148-2024 - page 9

9
Ngày 7-7, tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng đã được
thông tuyến trở lại sau sự cố phần cabin sà lan va chạm vào
gầm cầu Quay bắc qua sông Đào Hạ Lý gây xô lệch đường
ray vào tối 6-7.
Cụ thể, tối 6-7, sà lan chở xi măng từ sông Lạch Tray đến
sông Đào Hạ Lý khi qua cầu Quay thì phần cabin va chạm
vào cầu gây xô lệch đường ray khoảng 1 m, phần cabin của
sà lan bị hư hại.
Theo lãnh đạo Ga Hải Phòng, sáng 7-7, Chi nhánh vận tải
đường sắt Hải Phòng đã đưa đầu máy ra khu vực cầu Quay
để thử tải, kiểm tra khả năng vận hành trước khi thông
tuyến. Theo ông Trần Văn Hạnh, Giám đốc Chi nhánh vận
tải đường sắt Hải Phòng (thuộc Công ty Vận tải đường sắt
Hà Nội - Hải Phòng), trưa 7-7, tuyến đường sắt đã hoạt
động trở lại bình thường.
Mỗi ngày trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng có
bốn đôi tàu khách và 1-3 đôi tàu hàng lưu thông. Sự cố này
khiến tàu hỏa từ Hà Nội đến Ga Hải Phòng phải tạm dừng,
chỉ có thể về đến Ga Thượng Lý cách ga cuối khoảng 4 km.
Nguyên nhân của vụ sà lan va chạm vào cầu Quay, theo
cơ quan chức năng bước đầu là do lũ từ đầu nguồn đổ về
khiến nước sông dâng cao hơn bình thường khoảng 20 cm,
dẫn tới việc phần cabin của sà lan va chạm vào cầu.
Cầu Quay tại Hải Phòng có chiều dài 100 m và được
người Pháp xây dựng từ năm 1902. Trước đây, cầu này có
khả năng quay 90 độ để nhường đường cho tàu thuyền qua
lại nhưng sau khi được cải tạo thì cầu không còn khả năng
quay. Sau khi cầu mới ở gần đó được xây dựng thì cầu
Quay hiện nay được dùng mục đích chính vào việc phục vụ
tàu hỏa qua lại và người đi bộ.
PV
Qua năm 2025, thị
trường bất động sản
mới thực sự khởi sắc
PGS-TSTrầnKimChungchorằng
thị trường BĐS bước sang thời kỳ
củngcố. Dựkiếnbắt đầu trongquý
I-2025, người mua và nhà đầu tư
sẽ yên tâm hơn với các yếu tố tài
chính, pháp lý nhưng vẫn ưu tiên
các sản phẩm phục vụ ở thực và
mang lại dòng tiền tốt. Lúc này,
nếu các yếu tố tiền tệ thuận lợi
hơn, loại hình chi phí cao như nhà
riêng, thị trường BĐS nhà phố sẽ
dần cải thiện về lượng giao dịch.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó
TổngGiámđốc kênh Batdongsan.
com.vn, dựbáophải từquý II-2025
đến quý IV-2025 có thểmới là giai
đoạn khởi sắc của thị trường BĐS.
Theo đó, người dân sẽ quan tâm
hơn nhu cầu đầu tư, tốc độ tăng
giá và sẽ không quá đặt nặng các
yếu tố về giá bán, pháp lý như ở
thời kỳ thị trường ảm đạm. Đây
sẽ là thời điểm mà đất nền, biệt
thự dần lấy lại lợi thế và có thanh
khoản tốt hơn.
Theo ôngQuốc Anh, dự kiến từ
đầunăm2026, thị trườngBĐSViệt
Nammới bước vào chukỳổnđịnh,
người mua ưu tiên tìm kiếm cơ
hội đầu tư ở những loại hình BĐS
có tốc độ tăng giá cao, số lượng
ít nhưng thu hút nhiều quan tâm.
có xu hướng tăng
ở cuối quý II, nếu
trong nửa nămcòn
lại, lãi suất cho vay
duy trì như ở nửa
đầu năm thì cũng
góp phần tạo lực
đẩy cho thị trường
BĐS tích cực hơn”
- ông Hoàng nói.
Về gói tín dụng 120.000 tỉ đồng,
theo chuyên gia Nguyễn Hoàng,
nếu được điều chỉnh mở rộng, áp
dụng cơ chế giống như gói 30.000
tỉ đồng (lãi suất chỉ 4,8%-5%) cho
cả nhà ở thương mại, đối tượng mua
nhà lần đầu, giá căn hộ không quá 3
tỉ đồng sẽ kích thích lớn cho BĐS.
Điều này sẽ kích thích các chủ
đầu tư chuyển đổi sang phân khúc
nhà vừa túi tiền nhiều hơn. Khi gói
30.000 tỉ đồng ra đời, giai đoạn năm
2014-2018, loại hình căn hộ bình
dân luôn chiếm tỉ lệ rất lớn.
Theo chuyên gia Nguyễn Hoàng,
ba luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh
BĐS có hiệu lực sớm, các nghị định
hướng dẫn cũng sẽ đẩy nhanh thời
gian ban hành, hành lang pháp lý rõ
ràng. Từ đó, các
vướng mắc pháp
lý của các dự án
BĐS sẽ sớmđược
giải quyết, doanh
nghiệp BĐS vượt
qua khó khăn, lấy
lại niềm tin cho
nhà đầu tư.
Kịch bản tích cực
Dự báo về thị trường BĐS nửa
cuối năm 2024, đặc biệt là khi ba
luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh
BĐS có hiệu lực sớm, các chuyên
gia cho rằng tiến trình phục hồi
và phát triển trở lại của thị trường
BĐS sẽ được thúc đẩy nhanh hơn
từ khoảng cuối năm 2024 trở đi.
Ông Nguyễn Hoàng nhận định thị
trường vẫn theo đà tích cực phục
hồi trở lại nhưng khó có thể có sự
“sốt nóng”. Vấn đề đặt ra là các
doanh nghiệp có tiếp tục cải thiện
được tình hình tài chính của mình.
“Bộ ba luật có hiệu lực sớm và
có các văn bản hướng dẫn thi hành
sẽ là động lực rất lớn, ít nhất tạo
tâm lý yên tâm ổn định cho các nhà
đầu tư tham gia thị trường” - ông
Hoàng nhìn nhận.
PGS-TS Trần KimChung, nguyên
PhóViện trưởngViện Nghiên cứu và
quản lý kinh tế Trung ương (CIEM),
đưa ra ba kịch bản cho thị trường
BĐS sáu tháng cuối năm 2024.
Thứ nhất, trong trường hợp mọi
yếu tố không có đột biến, thị trường
BĐS vẫn tiếp tục xu thế đi lên nhưng
chậm chạp. Kịch bản thứ hai là thị
trường tăng trưởng mạnh mẽ khi có
những cú hích. Cuối cùng, không
ai mong muốn nhưng vẫn có thể
xảy ra, đó là thị trường BĐS thoái
trào trong trường hợp kinh tế thế
giới rơi vào khó khăn, thương mại
quốc tế suy thoái, đầu tư nước ngoài
suy giảm, hoạt động sản xuất, kinh
doanh trong nước khó phục hồi.
Tuy nhiên, trong ba kịch bản thị
trường, chuyên gia Trần Kim Chung
nghiêng về kịch bản tích cực thứ
hai. Cú hích đó chính là khi Quốc
hội cho phép ba luật trên có hiệu
lực từ ngày 1-8 tới.
Các dự thảo nghị định hướng
dẫn đang dần hoàn thiện, cộng
thêm quyết tâm của Chính phủ,
MINHLONG
B
ộ ba Luật Đất đai, Luật Nhà ở
và Luật Kinh doanh bất động
sản (BĐS) chính thức được
Quốc hội thông qua và có hiệu lực
từ ngày 1-8 tới. Các chuyên gia dự
báo thị trường BĐS nửa cuối năm
sẽ tiếp đà phục hồi nhưng sẽ không
có hiện tượng “sốt nóng”.
Những lực đẩy
Chuyên gia BĐS Nguyễn Hoàng
nhận định thị trường BĐS nửa đầu
năm 2024 đã rục rịch chuyển mình
nhờ các lực đẩy. Nửa cuối năm các
lực đẩy này sẽ tiếp tục tạo đà cho thị
trường BĐS phục hồi.
Kinh tế vĩ mô sáu tháng qua đã
có những chuyển động mà một vài
chỉ số quan trọng thể hiện như GDP,
xuất nhập khẩu, du lịch, việc làm và
doanh nghiệp mới. Theo đó, GDP
quý I đạt 5,66% và quý II ước tính
đạt khoảng 6,92%, tính chung nửa
năm khoảng 6,42%. “Mức tăng này
rất tích cực, có thể vượt kỳ vọng mặc
dù vẫn còn khó khăn, thách thức.
Nếu duy trì đà này cho nửa năm còn
lại thì mục tiêu cả năm 6%-6,5% có
thể đạt được” - chuyên gia Nguyễn
Hoàng nhận định.
Thứ hai là lạm phát, giá cả nhiều
mặt hàng tăng rõ rệt so với hồi đầu
năm, thống kê cho thấy CPI sáu
tháng tăng 4,39% và Chính phủ
cho hay “vẫn nằm trong tầm kiểm
soát”. Tăng trưởng tín dụng chưa
nhiều nên nửa cuối năm còn lại sẽ
phải tăng tốc để đạt mục tiêu 14%
năm 2024.
Thứ ba, từ cuối tháng 3, không ít
người mua nhà đã tận dụng vay ngân
hàng với lãi suất thấp hơn trước,
thậm chí có nơi còn thấp hơn cả
lúc trước dịch COVID-19. Vì vậy,
không thể phủ nhận các giao dịch
mua BĐS thời gian qua có sự góp
phần của lãi suất, tuy nhiên, lãi suất
giảm không phải là lý do chính cho
sức mua tăng.
“Bất chấp lãi suất huy động đang
Thị trường bất động sản có nhiều lực đẩy để phục hồi vào nửa cuối năm2024. Ảnh: QH
Thủ tướng Chính phủ, tất cả đã
lấy lại niềm tin cho doanh nghiệp,
nhà đầu tư và người dân, là cơ sở
quan trọng để tin rằng thị trường
sẽ sớm phục hồi.
Theo ông Chung, từ nay đến cuối
năm 2024, thị trường BĐS vẫn đang
thăm dò, người mua ưu tiên các yếu
tố chắc chắn. Cụ thể như phục vụ
nhu cầu ở thực, pháp lý rõ ràng, có
chính sách hỗ trợ tài chính tốt, lợi
suất cho thuê ổn định và tối ưu các
loại chi phí. Ở giai đoạn này, chung
cư sẽ thu hút lượng quan tâm lớn
và ghi nhận thanh khoản tốt nhất
trong các loại hình BĐS.•
“Bộ ba luật có hiệu lực
sớm và có các văn bản
hướng dẫn thi hành sẽ là
động lực rất lớn, ít nhất
tạo tâm lý yên tâm ổn
định cho các nhà đầu tư
tham gia thị trường.”
3 luật cóhiệu lựcsớm:Bất độngsản
nửa cuối năm liệu có “sốt”?
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm từ ngày 1-8 sẽ tháo gỡ vướngmắc
pháp lý dự án bất động sản, mở nguồn cung nhà ở cho người dân.
Hải Phòng: Khắc phục sự cố sà lan tông lệch đường ray cầu Quay
Lực lượng chức năng khắc phục sự cố để cầuQuay trở lại hoạt động
bình thường. Ảnh: VHX
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook