,96%; tháng 4-2024 tăng 1,15% và tháng
5 tiếp tục tăng trưởng 1,15%. Mức dư nợ đạt 992.800 tỉ đồng,
chiếm 28% so với tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn và tăng
2,78% so với cuối năm, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng
chung trên địa bàn.
Tín dụng nhà ở, cho vay với mục đích mua nhà để ở, mục
đích tự sử dụng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất, chiếm 67,78% so
với tổng dư nợ tín dụng BĐS trên địa bàn. Trong đó, xuất hiện
điểm tích cực ở phân khúc này khi tín dụng nhà ở tăng trưởng
trở lại, tăng 1,2% so với tháng 4-2024 (các tháng trước đó tăng
trưởng âm).
“Đây là bộ phận tín dụng chiếm tỉ trọng cao, vì vậy tín dụng
phân khúc này tăng trưởng không chỉ thúc đẩy tăng trưởng tín
dụng BĐS mà còn có ý nghĩa xã hội rất lớn. Cho vay đáp ứng
nhu cầu nhà ở của người dân, qua đó tác động tích cực đến thị
trường BĐS và tăng trưởng kinh tế” - ông Lệnh nói.
Ông Phạm Như Ánh, Tổng Giám đốc Ngân hàng Quân đội
(MB), cho hay trong BĐS có bốn lĩnh vực gồm: Ngân hàng
cho người dân vay để mua nhà ở, BĐS khu công nghiệp, BĐS
các dự án nhà ở và BĐS nghỉ dưỡng. Trong sáu tháng đầu
năm, bốn lĩnh vực đều gặp khó khăn.
Đối với cho vay mua nhà để ở, do kinh tế khó khăn và
tình hình thu nhập của người dân thấp nên nhu cầu mua nhà,
chuyển đổi nhà khá chậm. Do đó, tín dụng bán lẻ của các ngân
hàng đều bị ảnh hưởng. Thị trường cho vay BĐS các dự án
cũng rất chậm, giao dịch khá ít và giá vẫn ở mức cao, chưa có
dấu hiệu giảm. Do đó, nhu cầu mua nhà của người dân chưa
sôi động.
Sau dịch COVID-19, mảng BĐS nghỉ dưỡng vẫn chưa
được phục hồi dù lượng khách du lịch phục hồi một phần so
với trước dịch COVID-19. Trong khi nguồn cung BĐS nghỉ
dưỡng quá lớn ở giai đoạn dịch COVID-19 và trước dịch
COVID-19. Theo ông Ánh, BĐS khu công nghiệp có thể
nói là điểm sáng nhất trong sáu tháng đầu năm. Cơ bản các
ngân hàng cho vay trong lĩnh vực BĐS công nghiệp đều tăng
trưởng.
Vừa qua, NHNN cũng hạ hệ số rủi ro tín dụng BĐS công
nghiệp từ 200% xuống 160%, khuyến khích các ngân hàng
cho vay. MB cũng là một ngân hàng cho vay nhiều trong mảng
BĐS khu công nghiệp. Bên cạnh đó, sự dịch chuyển của FDI
vào Việt Nam cũng có tác động tốt lên mảng này.
Số liệu mới nhất từ NHNN Chi nhánh TP.HCM cho thấy
tín dụng BĐS để phát triển hạ tầng khu chế xuất - khu công
nghiệp, văn phòng cho thuê tiếp tục duy trì xu hướng tăng
trưởng và tăng trưởng cao nhất so với lĩnh vực khác.
Trong đó, tín dụng khu chế xuất - khu công nghiệp tăng
9,47% và tín dụng văn phòng, cao ốc tăng 11,2% so với cuối
năm 2023. Mặc dù tỉ trọng dư nợ đối với lĩnh vực này thấp so
với tổng dư nợ tín dụng BĐS, song tín dụng lĩnh vực này tăng
đã phản ánh xu hướng phát triển của lĩnh vực này và là yếu tố
tích cực tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
và tăng trưởng kinh tế.
Nhận định về thị trường BĐS trong những tháng cuối năm,
ông Ánh nói: “Các dự án nhà ở mấy năm nay vẫn nói nhiều về
câu chuyện pháp lý. Quá trình tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
cho dự án nhà ở phụ thuộc vào các luật mới như Luật Đất đai,
Luật Nhà ở… dự kiến có hiệu lực từ ngày 1-8 tới. “Do đó, tôi
cho rằng sau khi các luật này có hiệu lực, hàng loạt vấn đề sẽ
được tháo gỡ, các vướng mắc liên quan dự án nhà ở sẽ được
dần giải quyết từ quý III, quý IV năm nay” - ông Ánh nói.
THÙYLINH
Phânkhúc “nóng”nhất trên thị trườngbất động sản
Bất động sản công nghiệp được cho là điểmsáng nhất của thị
trường bất động sản hiện nay. Ảnh: HOÀNGGIANG
Phát biểu tại hội nghị báo cáo lần thứ ba - kỳ cuối lấy ý kiến
chuyên gia góp ý đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM
đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 vào ngày 28-12-2023,
ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng TP phải
rút kinh nghiệm từ quy hoạch chung TP Thủ Đức.
“Lẽ ra, quy hoạch chung TP Thủ Đức phải phê duyệt hồi
tháng 12-2022 nhưng đến bây giờ vẫn chưa xong phần giải
trình. Việc này đã trễ một năm và còn trễ nữa. Chúng ta không
thể để bài học này lặp lại với quy hoạch chung TP.HCM”- ông
Mãi nhấn mạnh tại hội nghị.