3
dân sẽ mất một thời gian khá dài để thích
nghi với những thay đổi.
Ông
NGUYỄN VĂN ĐỊNH,
người dân
quận 8:
Tin tưởng TP sẽ thực hiện
sắp xếp hiệu quả
Việc sáp nhập phường và có tên phường
mới đòi hỏi người dân phải cập nhật địa
chỉ mới trên CCCD, hộ khẩu và các giấy tờ
tùy thân khác.
Gia đình tôi làm kinh doanh, thường
ngày có nhiều người đến lấy và giao hàng
nên khi thay đổi tên phường thì ít nhiều
cũng có ảnh hưởng. Việc thay đổi thông
tin có thể gây khó khăn trong định vị địa
chỉ và di chuyển, đặc biệt là những người
không quen thuộc với khu vực.
Đây không phải lần đầu tiên TP.HCM
thực hiện sắp xếp ĐVHC nên tôi tin công
tác sắp xếp sẽ diễn ra suôn sẻ, chính quyền
địa phương sẽ có các biện pháp hỗ trợ
cụ thể giúp đỡ người dân trong quá trình
chuyển đổi.
Mỗi người dân ở phường thuộc diện sáp
nhập cũng cần quan tâm và theo dõi sát sao
thông tin để làm theo hướng dẫn của chính
quyền địa phương, chuẩn bị cho quá trình
sáp nhập diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.
Thời sự -
ThứHai8-7-2024
Tôi chỉ mong sau khi sắp xếp
sẽ được bố trí chỗ làm gần nơi
cư trú, công việc đúng chức với
danh, chuyên môn để có thể
phát huy tốt thế mạnh từ nền
tảng công việc ban đầu. Và dù
được phân công nhiệmvụ nào
hay chuyểnđếnđơn vị khác thì
tôi cũng sẽ cố gắng để hoàn
thành tốt công việc được giao.
Bà
NGUYỄNTHỊ NGỌC ANH
,
cán bộ
tư pháp - hộ tịch phường 1, quận 8
Họ đã nói
ho dân
HỒNG THẮM
T
rong 80 phường thuộc
diện sắp xếp trên địa bàn
10 quận của TP.HCM
giai đoạn 2023-2025 có chín
phường ở quận 8 có cách đặt
tên mới đầy ý nghĩa. Cụ thể,
các phường 1, 2, 3; phường
8, 9, 10 và phường 11, 12, 13
sau sắp xếp thành ba phường
đặt tên lần lượt là Rạch Ông,
Hưng Phú và Xóm Củi.
Phấn khởi với
tên phường mới
nhiều ý nghĩa
Dù có nhiều lo lắng
nhưng người dân quận 8 rất
ủng hộ việc đặt tên phường
mới này vì nhận thấy phù
hợp với văn hóa, lịch sử tại
địa phương.
Ông Huỳnh Tài (65 tuổi,
ngụ phường 11) cho biết
gia đình ông sống gần chợ
Xóm Củi đã ngót nghét
hơn 50 năm. Cái tên Xóm
Củi bắt nguồn từ một xóm
nhỏ chuyên bán củi để đốt
lò, nấu bếp cho người dân
quanh vùng Chợ Lớn.
“Theo sự phát triển của
đô thị, gia đình tôi cũng
như nhiều gia đình khác
đã chuyển sang nghề làm
ăn khác. Nhưng khi biết
nơi mình từng sinh sống sẽ
được đổi tên sang Xóm Củi
thì tôi rất vui và tự hào” -
ông Tài chia sẻ.
Một số người dân sống
lâu năm trên đường Hưng
Phú (phường 9) cho biết
trước năm 1976, Hưng Phú
từng là tên của một trong
năm phường thuộc quận
8. “Hưng Phú là tên con
đường trục chính nối ba
phường 8, 9 và 10. Chính vì
vậy, khi sáp nhập ba phường
và đổi tên thành phường
Hưng Phú là hợp lý, thể
hiện được điểm nhận dạng
chung của ba phường” - bà
Nguyễn Thị Trang (46 tuổi,
phường 9) nói.
Riêng địa danh Rạch
Ông, nhiều người dân quận
8 từ lâu đã quen thuộc với
những cái tên như cầu Rạch
Ông, chợ Rạch Ông, rạch
Ông Lớn, rạch Ông Nhỏ.
Ông Hồ Nam (70 tuổi,
sống bên dưới cầu Rạch
Ông) cho biết tên đúng của
địa danh này phải là Rạch
Ong vì trước đây khu vực
này là nơi ong thường về
làm tổ, người dân đến lấy
mật nên đã đặt tên là rạch
Ong Lớn, rạch Ong Nhỏ.
“Địa danh Rạch Ong đã
được đọc hoặc viết chệch
thành rạch Ông Lớn, rạch
Ông Nhỏ. Sau đó, hai địa
danh cầu Rạch Ông và chợ
Rạch Ông cũng được đặt
theo” - ông Nam kể.
Phấn khởi và tán thành với
tên phường mới, ông Nam
cho rằng những cái tên này
đã thể hiện đặc điểm của
vùng đất xưa, những hoạt
động phổ biến từng diễn ra
tại vùng đất đó, góp phần giữ
gìn nét văn hóa nơi đây.
Ba địa danh quen
thuộc với người dân
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, lãnh đạo UBND
quận 8 cho biết việc đổi tên
phường từ số sang chữ được
tập thể lãnh đạo quận cân
nhắc kỹ vì các tên phường
mới đều gắn với lịch sử
hình thành và phát triển của
quận. Quận cũng đã tổ chức
lấy ý kiến của người dân về
những tên gọi này để tạo sự
đồng thuận cao.
Theo UBND quận 8,
thực tế sáu phường nêu
trên đều được tách ra từ các
phường Rạch Ông, Hưng
Phú, Xóm Củi được hình
thành từ trước năm 1976.
“Hầu hết người dân đều
quen thuộc với ba địa danh
trên, việc đặt tên như vậy
sẽ giúp người dân nhanh
chóng thích nghi với
tên phường mới, không
bị nhầm lẫn khi gọi tên
phường trong sinh hoạt
hằng ngày” - lãnh đạo
UBND quận 8 nhìn nhận
và cho biết nhiều người dân
xem những tên gọi này là
đặc điểm nhận dạng mỗi
khi cần chỉ đường cho ai
lần đầu đến với quận.
“Chỉ cần nhắc đến Rạch
Ông, Hưng Phú, Xóm
Củi là định vị ngay được
phường nằm ở đâu và đi
như thế nào” - lãnh đạo
UBND quận 8 khẳng định.•
XómCủi là cái tên được bắt nguồn từmột xómnhỏ chuyên bán củi để đốt lò, nấu bếp cho người dân
quanh vùng Chợ Lớn. Trong ảnh: Chợ XómCủi ngày nay. Ảnh: THUẬNVĂN
Nguồngốccủanhữngcái tên
XómCủi,HưngPhú,RạchÔng
Người dân quận 8 đồng thuận với việc đặt tên này cho các phường
mới sau sáp nhập.
tên khiến đội ngũ cán bộ cũng
lo lắng vì không biết mình sẽ
được sắp xếp, bố trí như thế
nào. “Cán bộ rất băn khoăn
vì khi sáp nhập hai ĐVHC
lại sẽ dẫn đến việc cùng
một vị trí việc làm có tới hai
người. Vậy sẽ giữ ai, người
còn lại đi đâu, vị trí được bố
trí có phù hợp với năng lực
của mình không…” - vị này
nêu thực tế.
Từ đó, ông đề nghị TP cần
sớm thông tin về chủ trương
sắp xếp lại ĐVHC cũng như
phương án bố trí nhân sự
để cán bộ yên tâm công tác.
“Nên để cán bộ biết sớm và
chủ động sắp xếp công việc
của mình chứ không nên để
“nước tới chân mới nhảy” -
lãnh đạo phường 9 chia sẻ và
cho rằng việc chọn cán bộ nào
tiếp tục ở lại công tác phải có
cơ sở, tiêu chí minh bạch, rõ
ràng, đặc biệt là khi sắp xếp
lại các chức danh lãnh đạo.
Để cán bộ yên tâm công
tác sau khi sắp xếp ĐVHC,
lãnh đạo phường này cho rằng
cần có chính sách tiền lương
và đãi ngộ thỏa đáng, hợp lý.
Bởi khi địa bàn tăng gần gấp
đôi, số dân đông hơn sẽ khiến
áp lực công việc của cán bộ
tăng lên. Bên cạnh đó, cần
sắp xếp lại công việc tại địa
phương, tinh gọn các thủ tục
hành chính, chuyển đổi số để
giảmtải gánh nặng cho cán bộ.
Ông Huỳnh Văn Vũ, Chủ
tịch UBND phường 4, quận
Phú Nhuận, cho hay lãnh đạo
phường cũng nhiều lần động
viên anh em cố gắng làm việc
cho đến khi nhận được quyết
định thay đổi. “Cán bộ cũng
hiểu và sẵn sàng, bây giờ
phường đang chờ công bố kế
hoạch cụ thể” - ông Vũ nói.
Còn ông Nguyễn Văn Đại,
Chủ tịch UBND phường 1,
quận 8, thông tin hầu hết cán
bộ đều lo lắng về vị trí công
tác sau sáp nhập và nguy cơ
tăng áp lực giải quyết công
việc do khối lượng công việc
tăng. “Lo lắng là hiển nhiên
nhưng cán bộ phường vẫn
sẽ đảm bảo tốt tiến độ công
việc và nhiệmvụ chuyênmôn
được giao cho đến khi hoàn
thành sáp nhập” - ôngĐại nói.
Lãnh đạo phường mới
phải tháo vát
Trong đợt này có những địa
phương gặp bỡ ngỡ do lần đầu
sắpxếpĐVHCphường thìmột
số địa phương khác lại từng
có kinh nghiệm trong việc
này ở giai đoạn 2019-2021.
Quận 10 là một trong sáu
địa phương đó và tiếp tục
thực hiện trong giai đoạn
2023-2025. Cụ thể, quận sẽ
sắp xếp sáu phường (phường
6, 7; phường 5, 8 và phường
10, 11) thành ba phường.
Theo lãnh đạo UBND quận
10, đây là áp lực không hề
nhỏ bởi số lượng cán bộ, công
chức, người hoạt động không
chuyên trách dôi dư cần bố
trí là gần 100 người. Trong
đó, cần bố trí ngay 18 cán bộ
(bí thư, phó bí thư, chủ tịch
Ủy ban MTTQ, chủ tịch Hội
Liên hiệp Phụ nữ, bí thưĐoàn
thanh niên, chủ tịch Hội Cựu
chiến binh), chín công chức
lãnh đạo quản lý (chủ tịch,
phó chủ tịch UBND phường).
Ngay từ đầu năm 2024,
quận 10 đã chủ động xây
dựng phương án bố trí, sắp
xếp cán bộ, công chức người
hoạt động không chuyên trách
tại 14 phường. Cùng với đó, rà
soát cán bộ, công chức không
đủ tiêu chuẩn điều kiện, lập
danh sách đưa vào kế hoạch
tinh giản.
“Chúng tôi sẽ tổ chức buổi
làm việc đối với cán bộ, công
chức các phường để lắng nghe
tâm tư, nguyện vọng nhằm có
hướng giải quyết hợp lý, hợp
tình” - ông nói.
Lãnh đạo quận 10 cho rằng
việc sắp xếp, sáp nhập phường
phải dựa trên các yếu tố về
diện tích, dân số, vị trí địa
lý liền kề và các yếu tố đặc
thù về phát triển kinh tế - xã
hội. Cách chọn tên phường
mới phù hợp cũng giúp hạn
chế rất nhiều sự phiền hà cho
người dân trong đổi các giấy
tờ liên quan.
“Việc bố trí, điều động,
sắp xếp cán bộ lãnh đạo tại
phường mới rất quan trọng.
Cán bộ phải tháo vát, năng
động để nhanh chóng đưa
phường vào hoạt động hiệu
quả. Họ cũng phải công tâm
trong lãnh đạo đơn vị để có
thể sắp xếp tinh giản, ổn định
được nội bộ của phường sau
sáp nhập” - lãnh đạo quận 10
chia sẻ bí quyết.•
tàu. Việc sắp xếp sẽ góp phần
giúp bộ máy tinh gọn, hiệu
lực, hiệu quả và mở ra không
gian phát triểnmới cho TP cả
về cơ chế, hạ tầng và nguồn
nhân lực.
Tên phường mới thể hiện tự hào
của người dân
Xóm Củi, Rạch Ông, Hưng Phú được đặt thay thế tên
phường bằng số tại quận 8 rất ý nghĩa và phản ánh được
nét văn hóa đặc trưng, đặc điểmnhận dạng với đặc tính địa
phương. Những tên gọi địa danh đặc biệt này còn gợi sự tò
mò, thôi thúc nhiều người tìm hiểu về lịch sử địa phương.
Gópphần gìn giữ các câu chuyện lịch sử, giá trị truyền thống
và thể hiện niềm tự hào của người dân địa phương.
Như tênXómCủi cũngđãphầnnàophảnánhđượcvănhóa
sôngnướcNamBộ.Nơiđâycónhiềusôngngòi,ngườidânchở
củibằngxuồnghoặcgherồitậpkếttạimộtđiểmđểbuônbán.
Dưới góc nhìn của một người từng làm trong Hội đồng
đặt tên đường TP, tôi cho rằng việc đặt tên phường theo
đặc tính địa phương như vậy sẽ giúp nhiều người nhận
dạng, định hình được nơi đó và tôi hoàn toàn tán thành
việc thay đổi tên này.
GS-TSKH
TRẦN NGỌC THÊM,
Ủy viên
Hội đồng Giáo sư liên ngành văn hóa - nghệ thuật - TDTT