7
Luật và đời
Khi tiềngửi “bốchơi”:
Vìsaongânhàngkhôngmuốn
làmnạnnhân?
Ngày 3-4-2024, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó
Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào
Minh Tú cho rằng ngân hàng hay cá nhân nếu sai phạm đều
phải có trách nhiệm với khoản tiền gửi của khách hàng.
Trước đó, có nhiều vụ “bốc hơi” tiền trong tài khoản của
người gửi mà lỗi không do họ, nhiều ngân hàng đã từ chối tư
cách nạn nhân/bị hại (trong vụ án hình sự). Có ngân hàng còn
gửi văn bản đề nghị tòa án không thụ lý đơn kiện đòi tài sản
của khách hàng mà chờ vụ án hình sự. Bằng cách này, ngân
hàng muốn “né” tư cách nạn nhân/bị hại, để cho rằng khách
hàng là nạn nhân/bị hại, còn mình chỉ là người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan (trong vụ án hình sự).
Điều này khiến nhiều người băn khoăn. Bởi theo luật, nếu
coi khách hàng là nạn nhân/bị hại thì đối tượng chiếm đoạt
tiền phải bồi thường cho người gửi. Khi đó, quá trình bồi
thường sẽ diễn ra chậm chạp, bởi có thể đối tượng chiếm đoạt
đã không còn tài sản hoặc còn nhưng không đủ để bồi thường.
Nói theo dân gian, lúc này khách hàng giống như “nắm kẻ
trọc đầu”.
Còn nếu coi ngân hàng là nạn nhân/bị hại thì bên mất tiền
là ngân hàng. Khi đó, ngân hàng phải trả tiền cho người gửi,
còn đối tượng chiếm đoạt sẽ bồi thường cho ngân hàng. Chính
điều này khiến ngân hàng không muốn và luôn tìm cách tránh
né, từ chối mình là bị hại.
Người đang chiếm giữ, quản lý hợp pháp tài sản, mà bị
chiếm đoạt tài sản đó, phải được coi là nạn nhân. Một chủ bãi
giữ xe nhận trông xe cho khách, mà xe đó bị nhân viên của bãi
trộm thì chủ bãi giữ xe là nạn nhân/bị hại, chủ bãi giữ xe vẫn
phải bồi thường cho khách, còn kẻ trộm xe phải bồi thường
cho chủ bãi. Nếu không thì còn ai dám gửi?!
Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định ngân hàng
phải tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm
thanh toán đủ, đúng hạn gốc và lãi của các khoản tiền gửi.
Điều này tiếp tục được khẳng định tại khoản 2 Điều 10 Luật
Các tổ chức tín dụng 2024 (có hiệu lực từ ngày 1-7).
Như vậy, khi khách hàng bị mất tiền không do lỗi của họ,
ngân hàng phải có trách nhiệm bồi thường. Trong trường hợp
cán bộ hoặc nhân viên của ngân hàng chiếm đoạt tiền gửi của
khách có thể do ngân hàng đã quản lý, giám sát không tốt. Về
đạo lý lẫn pháp lý, cần xác định ngân hàng là bị hại. Khi đó
người chiếm đoạt sẽ phải bồi thường cho ngân hàng, còn ngân
hàng sẽ phải bồi thường lại cho khách hàng bị mất tiền.
Ngoài ra, Điều 5 Thông tư 23/2014 của Ngân hàng Nhà
nước (sau này là Điều 6 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-NHNN
ngày 28/12/2020) thì chủ tài khoản chỉ chịu trách nhiệm về
những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo khi sử
dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình.
Xác định mình là nạn nhân/bị hại, có thể khiến ngân hàng
thiệt hại nhất thời về kinh tế; có thể bị đánh giá về năng lực
quản lý. Nhưng đó cũng là cơ hội để ngân hàng nhìn nhận và
rà soát, vá lấp các lỗ hổng để hoạt động hiệu quả hơn. Và bù
lại, sự tin cậy, chữ “tín” của ngân hàng sẽ được củng cố trong
mắt khách hàng.
ĐỨC HIỂN
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai8-7-2024
SONGMAI
T
heo dự kiến, ngày 15-7 tới,
TAND TP.HCM sẽ mở phiên
tòa xét xử sơ thẩm đối với 24
bị cáo trong vụ hút cát lậu trên
biển Cồn Ngựa (huyện Cần Giờ,
TP.HCM).
Khai thác cát trái phép,
thu lợi hàng chục tỉ đồng
Vụ án này, Trương Văn Chinh
và 22 bị cáo khác bị đưa ra xét xử
về các tội vi phạm quy định về
khai thác tài nguyên; tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà
có; rửa tiền; môi giới hối lộ; lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ và lừa đảo
chiếm đoạt tài sản.
Còn bị cáo Trịnh Văn Hưng
(cựu cán bộ Bộ Công an) bị đưa
ra xét xử về tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, từ tháng 2-2022
đến ngày 6-5-2022, Trương Văn
Chinh tổ chức, điều hành đường
dây hút cát trái phép tại khu vực
biển Cồn Ngựa.
Chinh lập ra nhiều nhóm Zalo
“Hội AE miền Bắc” và “Tàu cát
miền Bắc” với thành viên là các
thuyền trưởng và một số chủ tàu.
Khi chỉ đạo tàu đi hút cát, Chinh
sẽ ám hiệu bằng tin nhắn “đi nhậu”
và không đi hút cát sẽ nhắn “nghỉ
nhậu”.
Tối 5-5-2022, Thủy đoàn II -
Cục CSGT Bộ Công an phát hiện
12 tàu có lắp thiết bị khai thác
cát không phép với 13 thuyền
trưởng, 55 thuyền viên đang hút
cát không phép. Có 11/12 tàu có
chứa 7.500 m
3
cát.
Qua kiểm tra, cơ quan chức
năng thu giữ sổ sách ghi chép
việc khai thác và bán cát không
phép. Qua kiểm tra giao dịch
ngân hàng thể hiện Chinh thực
hiện nhiều giao dịch chuyển,
nhận tiền thanh toán số cát khai
thác trái phép được.
Trương Văn Chinh chỉ khai nhận
số tiền hưởng lợi là 47 triệu đồng
nhưng căn cứ vào tài liệu, chứng
cứ thu thập được, cơ quan điều tra
xác định số tiền Chinh thu lợi từ
việc khai thác cát trái phép khoảng
13-24,6 tỉ đồng.
Đưa tiền lo lót cho công an
sau khi tàu bị bắt
Sau khi tàu bị bắt, Chinh thông
qua Trương Văn Thắng, Bùi Văn
Cường để nhờ Trịnh Văn Hưng
(cựu cán bộ Cục Hậu cần, Bộ
Công an) xử lý giúp vụ việc thì
được Hưng báo chi phí lo lót là
3 tỉ đồng.
Ngày 9-5-2022, Chinh chỉ đạo
Bùi Văn Bản (cháu của Chinh)
chuyển 3 tỉ đồng cho Trương Văn
Thắng. Sau đó, Thắng chuyển cho
Cường 500 triệu đồng. Cường đã
chuyển 400 triệu đồng vào tài khoản
ngân hàng của Trịnh Văn Hưng.
Thông qua các mối quan hệ,
Hưng giới thiệu Cường và Thắng
đến trụ sở Cục C08 gặp ông C
(lãnh đạo một phòng nghiệp vụ).
Thắng trình bày có tàu bị bắt nhưng
không trực tiếp làm mà thuê tàu
giao cho Trương Văn Chinh theo
hợp đồng miệng.
Sau buổi gặp, Thắng về Hải
Dương, liên hệ các chủ tàu bị giữ
tàu để lấy giấy ủy quyền. Thắng
cho các chủ tàu ký tên vào giấy
ủy quyền cho Thắng nhưng ghi lùi
ngày giao tàu là ngày 2-3-2022.
Thắng cũng liên hệ với bị cáo
Bùi Văn Song (Phó Bí thư thường
trực Đảng ủy xã Minh Hòa, huyện
Kinh Môn, Hải Dương) để đến gặp
bị cáo Phạm Thị Hoa (Phó Chủ
tịch UBND xã Minh Hòa) ký xác
nhận việc ủy quyền.
Theo kết quả xác minh, các giấy
ủy quyền trên được ký xác nhận
vào tháng 5-2022, không phải ngày
2-3-2022 như trên giấy ủy quyền.
Phạm Thị Hoa đã đóng dấu, phát
hành giấy ủy quyền sai quy trình,
không được vào sổ theo dõi theo
quy định.
Đến ngày 24-5-2022, Thủy đoàn
II, C08 - Bộ Công an chuyển toàn
bộ hồ sơ vụ án cho Cơ quan CSĐT
Công an TP.HCM giải quyết theo
thẩm quyền.
Sau đó, Trương Văn Chinh và
Trương Văn Thắng bị bắt; các
tàu khai thác cát trái phép cũng
được C08 giao cho cơ quan điều
tra tạm giữ.
Ngày 9-6-2022, Cường chuyển
cho Hưng mượn 600 triệu đồng.
Từ ngày 16-7 đến 29-12-2022,
Bùi Văn Cường được Trịnh Văn
Hưng chuyển trả tổng cộng 1 tỉ
đồng (trong đó 400 triệu đồng
nhận vụ lo lót và 600 triệu đồng
tiền vay mượn).
Cáo trạng xác định Hưng không
quen biết, không có khả năng tìm
gặp người có chức vụ, quyền hạn,
có thẩm quyền để giải quyết vụ
việc như hứa hẹn. Sau khi nhận
tiền, Hưng sử dụng vào mục đích
cá nhân.•
Lực lượng chức năng đã triệt phá đường dây khai thác cát lậu khủng
ở vùng biển CầnGiờ. Ảnh: Thủy đoàn II cung cấp
Căn cứ vào tài liệu,
chứng cứ thu thập được,
cơ quan điều tra xác
định số tiền Trương Văn
Chinh thu lợi từ việc
khai thác cát trái phép
khoảng 13-24,6 tỉ đồng.
Ngoài ra, theo điều tra, Chinh và vợ là Nguyễn Thị Chăm đã dùng tài
khoản ngân hàng của hai vợ chồng để giao dịchmua bán, nhận tiền bán
cát lậu, thanh toán tiền thuê tàu...
Khi nhận được thông tin tàu bị cơ quan chức năng kiểm tra, Chinh và
Chăm đã rút toàn bộ số tiền từ hành vi phạm tội đưa cho Bùi Văn Bản
(cháu của Chinh) để nộp vào tài khoản cá nhân của Bản.
Khi biết Chinh bị khởi tố, để tránh bị phát hiện, Bản đã rút 5,8 tỉ đồng
của Chinh ra khỏi tài khoản và đưa 5,5 tỉ đồng lại cho Chăm.
Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định ngân hàng phải tạo
thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền , đảmbảo thanh toán đủ, đúng
hạn gốc và lãi của các khoản tiền gửi. Ảnh: NGUYỆTNHI
Cựu công an ra giá
3 tỉ đồng để lo lót
vụ hút cát lậu
Theocáobuộc,khiđượcnhờlolótvụhútcátlậutrênbiểnCồnNgựa,
cựu cán bộ công an dù không có khả năng vẫn ra giá 3 tỉ đồng…
(Tiếp theo trang 1)