151-2024 - page 13

13
Quảng Nam kiến nghị ban hành
Luật Sâm Việt Nam
THANHNHẬT
N
gày 10 - 7 , ông Hồ
Quang Bửu, Phó Chủ
tịch UBND tỉnh Quảng
Nam, đã ký văn bản gửi Đoàn
đại biểu Quốc hội tỉnh này
kiến nghị, đề xuất một số
chủ trương về phát triển sâm
Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam.
Hàng loạt khó khăn
Quảng Nam là một trong
hai địa phương (cùng với tỉnh
KonTum) có cây đặc hữu sâm
Ngọc Linh, được xem là cây
quốc bảo của Việt Nam. Hiện
nay, cây sâm Ngọc Linh đã
và đang từng bước phát triển,
tạo nên diện mạo mới và thu
nhập ổn định cho người dân
và doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam.
Theo ông Hồ Quang Bửu,
thời gian qua, công tác bảo
tồn, phát triển cây sâm Ngọc
Linh đã đạt được một số kết
quả bước đầu; bên cạnh đó còn
rất nhiều khó khăn, vướngmắc
cần giải quyết.
Cụ thể, Luật Đất đai vừa
được Quốc hội thông qua quy
định nội dung cho thuê môi
trường rừng trong rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ, rừng sản
xuất để nuôi, trồng phát triển
cây dược liệu.
Tuy nhiên, chưa có quy định
về trình tự, thủ tục hồ sơ, về
thời gian thuê, mức giá thuê và
hạn mức thuê để nuôi, trồng
phát triển, thu hoạch cây dược
liệu trong rừng đặc dụng, rừng
phònghộvà rừng sảnxuất, làm
cơ sở để tổ chức triển khai thực
hiện tại địa phương.
Theo Nghị định 84/2021,
sâmNgọc Linh tự nhiên thuộc
nhóm IA do Cơ quan quản
lýCITEScấpmã sốcơ sởnuôi,
trồng vì mục đích xuất khẩu.
Nhưng đến nay chưa có văn
bản hướng dẫn, quy định cụ
thể xác định sâm Ngọc Linh
tự nhiên và sâm Ngọc Linh
nuôi, trồng nhân tạo.
Do đó, cơ quan chức năng
gặp khó trong việc thammưu,
đề xuất cấp mã số cho cơ sở
nuôi, trồng đối với sâm Ngọc
Linh (tự nhiên) và triển khai
phát triển sảnxuất, kinhdoanh,
hướng đến xuất khẩu đối với
sâm Ngọc Linh nuôi, trồng
nhân tạo.
Tỉnh Quảng Nam đã có
nhiều cơ chế, chính sách nhằm
phát triển sâm Ngọc Linh
tại địa phương nhưng chưa
đủ mạnh; khả năng thu hút
đầu tư phát triển, xây dựng
hình thành các nhà máy, khu
công nghiệp dược còn nhiều
hạn chế. Toàn tỉnh chưa hình
thành được các vùng sản xuất
dược liệu nguyên liệu tập
trung theo GACP.
Sản phẩm chưa có thương
hiệu nên chưa tạo được lòng
tin của người tiêu dùng trong
việc sử dụng các sản phẩm từ
sâm Ngọc Linh.
Bên cạnh đó, nguồn nhân
lực đầu tư choviệc nghiên cứu,
phát triển sâmNgọc Linh còn
mỏng.Công tácbảo tồnvàphát
triển cây sâm Ngọc Linh của
tỉnh vẫn chưa thể triển khai
một cách bài bản, phát triển
manhmún,mạnh ai nấy làm…
Bên cạnh công tác trồng,
sản xuất thì việc đồng bộ các
công trình về kết cấu hạ tầng
giao thông thực hiện liên kết
vùng sâm chủ yếu dựa vào
nguồn lực địa phương nên còn
rất nhiều hạn chế; chưa đảm
bảo và tương xứng với nhu
Kiến nghị nhiều bộ sớm có giải pháp
phát triển sâm Ngọc Linh
Tỉnh Quảng Nam cũng kiến nghị Bộ NN&PTNT sớmquan
tâm, hướngdẫnviệc thuêdịchvụmôi trường rừng trồng sâm
Ngọc Linh và dược liệu theoĐiều 248 Luật Đất đai năm2024.
Bộ VH-TT&DL thống nhất tổ chức Lễ hội Sâm quốc gia tại
Quảng Nam vào năm 2025, chương trình phát triển du lịch
sâmViệt Nam. BộY tế sớmthẩmđịnh và trìnhThủ tướngphê
duyệt đề ánphát triển và hình thànhTrung tâmcôngnghiệp
dược liệu tại tỉnhQuảngNamvới sâmNgọcLinh làcâychủ lực.
Bộ KH&CN đề xuất các đề tài, chương trình nghiên cứu
về sâm Ngọc Linh như di thực sâm xuống độ cao thấp hơn
có điều kiện tương đồng, công nghiệp sâm…
Đời sống xã hội -
ThứNăm11-7-2024
TỉnhQuảng Namnhận thấy cần cơ chế, chính sách và nguồn lực đủmạnh để phát triển tiềmnăng
vùng nguyên liệu và thu hút đầu tư để phát triển cây sâmNgọc Linh.
cầu phát triển hàng hóa, du
lịch và kêu gọi các nguồn
đầu tư đủ mạnh để phát triển
vùng sâm Ngọc Linh.
Kiến nghị ban hành
Luật Sâm Việt Nam
TỉnhQuảngNamnhận thấy
cần phải có cơ chế, chính sách
và nguồn lực đủ mạnh để tạo
điều kiện thúc đẩy phát triển
tiềm năng vùng nguyên liệu,
thu hút các doanh nghiệp lớn
tham gia đầu tư để phát triển
cây sâm Ngọc Linh.
Từ đó mới hình thành được
Trung tâm công nghiệp dược
liệu tại tỉnh Quảng Nam theo
chủ trương và đề án đang được
Bộ Y tế và tỉnh Quảng Nam
triển khai thực hiện vàChương
trình phát triển sâmViệt Nam
của Thủ tướng.
Theo quy hoạch tỉnh Quảng
Nam đã được Thủ tướng phê
duyệt, sảnphẩmdược liệuđược
xác định là sản phẩm nông
nghiệp chủ lực (trong đó cây
sâm Ngọc Linh được xem là
sảnphẩmchủ lựccấpquốcgia),
từ đó xây dựng tỉnh này thành
vùng dược liệu cấp quốc gia.
Để đạt được các mục tiêu
nêu trên, UBND tỉnh đề nghị
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
QuảngNamkiếnnghịvớiQuốc
hội, Chínhphủ, Thủ tướng, các
bộ, ngành Trung ương hỗ trợ.
Cụ thể, UBND tỉnh Quảng
Nam đề nghị Đoàn đại biểu
Quốc hội tỉnh kiến nghị Quốc
hội xem xét, ban hành Luật
SâmViệt Nam. Chính phủ chủ
trương đầu tư hạ tầng thủ phủ
vùng sâmNgọc Linh, kêu gọi
và thu hút các tập đoàn lớn
vào đầu tư phát triển sâm tại
Quảng Nam, chọn một ngày
trongnămngười dânViệtNam
dùng sâmViệt Nam (đề xuất
ngày 1-8 hằng năm).•
Chọnmột ngày trong
nămngười dân Việt
Namdùng sâmViệt
Nam (đề xuất ngày
1-8 hằng năm).
Ngày 10-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà
Tĩnh cho biết trên địa bàn vừa phát hiện trường hợp nghi
mắc bệnh bạch hầu.
Cụ thể, theo thông tin từ BV đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, BV
đã tiếp nhận nam bệnh nhân 56 tuổi, ngụ xã Hà Linh,
huyện Hương Khê, có biểu hiện đau rát họng, đau cổ,
ngứa niêm mạc mắt.
Bệnh nhân được chỉ định nội soi tai mũi họng, kết quả
cho thấy niêm mạc họng có giả mạc màu nâu, bám dính,
dễ chảy máu, không gây chèn đường thở.
Sau đó, bệnh nhân đã được chuyển đến BV Bệnh nhiệt
đới Trung ương (Hà Nội) để xét nghiệm khẳng định và
điều trị.
CDC Hà Tĩnh đã tiến hành điều tra dịch tễ ca bệnh, lấy
mẫu xét nghiệm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
làm xét nghiệm và đang chờ kết quả.
Cạnh đó, CDC Hà Tĩnh phối hợp với Trung tâm Y tế
huyện Hương Khê triển khai khẩn cấp các biện pháp
phòng, chống dịch tại xã Hà Linh, đồng thời điều tra, lập
danh sách những người tiếp xúc gần với bệnh nhân nghi
mắc bệnh bạch hầu.
Theo CDC Hà Tĩnh, hiện tại chưa khẳng định bệnh
nhân dương tính với bệnh bạch hầu, bởi phải chờ kết quả
xét nghiệm khẳng định của BV Bệnh nhiệt đới Trung
ương và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
“Người dân không nên hoang mang, lo lắng, cần chủ
động thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống theo khuyến
cáo của ngành y tế” - đại diện CDC Hà Tĩnh cho biết.
Để chủ động phòng, chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự
phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân thực hiện tốt các
biện pháp sau:
1. Đưa trẻ đi tiêm chủng, tiêm vaccine phối hợp phòng
bệnh bạch hầu (DPT-VGB-Hib, DPT…) đầy đủ, đúng lịch.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng
khi ho hoặc hắt hơi, giữ vệ sinh thân thể và mũi, họng
hằng ngày, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc
nghi ngờ mắc bệnh.
3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch
sẽ và có đủ ánh sáng.
4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh
bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để
được khám, điều trị kịp thời.
5. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc
việc uống thuốc phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo
chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
THANH THANH
HàTĩnh xuất hiện ca nghi bệnh bạchhầu
QuảngNamkiến nghị ban hành Luật SâmViệt Nam. Ảnh: HT
Trung tâmY tế huyệnHương Khê tiếnhànhphunhóa chất tiêu độc
khử trùng tại nhà bệnh nhân nghi mắc bệnh bạch hầu.
Ảnh: CDCHà Tĩnh
QuảngNamđã có nhiều cơ chế, chính sách nhằmphát triển
sâmNgọc Linh tại địa phương nhưng chưa đủmạnh. Ảnh: HT
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook