7
Sau khi VKSND Tối cao ban hành cáo trạng truy tố
Trương Mỹ Lan (cựu chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát)
cùng 33 bị can khác trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn
2, TAND TP.HCM đã ra quyết định thụ lý vụ án và chuẩn
bị phân công thẩm phán để giải quyết theo quy định.
Vụ án này các bị can bị truy tố về các tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua
biên giới. Trong đó, bà Trương Mỹ Lan bị truy tố về cả ba
tội danh trên.
Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định bà Trương Mỹ
Lan thông qua người thân, pháp nhân và cá nhân khác
đứng tên hộ để nắm giữ phần lớn cổ phần tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn (SCB), Công ty Chứng khoán Tân Việt
(TVSI). Qua đó, thao túng, chỉ đạo, điều hành, chi phối
mọi hoạt động của các pháp nhân này.
Ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tháng 8-2018, SCB
đang ở trong tình trạng bị các cơ quan quản lý thanh tra,
kiểm tra, việc các công ty thuộc Vạn Thịnh Phát xin cấp
tín dụng từ SCB gặp khó khăn. Kèm theo đó là tình hình
nợ xấu kéo dài ở SCB.
Bà Trương Mỹ Lan đã họp với nhóm cán bộ chủ chốt để
tìm cách tháo gỡ. Từ năm 2018 đến 2020, bà Lan đã đề ra
chủ trương và chỉ đạo các bị can ở SCB, TVSI, Tập đoàn
Vạn Thịnh Phát sử dụng bốn công ty An Đông, Sunny
World, Quang Thuận và Setra phát hành 25 mã trái phiếu
khống với tổng số 308 triệu trái phiếu.
Từ đó, huy động vốn của 35.824 nhà đầu tư (nhà đầu tư
thứ cấp), thu về tổng số tiền 30.081 tỉ đồng, sử dụng vào
nhiều mục đích khác nhau, không đúng mục đích phát
hành dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu.
Ở tội rửa tiền, từ ngày 1-1-2018 đến 7-10-2022, bà Trương
Mỹ Lan và các đồng phạm đã chiếm đoạt tổng số tiền
445.748 tỉ đồng thông qua tham ô tài sản của SCB và phát
hành trái phiếu như trên. Trong quá trình chiếm đoạt số tiền
trên, bà Lan đã chỉ đạo các đồng phạm thực hiện các hành
vi rút tiền, chuyển tiền ra khỏi hệ thống SCB nhằm che giấu
nguồn gốc, hợp thức sử dụng số tiền do phạm tội.
Số tiền này chủ yếu để chi trả các khoản vay của các công
ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại SCB; trả nợ giữa các
công ty, cá nhân trong tập đoàn vay mượn nhau; chuyển tiền
ra nước ngoài thanh toán các hợp đồng khống.
Từ ngày 27-10-2012 đến 7-10-2022, bà Lan và các
đồng phạm đã lập các hợp đồng khống mua bán cổ phần,
vốn góp; tư vấn giữa các công ty tại Việt Nam và công ty
ở nước ngoài.
Thông qua các hợp đồng này thực hiện chuyển từ nước
ngoài về Việt Nam và chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài
tổng số tiền 4,5 tỉ USD. Trong đó, chuyển đi 1,5 tỉ USD,
nhận về hơn 3 tỉ USD.
Cáo buộc cho rằng Trương Mỹ Lan là người chi phối,
chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh
Phát và các pháp nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Bà Lan là người đưa ra chủ trương sử dụng các công ty
thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để phát hành trái phiếu.
Chính bà Lan là người họp bàn với các nhân sự chủ chốt
của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB, TVSI chọn và sử dụng
bốn công ty phát hành 25 mã trái phiếu khống, chiếm đoạt
30.081 tỉ đồng của 35.824 bị hại.
HỮU ĐĂNG
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Năm18-7-2024
Bà TrươngMỹ Lan (cựu chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).
Ảnh: HOÀNGGIANG
phòng Tài chính) được đề nghị giảm
từ bốn năm tù xuống còn hai năm
tù cho hưởng án treo.
Theo VKS, vào năm 2020, các bị
cáo đã có hành vi sai phạm trong
việc sử dụng kinh phí nhà nước
để nghiên cứu, sản xuất kit test
COVID-19. Việc này gây thiệt hại
hơn 18 tỉ đồng cho Học viện Quân y.
Ngoài ra, trong quá trìnhmua sắm
trang thiết bị, kit test, các bị cáo chỉ
định thầu sai quy định và nâng khống
giá. Học viện Quân y đã mua số kit
test trị giá hơn 81 tỉ đồng của Việt
Á, gây thiệt hại hơn 27,7 tỉ đồng.
Sau đó, Phan Quốc Việt chi hơn
7,1 tỉ đồng hoa hồng cho nhóm cựu
cán bộ Học viện Quân y.
Đại diện VKS Quân sự cho rằng
vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm
trọng; các bị cáo phạm tội với lỗi
cố ý trực tiếp vì động cơ vụ lợi và
dùng nhiều thủ đoạn gian dối trong
việc cấp phép kit test cho Công ty
Việt Á rồi bán thương mại.
Không có căn cứ chấp
nhận kháng cáo của Việt Á
Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị
cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội
và xin giảm nhẹ hình phạt.
Bị cáo Trịnh Thanh Hùng cung
cấp thêm bằng khen của vợ con,
cha mẹ vợ, đơn đề nghị của thứ
trưởng Bộ KH&CN đề nghị giảm
nhẹ cho bị cáo.
Ngoài ra, bị cáo đã khắc phục
hậu quả, thể hiện sự thành khẩn,
ăn năn hối cải, tích cực làm sáng
tỏ vụ án, có thành tích trong công
tác…Như vậy, có căn cứ giảm hình
phạt cho bị cáo.
Với bị cáo Phan Quốc Việt, VKS
cho rằng bị cáo có tình tiết mới là
khắc phục thêm 200 triệu đồng, ghi
nhận Việt đóng góp tích cực, giúp
đẩy lùi dịch bệnh trên cả nước, bị
cáo thành khẩn, ăn năn… nên có
BÙI TRANG
N
gày 17-7, Tòa án Quân sự
Trung ương xét xử phúc thẩm
bị cáo Phan Quốc Việt (chủ
tịch kiêm tổng giám đốc Công ty
CP Công nghệ Việt Á).
Phiên tòa đượcmở theo kháng cáo
xin giảm nhẹ hình phạt của bảy bị
cáo. Bị đơn dân sự là Công ty Việt
Á kháng cáo xin xem xét lại phần
trách nhiệm dân sự.
Vụ án có tính chất
đặc biệt nghiêm trọng
Đại diệnVKSQuân sựTrungương
đề nghị giảm cho bị cáo Phan Quốc
Việt từ 25 năm tù xuống còn 22 năm
tù cả về hai tội lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công
vụ và tội vi phạm quy định về đấu
thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo Trịnh Thanh Hùng (cựu
phó vụ trưởng Vụ Các ngành kinh
tế - kỹ thuật, Bộ KH&CN) được
đề nghị giảm từ 15 năm tù xuống
còn 13 năm tù.
Bị cáo Hồ Anh Sơn (cựu thượng
tá, cựu phó giám đốc Viện Nghiên
cứu y dược học quân sự, Học viện
Quân y) được đề nghị giảm từ 12
năm tù xuống còn 10 năm tù cùng
về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ.
Bị cáo Nguyễn Văn Hiệu (cựu
trưởng phòng Trang bị vật tư Học
viện Quân y) được đề nghị giảm từ
bảy năm tù xuống còn năm năm tù;
Lê Trường Minh (cựu trưởng ban
Hóa dược) và Vũ Đình Hiệp (cựu
phó tổng giám đốc Công ty Việt Á)
từ sáu năm tù xuống còn bốn năm tù.
Riêng NgôAnh Tuấn (cựu trưởng
Các bị
cáo tại
phiên
tòa
phúc
thẩm.
Ảnh: XA
Chủ tịch Công ty Việt Á Phan
Quốc Việt được đề nghị giảm án
Bị cáo PhanQuốc Việt được đại diện VKS Quân sự Trung ương đề nghị giảmba năm tù, từ 25 năm tù
xuống còn 22 năm tù.
căn cứ giảm nhẹ hình phạt.
Tương tự, bị cáo HồAnh Sơn có
tình tiết mới là bằng khen của chủ
tịch UBND tỉnh Bắc Giang; có cống
hiến trong giáo dục, phòng, chống
dịch bệnh…
VKS cho rằng cần phân hóa vai
trò để áp dụng hình phạt với bị cáo
một cách công bằng nên có căn cứ
đáp ứng kháng cáo xin giảm nhẹ
hình phạt của Sơn.
Nhóm bốn bị cáo ở tội vi phạm
đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
cũng được ghi nhận nhiều tình tiết
giảm nhẹ. Cả bốn bị cáo đều thành
khẩn khai báo, ăn năn hối cải, có
thành tích trong công tác… Bị cáo
Hiệu còn từng tham gia gìn giữ hòa
bình tại Nam Sudan.
Về phần dân sự, đại diện VKS
cho rằng các tình tiết đều được cấp
sơ thẩm xem xét nên không có căn
cứ chấp nhận kháng cáo của Công
ty Việt Á.
Trước đó, cấp sơ thẩm xác định
Học viện Quân y (nguyên đơn dân
sự) bị thiệt hại hơn 46 tỉ đồng, đã
được bồi thường hơn 10 tỉ đồng.
Do vậy, Công ty Việt Á (bị đơn dân
sự) phải bồi hoàn hơn 31 tỉ đồng
và bị cáo Hồ Anh Sơn bồi thường
hơn 1,6 tỉ đồng.•
TANDTP.HCMchính thức thụ lý vụánVạnThịnhPhát giai đoạn2
Theo VKS, vụ án có tính
chất đặc biệt nghiêm
trọng, các bị cáo phạm
tội với lỗi cố ý trực tiếp vì
động cơ vụ lợi và dùng
nhiều thủ đoạn gian dối
trong việc cấp phép kit
test cho Công ty Việt Á
rồi bán thương mại.
Theo hồ sơ, năm2021, Học việnQuân y tổ chức trung
tâmxét nghiệmdã chiến thamgia hỗ trợ phòng, chống
dịch COVID-19 ở Bắc Ninh, Bắc Giang, TP.HCM…
Học viện Quân y đã đề nghị Bộ Quốc phòng cho
dùng hơn 17,5 tỉ đồngmua 390 bộ kit test (tương ứng
37.440 kit xét nghiệm) của Công ty Việt Á. Tuy nhiên,
giá trị hợp đồng sau đó được nâng lên 77.280 kit test
tương ứng hơn 32,2 tỉ đồng, cao hơn 14,6 tỉ đồng so
với báo cáo gửi Bộ Quốc phòng.
Sau đó,VũĐìnhHiệp trong vai trò phó tổng giámđốc
Việt Á đãmang hơn 3 tỉ đồng tiền hoa hồng đưa cho bị
cáoNguyễnVănHiệu, choNgôAnhTuấn921 triệuđồng.
Tổngcộng, Học việnQuânyđãmua sốkit test trị giáhơn
81 tỉ đồng củaViệt Á với giá cao hơn báo cáo, gây thiệt hại
hơn27,7tỉđồng.Sauđó,PhanQuốcViệtvàVũĐìnhHiệpchi
hơn7,1tỉđồnghoahồngchonhómcánbộHọcviệnQuâny.
Chi hơn 7,1 tỉ đồng tiền hoa hồng cho cán bộ