16
cảnh sát cho phép.
Đại sứ Phạm Việt Hùng
đánh giá cao việc Thủ tướng
Thái Lan Srettha Thavisin
cùng các lãnh đạo cấp cao
của cảnh sát Thái Lan đã có
mặt ngay tại hiện trường và
tổ chức họp báo thông báo
sơ bộ trong tối 16-7.
Đại sứ cho biết đại sứ quán
sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ
quan chức năng sở tại trong
quá trình điều tra vụ việc và
sớm có thông tin thêm cho
báo chí.•
Cảnh sát Thái Lan thông tin
vụ 6 người bị đầu độc
Truyền thôngThái Lan dẫn thông tin từ cảnh sát nước này rằng bà Sherine Chong, một trong sáu người
tử vong tại khách sạn ở thủ đô Bangkok, có thể là nghi phạmđầu độc nhómngười Việt ở Bangkok.
T.VY -N.DIỆP
S
áng 17-7, tại Bangkok,
cảnh sát Hoàng gia Thái
Lan đã tổ chức họp báo
công bố nguyên nhân sơ bộ
vụ sáu người Việt, gồm hai
người quốc tịch Mỹ và bốn
người quốc tịchViệt Nam, đã
tử vong tại khách sạn Grand
Hyatt Erawan ở quận Pathum
Wan vào tối 16-7.
Mâu thuẫn nợ nần
dẫn đến đầu độc
Trong buổi họp báo, cảnh
sát Thái Lan nêu rõ nguyên
nhân vụ sáu người Việt tử
vong ở Bangkok do mâu
thuẫn nợ nần và một trong
sáu người đã đầu độc những
người khác rồi tự sát.
TạiđồncảnhsátLumpini,Thiếu
tướngTheeradet Thumsuthee,
lãnh đạo Đội Điều tra thủ đô
thuộc lực lượngcảnhsátHoàng
giaThái Lan, cho biết cảnh sát
đã thẩm vấn con gái của một
trong những nạn nhân và các
nhân chứng khác trong đêm
16-7 và đã có được các thông
tin hữu ích.
“Theo thông tin thu thập
được, động cơ vụ án nhiều
khả năng liên quan đến vấn
đề nợ nần, không phải các
vấn đề khác” -
Bangkok Post
dẫn lời Thiếu tướng Teeradej.
Theo tờ
Khaosod
(Thái Lan)
dẫn thông tin từ cảnh sát Thái
Lan, cảnh sát tin rằng động
cơ có thể liên quan đến vấn
đề nợ nần và nghi phạm là bà
Sherine Chong (56 tuổi, người
gốc Việt quốc tịch Mỹ) vì bà
có thói quen kêu gọi đầu tư
và đang có mâu thuẫn về tiền
bạc với những người còn lại.
Tuy chưa có kết luận cuối
cùng về chất độc trong vụ
đầu độc nhưng theo nguồn
tin của
Bangkok Post,
cảnh
sát pháp y đã phát hiện một
chất giống xyanua trong cốc
đã qua sử dụng, nơi các thi
thể được tìm thấy, đặc biệt
là chất độc này mạnh hơn cả
xyanua và cực kỳ nguy hiểm.
Giám đốc Cơ quan khoa
học pháp y cảnh sát Trairong
Phiewphan cho biết có chất
độc trong đồ uống giống như
cà phê đen được tìm thấy
trong hai bình tại phòng nơi
sáu người tử vong.
Cảnh sát Thái Lan đã xác
định được danh tính người
thứ bảy, được cho là đã đặt
phòng ở cùng với sáu nạn
nhân. Người này là em gái
của một trong sáu nạn nhân
và đã về nước từ ngày 10-7.
Cảnh sát cho rằng người này
không liên quan đến vụ án.
Tiếp tục phối hợp với
cơ quan chức năng
sở tại
Về phía Đại sứ quán Việt
Nam tại Thái Lan, Đại sứ
Phạm Việt Hùng cho biết
đại sứ quán đang phối hợp
chặt chẽ với các cơ quan
chức năng sở tại và các đơn
vị của Bộ Ngoại giao để theo
Cảnh sát Thái Lan họp bàn về vụ việc sáu người tử vong tại khách sạn ở Bangkok. Ảnh: MATICHON
Thủ tướng Pháp từ chức, chưa rõ
người kế nhiệm
Ngày 16-7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã
chấp nhận đơn từ chức của Thủ tướng Gabriel Attal và
chính phủ nước này nhưng yêu cầu ông Attal nắm quyền
cho đến khi chính phủ mới được bổ nhiệm, theo đài CNN.
Thủ tướng Attal đề nghị từ chức vào tuần trước sau khi
liên minh trung dung của ông Macron không giành chiến
thắng ở vòng 2 cuộc bầu cử Quốc hội. Vào thời điểm đó,
Tổng thống Macron từ chối, yêu cầu ông Attal tiếp tục tại
vị để duy trì sự ổn định.
Tám ngày sau, ông Macron chấp nhận đơn từ chức của
ông Attal sau cuộc họp tại điện Elysee nhưng một lần
nữa yêu cầu ông tiếp tục tại vị cho đến khi chính phủ mới
được thành lập. Điều này có nghĩa là chính trường Pháp
vẫn còn bất ổn sau cuộc bầu cử Quốc hội và vẫn chưa rõ
ai sẽ là thủ tướng kế nhiệm ông Attal.
Trong một diễn biến liên quan, các nhà lập pháp Pháp sẽ
nhóm họp vào ngày 18-7 để bầu chủ tịch Quốc hội khóa
mới sau cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua.
Theo kết quả chính thức vòng 2 cuộc bầu cử Quốc hội
Pháp, liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân mới (NFP) đã
giành được 182 ghế, kế đến là liên minh trung dung của
Tổng thống Macron với 163 ghế và đứng thứ ba là đảng
cực hữu Tập hợp Quốc gia (RN) với 143 ghế.
V.KHANG
Nga: Ukraine tung “hỏa mù” khi
tuyên bố sẵn sàng đàm phán hòa bình
Ngày 16-7, ông Alexey Polishchuk, Vụ trưởng Vụ Cộng
đồng các quốc gia độc lập thứ hai (CIS) thuộc Bộ Ngoại
giao Nga, nói rằng mọi tuyên bố của Kiev về việc sẵn
sàng giải quyết xung đột Ukraine thông qua các biện pháp
chính trị - ngoại giao chỉ là đòn hỏa mù, theo hãng thông
tấn
TASS.
Theo ông Polishchuk, trên thực tế sắc lệnh cấm đàm
phán với Nga mà chính quyền Kiev ban hành hiện vẫn còn
hiệu lực ở Ukraine.
“Nếu chính quyền ở Kiev thực sự sẵn sàng giải quyết
cuộc khủng hoảng thông qua biện pháp chính trị và ngoại
giao thì trước hết họ sẽ hủy bỏ sắc lệnh cấm đàm phán
với lãnh đạo Nga và đồng ý thảo luận các sáng kiến khác
ngoài công thức hòa bình của Tổng thống Volodymyr
Zelensky” - ông Polishchuk nói.
Nhà ngoại giao này lưu ý rằng việc Ukraine tuyên bố
sẵn sàng đàm phán hòa bình với Nga là nhằm mục đích
“kiếm được thiện cảm của các quốc gia ở Nam bán cầu,
lôi kéo các nước này về phía phương Tây và chống Nga”.
Chia sẻ với đài Zvevda cùng ngày, phát ngôn viên điện
Kremlin Dmitry Peskov phản hồi về thông tin ông Zelensky
muốn Nga dự Hội nghị hòa bình Ukraine lần thứ hai.
Ông Peskov cho biết mục tiêu và chương trình nghị sự
của một sự kiện như vậy là không rõ ràng, lưu ý rằng Hội
nghị hòa bình Ukraine lần thứ nhất (diễn ra ở Thụy Sĩ)
vốn đã không đạt được tiến bộ nào trong việc giải quyết
cuộc khủng hoảng.
Ông Peskov nhấn mạnh hội nghị lần thứ nhất mà Nga
không được mời “hoàn toàn không phải là một hội nghị
thượng đỉnh hòa bình”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova coi
hội nghị thượng đỉnh do Thụy Sĩ đăng cai là một thất bại,
nói rằng gần một nửa số phái đoàn được mời (bao gồm
Trung Quốc) đã không có mặt, theo đài RT.
Theo bà Zakharova, hội nghị lần thứ nhất vừa qua đã
thất bại trong việc thiết lập bối cảnh để các bên đàm phán
về một nền hòa bình bền vững.
Ukraine chưa lên tiếng về các phát ngôn trên từ phía
Nga.
D.KHANG
FBI tham gia điều tra,
Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng
Sáng17-7,Thủ tướngThái Lan SretthaThavisin chobiết
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã tham gia cùng chính
quyền Thái Lan trong quá trình điều tra vụ sáu người
nước ngoài tử vong tại khách sạn Grand Hyatt Erawan
ở quận PathumWan (Bangkok) trước đómột ngày, theo
hãng tin
Bloomberg.
Thủ tướng Srettha cho hay FBI đang hỗ trợ vụ việc vì
hai trong sáu người nước ngoài tử vong là công dân Mỹ.
Bốn nạn nhân còn lại là công dân Việt Nam.
Trướcđó,trongcuộchọpbáohôm16-7(giờđịaphương),
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho
biết Mỹ đã nắm thông tin về việc hai công dân Mỹ chết
ở Bangkok, theo trang web Bộ Ngoại giao Mỹ.
“Chúng tôi xin gửi lời chia buồn chân thành tới các
gia đình về nỗi mất mát. Chúng tôi đang theo dõi chặt
chẽ tình hình và sẵn sàng hỗ trợ lãnh sự”- ông Miller nói
trong cuộc họp báo.
Trả lời câu hỏi liên quan vụ
việc sáu người thiệt mạng tại
khách sạn ở Bangkok,Thái Lan
tối 16-7, người phát ngôn Bộ
Ngoại giaoViệt NamPhạmThu
Hằng cho biết:“Theo thông tin
mới nhất của Đại sứ quán Việt
Nam tại Thái Lan, các cơ quan
chức năng Thái Lan cho biết
bốn trong sáu người tử vong
là công dân Việt Nam”.
Tiêu điểm
Cảnh sát pháp y đã
phát hiện một chất
giống xyanua trong
cốc đã qua sử dụng,
đặc biệt là chất độc
này mạnh hơn cả
xyanua và cực kỳ
nguy hiểm.
dõi sự việc, làm rõ thông tin,
xác định nhân thân của các
nạn nhân, sẵn sàng triển khai
các biện pháp bảo hộ công
dân cần thiết.
Đại sứ Phạm Việt Hùng
bày tỏ thương tiếc và gửi lời
chia buồn tới các gia đình
có người tử vong trong vụ
đầu độc. Ngay sau khi nhận
được thông tin, theo chỉ đạo
của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Bùi Thanh Sơn và lãnh đạo
bộ, đại sứ cùng các cán bộ
đại sứ quán đã đến ngay hiện
trường để nắm bắt tình hình.
Trên cơ sở thông tinhộ chiếu
của bốn nạn nhân người Việt
Nam, đại sứ quán sẽ phối hợp
với Cục Quản lý xuất nhập
cảnh xác minh nhân thân và
thông báo tới gia đình người
bị nạn, hỗ trợ hoàn thiện các
thủ tục để người thân lo hậu
sự cho các nạn nhân ngay khi
Cảnh sát tại hiện trường khách sạnGrandHyatt Erawan ở thủ đô
Bangkok. Ảnh: FACEBOOK
Quốc tế -
Thứ Năm18-7-2024