157-2024 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Năm18-7-2024
sảnh chính và hành lang để những
người tham gia phiên tòa theo dõi.
Vụ án được xét xử trực tiếp tại trụ
sở TAND TP.HCM, kết hợp truyền
dẫn hình ảnh, âm thanh tại điểm cầu
trại giam T30 - Công an TP.HCM
(huyện Củ Chi, TP.HCM).
Do tính chất, đặc điểm của vụ
án nên HĐXX sẽ xét hỏi, thẩm tra
đối với từng nhóm tội danh, nhóm
hành vi. Khi đến lịch thẩm tra, xét
hỏi đối với nhóm bị cáo nào thì
các bị cáo đó sẽ được trích xuất,
dẫn giải đến tòa để thẩm vấn trực
tiếp. Các bị cáo thuộc nhóm còn
lại sẽ được theo dõi phiên xử qua
đường truyền.
Điều này đảm bảo tất cả bị cáo,
luật sư và những người liên quan
trong vụ án được theo dõi xuyên
suốt diễn biến phiên tòa, đảm bảo
tất cả bị cáo (dù theo dõi ở điểm
cầu T30) vẫn được tương tác và làm
việc với HĐXX, quyền của các bị
cáo sẽ được đảm bảo tối đa.
Dự kiến phiên tòa sẽ xét xử kéo
dài trong ba tháng, tới ngày 18-10
do thẩm phán HuỳnhVăn Trực (Phó
Chánh Tòa Hình sự) làm chủ tọa.
Đại diện VKS tham gia phiên tòa
là các kiểm sát viên Trần Thị Liên,
Nguyễn Vũ Mai Diễm, Lê Trương
Hà Linh, Phạm Văn Hiền.
Cựu cục trưởng nhận
hối lộ hàng chục tỉ đồng
Cáo trạng xác định trong thời gian
giữ chức vụ cục trưởng Cục ĐKVN,
ông Trần Kỳ Hình phát hiện có sai
phạm, tiêu cực xảy ra tại các phòng
trực thuộc Cục ĐKVN, các TTĐK,
chi cục ĐK.
Tuy nhiên, ông Hình đã không
chấn chỉnh, xử lý mà còn nhận tiền
hối lộ của doanh nghiệp, các đơn vị
ĐK để bỏ qua các sai phạm trong
việc cấp phép đủ điều kiện hoạt
động TTĐK.
Ông Hình còn nhận tiền của lãnh
đạo các phòng, TTĐK về các sai
phạm trong quá trình kiểm định
phương tiện, nhận tiền hối lộ trong
quá trình thẩm định hồ sơ thiết kế
với tổng số tiền hơn 7,1 tỉ đồng.
Ngoài ra, ông Hình lợi dụng chức
vụ, quyền hạn, vị trí công tác, làm
trái quy định, đã duyệt cấp thông
báo năng lực cho 63 hồ sơ cơ sở
đóng tàu không đủ điều kiện cấp
theo quy định.
Bị cáo Đặng Việt Hà (thay vị trí
cục trưởng sau khi ông Trần Kỳ
Hình nghỉ hưu) đã không thực hiện
đúng chức trách, nhiệm vụ người
đứng đầu, buông lỏng quản lý, thiếu
kiểm tra…
Khi phát hiện sai phạm, tiêu cực,
vì vụ lợi cá nhân, bị cáo này đã chỉ
đạo trái pháp luật để nângmức hưởng
lợi của mình phải là cao nhất trong
số tiền sai phạm mà cán bộ tại các
TTĐK nhận được.
Bị cáo Hà phải chịu trách nhiệm
HỮUĐĂNG
H
ômnay(18-7),TANDTP.HCM
xét xử các bị cáo Đặng Việt
Hà, TrầnKỳHình (hai cựu cục
trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam
(ĐKVN)) cùng 252 bị cáo khác
trong vụ án xảy ra tại Cục ĐKVN,
11 trung tâm (TT) ĐK trên địa bàn
TP.HCM và các TTĐK tại các tỉnh
Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.
Số lượng bị cáo đặc biệt
lớn, tòa xử trong ba tháng
Các bị cáo bị đưa ra xét xử về 11
tội danh, trong đó có tội đưa hối lộ;
nhận hối lộ; môi giới hối lộ; tham
ô tài sản; giả mạo trong công tác;
làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức;
sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ
chức; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và
lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ…
Ông Phạm Ngọc Duy, Chánh
văn phòng TAND TP.HCM, cho
biết đây là vụ án có số lượng người
tham gia đặc biệt lớn. Cụ thể gồm:
254 bị cáo, hơn 200 luật sư và hơn
60 bị hại là cá nhân, tổ chức với số
lượng khoảng 65 thùng hồ sơ.
Để tổ chức xét xử phiên tòa này,
TAND TP.HCM đã sử dụng xuyên
suốt hai phòng xử án lớn, bố trí hệ
thống màn hình tivi, ghế ngồi tại
Cựu cục trưởng Cục Đăng kiểmViệt NamĐặng Việt Hà tại thời điểmkhởi tố. Ảnh: CA
Hôm nay,
254 bị cáo
hầu tòa
trong đại án
đăng kiểm
254 bị cáo là các cựu lãnh đạo Cục Đăng
kiểmViệt Namvà các trung tâmđăng
kiểmbị đưa ra xét xử về 11 tội danh.
hình sự chung về số tiền nhận hối
lộ của phòng kiểm định xe cơ giới
từ ngày 1-8-2021 đến 30-9-2022 là
31 tỉ đồng, số tiền nhận hối lộ của
bốn TTĐK (khối V) tại TP.HCM từ
ngày 1-4-2022 đến tháng 11-2022
là 7,6 tỉ đồng.
Bên cạnh đó là tiền nhận hối lộ
của năm TTĐK khối V tại Hà Nội
là 780 triệu đồng và số tiền hối lộ
của các giám đốc TTĐK khối D là
680 triệu đồng.
Tổng số tiền bị cáo Đặng Việt
Hà phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội nhận hối lộ là 40,2 tỉ đồng.•
Tiếp tay cho cơ sở đóng tàu hoạt động
trái pháp luật
Bị cáo NguyễnVũ Hải (phó cục trưởng Cục ĐKVN phụ trách hoạt động
của phòng Tàu sông) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác làm
trái quy định, duyệt cấp đủ năng lực cho 51 cơ sở đóng tàu.
Kết quả điều tra xác định 15 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện
cấp thông báo năng lực theo quy định, tạo điều kiện cho cơ sở đóng tàu
hoạt động trái pháp luật, làmảnh hưởng hoạt động bình thường của các
chi cục ĐK và uy tín của Cục ĐKVN.
Do đó, Nguyễn Vũ Hải phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Tổng số tiền bị cáo Đặng
Việt Hà (cựu cục trưởng
Cục Đăng kiểmViệt
Nam) phải chịu trách
nhiệmhình sự về tội nhận
hối lộ là 40,2 tỉ đồng.
Trả hồ sơ vụ 2 nhân viên bệnh viện tham ô tài sản liên quan Việt Á
Ngày 17-7, TAND TP Cần Thơ đã tuyên trả hồ sơ để điều
tra bổ sung vụ án tham ô xảy ra tại BV đa khoa TP Cần Thơ
liên quan đến Công ty CP Công nghệ Việt Á. Trong đó, tòa
yêu cầu điều tra làm rõ dòng tiền trong vụ án.
Vụ án này, các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Trần Tiến
Lực (nhân viên kinh doanh Công ty Việt Á); Phạm Ngọc
Thùy và Đỗ Thị Yến Phương (cùng là nhân viên xét
nghiệm của khoa Xét nghiệm BV đa khoa TP Cần Thơ).
Cáo trạng của VKS cáo buộc từ năm 2018 đến 2021,
Thùy và Phương đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được
giao trong quá trình xét nghiệm viêm gan B, C, lao, geno
type C để trục lợi.
Cụ thể, hai bị cáo này đã câu kết với Lực đưa vào
đơn hàng mua sắm của BV số lượng kit và hóa chất xét
nghiệm nhiều hơn số lượng cần sử dụng, số lượng nhiều
hơn đó được giao bằng hàng khống là nước lọc.
Từ đó, BV đã chi trả cho hàng khống với số tiền hơn
1,9 tỉ đồng, trong đó Công ty Việt Á giữ lại hơn 672 triệu
đồng, chi trả lại cho Phương, Thùy thông qua Lực số tiền
hơn 1,2 tỉ đồng.
Khai tại tòa, bị cáo Lực cho rằng bản thân chỉ làm theo
chính sách của công ty và cố gắng hỗ trợ khách hàng,
không hưởng lợi gì. Công ty chiết khấu khoảng 20%-25%
gọi là tiền cảm ơn, chia sẻ lợi nhuận từ công ty.
Bị cáo Lực cũng khẳng định số tiền 1,2 tỉ đồng đã đưa
hết cho Phương, Thùy, cũng không xác định được trong
số này hoa hồng của hàng thật là bao nhiêu, hàng khống là
bao nhiêu. Tuy nhiên, hai bị cáo Phương và Thùy khai chỉ
nhận mỗi người 400 triệu đồng.
Hai bị cáo này khóc, cho rằng không nhận thức được
hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Bị cáo cứ nghĩ đó
là tiền của công ty chứ không ngờ lại là tiền của BV. Bị
cáo không có ý nghĩ làm thiệt hại cho BV…
Tại tòa, đại diện VKS giữ nguyên quan điểm truy tố như
cáo trạng và nhận định bị cáo Lực không hưởng lợi trong
vụ án. Từ đó, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt hai bị cáo
Phương, Thùy cùng mức án 15-16 năm tù về tội tham ô
tài sản. Cùng tội danh, bị cáo Lực bị đề nghị mức án 7-8
năm tù.
Tranh luận tại tòa, luật sư bào chữa cho hai bị cáo
Phương, Thùy đề nghị HĐXX xem xét lại tội danh cho
các bị cáo và đề nghị VKS làm rõ dòng tiền bị chiếm đoạt.
HĐXX cũng đề nghị VKS tranh luận làm rõ vấn đề này
nhưng VKS không tranh luận mà đề nghị HĐXX trả hồ sơ
để điều tra bổ sung.
HẢI DƯƠNG
Tiêu điểm
Xét xử vắng mặt cựu
trưởng phòng Tàu sông
Trong tổng số 254 bị cáo bị đưa ra
xét xử có bị cáo Đỗ Trung Học (cựu
trưởng phòng Tàu sông thuộc Cục
ĐKVN) là người duy nhất đang bị truy
nã trong vụ án.
Cáo trạng xác định Đỗ Trung Học
trong thời gian giữ chức vụ trưởng
phòng Tàu sông thuộc Cục ĐKVN đã
nhiều lần nhận tiền hối lộ từ Nguyễn
XuânHào(ĐKviênChicụcĐKtỉnhLong
An) với tổng số tiền 2,849 tỉ đồng. Từ
đó, cấp 38 thông báo năng lực cơ sở
đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục
hồi phương tiện thủy nội địa cho 38
xưởngđóng tàu trênđịabàn tỉnhLong
An trái quy định.
Cácbịcáotạiphiêntòa.Ảnh:HD
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook