3
Thời sự -
ThứNăm11-7-2024
Ban Dân nguyện kiến nghị Chính
phủ, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an
chủ trì, phối hợp với các cơ quan
hữu quan có giải pháp ngăn chặn,
xử lý nghiêm minh các đối tượng
sử dụng thiết bị camera quay lén vì
mục đích xấu, bởi không chỉ để lại sự
hoang mang, ám ảnh tinh thần cho
nạn nhân mà còn tác động tiêu cực
đến tình hình an ninh trật tự xã hội.
Tiêu điểm
Thủ tướng: Lấyngười dân, doanhnghiệp làmtrung tâmcủa chuyểnđổi số
Với 25 dịch vụ công thiết yếu thuộc Đề án 06, hằng nămđã tiết kiệm cho Nhà nước và xã hội 3.500 tỉ đồng.
Chiều 10-7, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và tổ
công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tổ chức phiên
họp lần thứ chín trực tuyến với 63 tỉnh, thành và các bộ,
ngành sơ kết sáu tháng đầu năm về chuyển đổi số quốc gia
và Đề án 06 của Chính phủ.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính
đã điểm lại sáu kết quả nổi bật, trong đó đáng chú ý là kinh
tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển mạnh trên nhiều
lĩnh vực. Kinh tế số tăng trưởng 22,4%, tỉ trọng kinh tế số
trong GRDP sáu tháng đầu năm ước tính đạt 18,3%. Hạ
tầng số, nền tảng số được quan tâm đầu tư, có bước phát
triển; nhiều trung tâm dữ liệu lớn, hiện đại đi vào hoạt
động, trung tâm dữ liệu quốc gia được tích cực triển khai…
Cơ sở dữ liệu quốc gia chuyên ngành được đẩy mạnh
triển khai kết nối tích cực và tích hợp chia sẻ dữ liệu.
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh
nghiệp được đẩy mạnh. Riêng 25 dịch vụ công thiết yếu
thuộc Đề án 06 hằng năm đã tiết kiệm cho Nhà nước và xã
hội 3.500 tỉ đồng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng cũng chỉ
ra sáu hạn chế, tồn tại, trong đó việc hoàn thiện môi trường
pháp lý, cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, chưa kịp thời.
“Nhiều nhiệm vụ theo kế hoạch của Ủy ban Quốc gia
về chuyển đổi số và Đề án 06 chưa hoàn thành theo tiến
độ đề ra. Đề án 06 còn 53 nhiệm vụ chưa hoàn thành. Kế
hoạch chuyển đổi số quốc gia còn 60 nhiệm vụ chưa hoàn
thành. Thủ tướng nghiêm khắc phê bình các bộ, ngành,
địa phương chưa xây dựng kế hoạch hoạt động ban chỉ
đạo chuyển đổi số” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Cùng với đó là phát triển kinh tế còn chưa tương xứng
với tiềm năng, đầu tư còn dàn trải; phát triển hạ tầng số,
nền tảng số, dữ liệu số chưa khắc phục được tình trạng
manh mún, cát cứ thông tin; công tác an ninh mạng, an
toàn thông tin nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức;
cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính còn chậm…
Thủ tướng cũng chỉ ra năm bài học kinh nghiệm, trong
đó người đứng đầu Chính phủ cho rằng “bài học kinh
nghiệm tôi thấy quan trọng nhất là người đứng đầu vào
cuộc với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt;
thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc
ấy, không dàn trải; phân công trách nhiệm phải rõ người,
rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời hạn, rõ sản phẩm, rõ kết
quả; phải kiểm tra, đôn đốc, theo dõi, chỉ đạo, thưởng phạt
phải phân minh, kịp thời. Đó là kinh nghiệm tôi thấy lúc
nào cũng đúng, lĩnh vực nào cũng đúng”.
Từ các phân tích, đánh giá, Thủ tướng đã nêu ra tám
nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện trong thời gian tới.
Trong đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tiếp tục
nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của
chuyển đổi số, nhất là phát triển kinh tế số và đặc biệt là
xây dựng cơ sở dữ liệu.
Đồng thời, phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung
tâm, chủ thể trong chuyển đổi số quốc gia; tập trung xây
dựng cơ sở dữ liệu cho bộ, ngành, địa phương, phải chia
sẻ dữ liệu này và tập trung về cơ sở dữ liệu quốc gia, cái
gì thuộc về bí mật không chia sẻ thì đã có quy định về bí
mật nhà nước.
Phấn đấu đến năm 2025, 100% dịch vụ công trực tuyến
được thực hiện toàn trình, 50% dân số trưởng thành được
sử dụng dịch vụ công trực tuyến; 90% người dân, doanh
nghiệp hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính thông
qua chuyển đổi số; 50% thủ tục, giấy tờ của người dân
liên quan dữ liệu dân cư được cắt giảm…
NHẪN NAM
ThủtướngPhạmMinhChính,ChủtịchỦybanQuốcgiavềchuyểnđổi
số,chủtrìphiênhọp.Ảnh:VGP
duy trì ở mức cao, gây khó khăn
cho việc sản xuất, kinh doanh và
đời sống của người dân.
Cùng với đó, tình trạng doanh
nghiệp bố trí lao động làm việc theo
ca và tổ chức bữa ăn ca nhưng chất
lượng bữa ăn cũng như công tác an
toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn
tập thể chưa được đảm bảo.
Ngoài ra còn có tình trạng thời
tiết thay đổi thất thường, thường
xuyên xảy ra hiện tượng nắng nóng,
hạn mặn xâm nhập sâu, mưa lũ gây
ngập úng tại nhiều địa phương; tình
hình cháy nổ gây hậu quả lớn vẫn
liên tiếp xảy ra thời gian gần đây.
Vẫn còn tình trạng
thiếu thuốc trong BHYT
Một trong những nội dung đáng
chú ý, Trưởng ban Dân nguyện
DươngThanh Bình cho hay cử tri và
nhân dân phản ánh tình trạng người
bệnh tham gia BHYT đi khám chữa
bệnh vẫn không đủ một số thuốc,
hóa chất xét nghiệm thuộc danh
mục thuốc do BHYT chi trả. Điều
này làm ảnh hưởng đến quyền lợi
của người bệnh tham gia BHYT.
Từ thực tế, Ban Dân nguyện
kiến nghị Ủy ban Thường vụ QH
đề nghị Chính phủ, Thủ tướng chỉ
đạo các bộ, ngành liên quan “đảm
bảo cung cấp thuốc BHYT cho
người bệnh”.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch
Hội đồng Dân tộc của QHYThanh
Hà Niê Kđămnêu lại tình trạng thiếu
một số thuốc, thiết bị y tế trong danh
mục chi trả BHYT ở một số nơi, kể
cả một số vùng miền núi, đồng bào
đi khám chữa bệnh vẫn chưa đảm
bảo, phải mua bên ngoài.
Ông cũng dẫn lại trả lời của bộ
trưởng BộYtế trước QHkhẳng định
“việc này đến giờ không thiếu”,
cũng như các cơ chế, chính sách,
các quy định đảm bảo cho các bệnh
viện thực hiện.
“Nhưng có vẻ như các bệnh viện
sau quá trình thực hiện chưa giải
quyết được vướng mắc, hạn chế
này” - chủ tịch Hội đồng Dân tộc
nhấn mạnh việc này ảnh hưởng đến
người dân, nhất là người bệnh, đặc
biệt là các hộ cận nghèo.
“Cần hết sức quan tâm, có các
biện pháp rất cụ thể để giải quyết.
Cần làm rõ thiếu thuốc do trách
nhiệm của ngành y tế hay do thực tế
khách quan” - vẫn lời ông YThanh
Hà Niê Kđăm.
ĐỨCMINH
N
gày 10-7, tại phiên họp thứ
35, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội (QH) cho ý kiến về báo
cáo công tác dân nguyện của QH
tháng 5 và tháng 6.
Tiền lương, giá cả thu hút
sự quan tâm của cử tri
Tại phiên họp, Trưởng ban Dân
nguyện Dương Thanh Bình cho hay
cử tri và nhân dân đánh giá cao kết
quả kỳ họp thứ bảy vừa qua.
Tại kỳ họp, QH đã kiện toàn các
chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch
QH, phó chủ tịchQHvà bầu bổ sung
ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, phê
chuẩn bổ nhiệmphó thủ tướngChính
phủ, bộ trưởng Bộ Công an.
“Cử tri đặc biệt quan tâm đến việc
QH điều chỉnh mức lương tối thiểu
vùng, quy định cơ chế tiền lương
đối với doanh nghiệp nhà nước và
điều chỉnh mức lương cơ sở” - ông
Dương Thanh Bình nói.
Cùng với đó, cử tri cũng quan tâm
việc QH đã thông qua những dự án
luật có nội dung liên quan trực tiếp
đến cuộc sống của người dân và kỳ
vọng những quyết sách này sẽ giúp
tháo gỡ khó khăn, góp phần phát
triển kinh tế đất nước, ổn định và
nâng cao đời sống của người dân.
Tuy nhiên, Trưởng ban Dân
nguyện thông tin cử tri và nhân dân
lo lắng việc tình hình giá cả một số
mặt hàng đều biến động tăng, giá
nguyên vật liệu biến động mạnh và
Trưởng banDân nguyệnDương Thanh Bình. Ảnh: PHẠMTHẮNG
Cử tri rất quan tâm biến động giá,
thiếu thuốc BHYT
Tình hình giá cảmột sốmặt hàng, giá nguyên vật liệu biến độngmạnh và duy trì ởmức cao,
gây khó khăn cho việc sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.
Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch
QH Trần Quang Phương đề nghị
Chính phủ chỉ đạo quyết liệt về
giải quyết vấn đề danh mục thuốc,
vật tư y tế thuộc danh mục BHYT
còn thiếu.
“Bộ trưởng báo cáo không thiếu
nhưng thực tế các bệnh viện, cơ sở
y tế giải quyết trường hợp này rất
khó khăn. Một số loại thuốc trong
danh mục BHYT nhưng người dân
vẫn phải mua bên ngoài” - phó chủ
tịch QH đề nghị Chính phủ “phân
tích rõ nguyên nhân” của việc này. •
Phó Chủ tịch Quốc hội
Trần Quang Phương đề
nghị Chính phủ chỉ đạo
quyết liệt về giải quyết
vấn đề danh mục thuốc,
vật tư y tế thuộc danh
mục BHYT còn thiếu.
Cử tri rất lo lắng về dịch bệnh
Nêu ý kiến tại phiên họp, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Thanh cho hay
cử tri rất lo lắng về dịch bệnh mới xuất hiện có thể gây chết người, lây
qua tiếp xúc là bệnh bạch hầu.
Nhắc tới trường hợp bệnh vừa phát hiện ở Bắc Giang, phó chủ tịch QH
đề nghị cần tăng cường tuyên truyền, đặc biệt là dịch tễ. Nói cách khác,
khi có những dấu hiệu của bệnh nguy hiểm lây lan thì có biện pháp dịch
tễ để khống chế, tránh việc lây lan dịch bệnh…