9
Cần tính toánmức thu
hợp lý
Một chuyên gia giao thông
cho rằng trục Bắc - Nam hiện có
các tuyến song hành, người dân
có quyền lựa chọn. Nếu muốn đi
nhanh,chủphươngtiệnsẽlựachọn
vào cao tốc và phải chịu phí; còn
không, có thể lựa chọn các tuyến
quốc lộ khác để tránh mất phí.
Thêm vào đó, việc thu phí sẽ
điều tiết lưu lượng xe trên tuyến,
tránh trườnghợpxe vàoquáđông
khiến cao tốc trở thành quốc lộ
như tuyến TP.HCM - Trung Lương
hiện nay. Cạnh đó, thu phí sẽ giúp
kiểm soát được loại xe, tải trọng
xe một cách chuẩn xác. Từ đó
đảm bảo được tuổi thọ bền lâu
của công trình, vì xe quá trọng
lượng, quá tải ảnh hưởng rất lớn
đến thiết kế của cao tốc.
Vềmức phí, chuyên gia này cho
rằng các cơ quan chức năng phải
tính toán cho phù hợp, vừa đảm
bảo sức “mua”của người dân vừa
đảm bảo Nhà nước thu hồi được
vốnvà các chi phí vậnhành, bảo trì
toàn tuyến. Bởi chi phí vận hành,
bảo trì tuyếncao tốc caogấpnhiều
lần so với quốc lộ.
Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây, Mỹ
Thuận - Cần Thơ.
Số lượng dự án cao tốc sẽ tăng gấp
đôi vào cuối năm 2025 nếu 12 dự án
thành phần thuộc tuyến đường cao tốc
Bắc - Nam giai đoạn 2 (2021-2025)
hoàn thành đúng kế hoạch.
Về mức phí, Cục Đường bộ xác
định phải đảm bảo hợp lý, hài hòa
với mức thu dịch vụ sử dụng đường
bộ và đường cao tốc đầu tư theo hình
thức đối tác công tư (PPP). Song song
đó, mức thu cho phép người sử dụng
đường cao tốc chia sẻ lợi ích với Nhà
nước, thấp hơn lợi ích người sử dụng
đường cao tốc thu được.
Trên cơ sở đó, cơ quan soạn thảo
đề xuất mức phí đối với các tuyến
cao tốc được đầu tư đồng bộ theo
quy chuẩn như sau: Đường cao tốc
có bốn làn xe, mức phí thấp nhất là
1.300 đồng/km, cao nhất là 5.200
đồng/km. Đường cao tốc có bốn làn
xe trở lên, mức phí thấp nhất là 1.500
đồng/km, cao nhất là 6.000 đồng/km.
Đối với đường cao tốc đưa vào
khai thác trước ngày 1-1-2025 mà
chưa đạt chuẩn theo quy định (chưa
có trạm dừng nghỉ, đường gom…)
có mức phí như sau: Đường cao
tốc có bốn làn xe hạn chế, mức phí
thấp nhất là 900 đồng/km, cao nhất
là 3.600 đồng/km; đường cao tốc
có bốn làn xe và làn dừng khẩn cấp
liên tục, mức phí thấp nhất là 1.000
đồng/km, cao nhất là 4.000 đồng/km;
đường cao tốc có bốn làn xe trở lên,
mức phí thấp nhất là 1.100 đồng/km,
cao nhất là 4.400 đồng/km.
Với phương án mức thu như
trên, dự kiến sau khi triển khai thu
phí đối với các tuyến cao tốc đang
khai thác, số phí thu được có thể
đạt 3.210 tỉ đồng mỗi năm. Số thu
nộp ngân sách nhà nước là 2.850 tỉ
đồng mỗi năm.
“Đây là khoản kinh phí rất quý để
Nhà nước có thêm nguồn lực thực
hiện công tác bảo trì các tuyến cao
tốc hiện hữu, cũng như để đầu tư
cho các dự án cao tốc mới…” - Cục
Đường bộ cho hay.
Thu phí cao tốc
không vì lợi nhuận
Ông Bùi Quang Thái, Cục trưởng
Cục Đường bộ, cho biết nghị định
xây dựng theo hướng chất lượng
dịch vụ đường cao tốc tương ứng
với mức thu, đường đảm bảo các
tiêu chuẩn sẽ có mức phí khác với
các tuyến đường chưa đáp ứng các
tiêu chuẩn. Thêm vào đó, Nhà nước
thu phí đường cao tốc không phải vì
lợi nhuận mà để phục vụ cho công
tác bảo trì và đầu tư phát triển các
tuyến cao tốc mới.
Về hình thức thu phí, lãnh đạo Cục
Đường bộ cho biết hiện đang nghiên
cứu hai hình thức đó là Nhà nước
tự tổ chức thực hiện hoặc nhượng
quyền cho tư nhân quản lý và khai
thác (O&M).
Với hình thức thứ nhất, cơ quan
quản lý tài sản đường cao tốc sẽ là
Cục Đường bộ. Theo đó, cục sẽ đấu
thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch
vụ thu phí trên nền tảng hệ thống thu
phí tự động không dừng. “Phương án
này có nhược điểm là thu phí kiểu
“nhặt dần”, sau khi trừ chi phí tổ
chức thu sẽ nộp ngân sách…” - ông
Thái nói.
Với hình thức thứ hai, Nhà nước
sẽ bán quyền thu phí cho nhà đầu
tư trong một khoảng thời gian nhất
định. Họ sẽ đứng ra thu phí và quản
lý, bảo trì tuyến đường. “Phương án
này có ưu điểm là Nhà nước sẽ thu
VIẾT LONG
C
ục Đường bộ đang đề nghị
Bộ GTVT tiến hành thu phí
sử dụng đường bộ cao tốc do
Nhà nước đầu tư. Trong đó, cục đề
xuất mức phí cụ thể cho từng tuyến
đường, với mức thấp nhất là 900
đồng/km, cao nhất là 6.000 đồng/
km, tùy từng nhóm, loại phương
tiện và tuyến đường.
Mức phí dựa trên nguyên
tắc hài hòa lợi ích các bên
Luật Đường bộ (có hiệu lực từ ngày
1-10-2024) quy định cho phép Nhà
nước được thu phí với các phương
tiện lưu thông trên cao tốc do Nhà
nước đầu tư để có nguồn vốn bảo trì
và đầu tư các tuyến cao tốc mới. Để
tránh khoảng trống pháp lý khi luật
có hiệu lực, Cục Đường bộ vừa tham
mưu Bộ GTVT ban hành nghị định
quy định về thu phí sử dụng đường
bộ cao tốc.
Theo đó, cao tốc sẽ được tiến
hành thu phí khi đảm bảo ba điều
kiện gồm: Công trình đường bộ cao
tốc được thiết kế, đầu tư xây dựng
theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật
về đường cao tốc; hoàn thành thi
công xây dựng, đưa vào khai thác,
sử dụng theo quy định; hoàn thành
lắp đặt trạm thu phí, hệ thống phần
mềm, thiết bị đảm bảo công tác vận
hành, phục vụ việc thu phí.
Đối với đường cao tốc đưa vào
khai thác trước ngày 1-1-2025 mà
chưa đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn
đường cao tốc thì việc thu phí được
triển khai khi đã hoàn thành thi công
và lắp đặt xong trạm thu phí…
Chiếu theo quy định trên, Cục
Đường bộ cho biết hiện có 12 dự án
cao tốc do Nhà nước đầu tư, đại diện
chủ sở hữu, đã hoàn thành và đưa vào
khai thác, sử dụng. Cụ thể, cao tốc
Lào Cai - KimThành, Hà Nội - Thái
Nguyên, TP.HCM - Trung Lương,
Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - Quốc
lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi
Sơn - Diễn Châu, Cam Lộ - La Sơn,
La Sơn - Hòa Liên, Vĩnh Hảo - Phan
Cục Đường bộ đề xuấtmức thu phí đường bộ cao tốc Bắc - Namvà các tuyến cao tốc doNhà nước đầu tư. Ảnh: P.PHONG
Đề xuất mức thu phí đường bộ
cao tốc Bắc - Nam
được một khoản tiền lớn ngay để tái
đầu tư các tuyến cao tốc, không phải
“nuôi” bộ máy quản lý và thu phí.
Tuy nhiên, với những tuyến cao tốc
có lưu lượng xe thấp sẽ khó hấp dẫn
nhà đầu tư…” - ông Thái phân tích.
Ông Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy
ban Pháp luật của Quốc hội, cho rằng
hiện nay nhiều quốc gia, kể cả các
quốc gia phát triển cũng thực hiện
thu phí đường do Nhà nước đầu tư
để có nguồn xây mới các tuyến cao
tốc. Vì vậy, việc thu phí cao tốc do
Nhà nước đầu tư là phù hợp.
Về hình thức thu phí, ông Hòa
cho rằng nên kết hợp cả hai. Cụ
thể, tuyến đường có lưu lượng xe
lớn có thể bán quyền thu phí, còn
tuyến có lưu lượng xe thấp thì Nhà
nước nên đứng ra thu.•
NắngnóngởmiềnBắc vàmiềnTrung sắpkết thúc
Nhà nước thu phí đường
cao tốc không phải vì
lợi nhuận. Việc thu phí
nhằmmục đích phục
vụ cho công tác bảo trì
và đầu tư phát triển các
tuyến cao tốc mới.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc
gia, tình trạng nắng nóng ở miền Bắc và miền Trung
đã diễn ra nhiều ngày nay. Ngày 10-7, khu vực từ
Thanh Hóa đến Quảng Ngãi vẫn có nắng nóng, có
nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến
khoảng 35-37 độ, có nơi trên 37 độ.
Đơn cử như huyện Như Xuân (Thanh Hóa) 36,2 độ,
Tây Hiếu (Nghệ An) 38,4 độ, Hương Sơn (Hà Tĩnh)
37,3 độ, Ba Đồn (Quảng Bình) 38,2 độ… Khu vực
Đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao
nhất phổ biến khoảng 35-36 độ, có nơi trên 36 độ như:
Láng (Hà Nội) 36,5 độ, Nho Quan (Ninh Bình) 36,5
độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 50%-70%.
Hôm nay (11-7), khu vực từ Thanh Hóa đến Phú
Yên tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với
nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 38
độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45%-50%.
Khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, phía nam Sơn La và
Hòa Bình có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ
biến 35-36 độ, có nơi trên 36 độ; độ ẩm tương đối
thấp nhất phổ biến 55%-60%.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc
gia, nắng nóng ở miền Bắc có khả năng kéo dài đến
khoảng ngày 13-7, tức là còn kéo dài trong khoảng ba
ngày tới là kết thúc. Ở miền Trung có khả năng kéo
dài đến khoảng ngày 14-7, sau đó dịu dần.
AN HIỀN
Cục Đường bộ đề xuất mức thu phí đường bộ cao tốc thấp nhất là 900 đồng/km, cao nhất là 6.000 đồng/km,
tùy từng nhóm, loại phương tiện và tuyến đường lưu thông.
Những ngày
qua, nắng
nóng diễn
ra gay gắt ở
các tỉnhmiền
Trung.
Ảnh:
NGUYỄNDO