162-2024 - page 11

11
Kinh tế -
Thứ Tư 24-7-2024
Kỹ sư Việt sẵn sàng cạnh tranh
với đồng nghiệp quốc tế
Suốt hai thập niên, kỹ sư bán dẫnViệt Namđã tạo dựng được niềm tinmạnhmẽ
với các tập đoàn lớn trên thế giới.
K
hi TP.HCM tìmcáchmở
rộng ngành vi mạch, tất
cả chuyên gia đều đồng
tình rằng việc nâng chất cho
nguồn nhân lực là chìa khóa
để đạt được mục tiêu này. Sự
tự tin này có thể thấy được
qua chặng đường dài của thế
hệ đầu tiên làm vi mạch của
các kỹ sư Việt Nam (VN).
Câu chuyện kỹ sư VN
thiết kế vi mạch
Hơn 20 năm trước, ông
Nguyễn Phúc Vinh, Ủy viên
BanChấphànhHộiCôngnghệ
vi mạch bán dẫn TP.HCM
(HSIA), được xem là một
trong thế hệ kỹ sư đầu tiên
của ngành vi mạch VN.
Lúc đó, ông Vinh cùng
nhiều kỹ sư khác đã được
tuyển dụng vào vị trí kỹ sư
thiết kế vi mạch đầy mới mẽ
và hấp dẫn này. Chặng đường
đó được xem là khá gian nan
vì có quá nhiều thứ phải học
trong thời gian ngắn do lĩnh
vực bán dẫn, đặc biệt là thiết
kế vi mạch còn rất mới tạiVN.
Ông Vinh cùng các đồng
sự mất 12 tháng để học từ căn
bản đến chuyên sâu. Đồng thời
được thử nghiệm trên các thiết
kế công nghiệp có sẵn nhằm
nâng cao kỹ năng cũng như
hạn chế rủi ro trong các dự
án thiết kế mới có giá hàng
triệu đô la Mỹ. Từ đó, nhóm
kỹ sư VN tại Công ty Signet
Design Solutions nắm bắt các
quy trình phức tạp của việc
thiết kế một chip hoàn chỉnh.
Không lâu sau đó, ông
Vinh và nhóm kỹ sư đầu tiên
này được giao thực hiện dự
án chính thức và hoàn chỉnh
thiết kế đầu tiên tại VN theo
tiêu chuẩn quốc tế. Với thành
quả đạt được chỉ trong thời
gian ngắn, ông Vinh cùng vài
đồng nghiệp được công ty cử
sang Mỹ và làm việc dài hạn
cùng các kỹ sư của công ty
mẹ tại Mỹ.
“Khoảng thời gian làmviệc
tạiMỹ là dấu ấn rất quan trọng
đối với tôi vì qua đó cho thấy
rằng kỹ sư người Việt, dù chỉ
học tập ngay tạiVN, hoàn toàn
có thể tiếp thu được các công
nghệ tiên tiến, thiết kế được
chip có độ phức tạp cao đòi
hỏi nhiều sáng tạo. Chúng
tôi sẵn sàng cạnh tranh sòng
phẳng với các đồng nghiệp
quốc tế” - ông Vinh nhớ lại.
Với khởi đầu thành công,
kỹ sư Vinh vươn lên nhiều
nấc thang trong sự nghiệp của
mình. Hiện ông là giámđốc kỹ
thuật cấp cao của Synopsys,
tập đoàn hàng đầu thế giới về
thiết kế vi mạch. Ông cũng
góp phần đào tạo, hướng dẫn
và bồi dưỡng nhiều lứa kỹ sư
thiết kế vi mạch tài năng cho
VN 20 năm qua.
ÔngVinhđượcnhiềuchuyên
gia nước ngoài đánh giá làmột
kỹsưcókinhnghiệmthựcchiến
phong phú. Ông cũng là một
trong số ít kỹ sư có thể chịu
trách nhiệm thực hiện thiết kế
chip phức tạp, hiện đại tầm
cỡ thế giới ở các node công
nghệ dưới 7 nm; hoàn chỉnh
từ công đoạn lựa chọn công
nghệ, xây dựng quy trình thiết
kế, thực thi và tối ưu thiết kế
đến các bước kiểm tra cuối
cùng trước khi gửi bản vẽ vi
mạch đến nhà máy sản xuất.
Các kỹ sưVN đang đặt dấu
ấn rất lớn trong việc thiết kế
các chip hiện đại nhất thế giới,
đang được sử dụng trong các
lĩnh vực công nghệ tiên tiến.
Điều này có thể thấy qua việc
Tập đoàn Marvell, một ông
lớn về chip của Mỹ, đặt mục
tiêu thành lập một trung tâm
thiết kế bán dẫn hàng đầu thế
giới tại TP.HCM.
Kỹ sư VN chiếm 3/4
kỹ sư tập đoàn chip
hàng đầu thế giới
Giờ đây, người VN đã lấp
đầy trong các công ty vi mạch
hàng đầu thế giới cũng như
phô diễn được tài năng trong
việc thiết kế những chip hiện
đại nhất thế giới.
GS-TS Đặng Lương Mô,
một nhàkhoahọcvimạch từng
làmviệc tại Nhật Bản, cho biết
cách đây hơn một thập niên,
các kỹ sư Trung tâm Đào tạo
và thiết kế vi mạch (ICDREC)
thuộc ĐHQuốc gia TP.HCM
đã từng thiết kế thành công
chip SG8V1. Điều này cho
thấy năng lực thiết kế và làm
chủ công nghệ trong lĩnh vực
vi mạch của kỹ sư VN.
Từ đó đến nay đã có hàng
ngàn kỹ sư VN làm việc tại
các công ty chip hàng đầu
thế giới. Đây cũng là lý do
nhiều tập đoàn đa quốc gia
chọn VN làm nơi sản xuất
vi mạch cho toàn cầu.
Mới đây tại buổi gặp gỡ với
lãnh đạo TP.HCM vào cuối
tháng 4-2024, ôngKeithStrier,
Phó Chủ tịch Tập đoàn sản
xuất chip hàng đầu thế giới
Nvidia (Mỹ), tiết lộ tập đoàn
có 3/4 nhân lực là kỹ sư VN.
“Ngay bây giờ nhân lực
kỹ sư công nghệ thông tin
TP.HCM phải chuyển đổi
thành những kỹ sư công nghệ
AI, kỹ sư ngành vi mạch bán
dẫn…TP.HCMchỉ cần hỗ trợ,
tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp phát triển nhân lực
chất lượng, thúc đẩy đầu tư
hợp tác đối tác công tư” - ông
Keith Strier chia sẻ.
Ông Nguyễn Anh Thi,
Trưởng Ban quản lý Khu
công nghệ cao TP.HCM
(SHTP), cho biết có hai cột
mốc rất quan trọng đặt nền
tảng cho phát triển vi mạch
tại TP.HCM. Đó là Intel xây
dựng nhà máy sản xuất chip
hàng đầu thế giới tại SHTP
và sự thành công tạo ra chip
“make in Vietnam” của đội
ngũ kỹ sư ICDREC. Đây là
những tiền đề quan trọng đã
xây dựng một đội ngũ nhân
lực đủ khả năng đảm nhiệm
những vai trò quan trọng trong
chuỗi giá trị vi mạch.
TạiKhuchếxuấtTânThuận,
một đại gia trong ngành chip
của Nhật Bản là Renesas,
đang có số lượng kỹ sư VN
kỷ lục với hơn 1.200 người
đang thiết kế các chip rất cao
cấp, sử dụng trong ngành ô tô.
Ông Noriaki Sakamoto,
Tổng Giám đốc Renesas VN,
đánh giá các kỹ sư VN đã
Kỹ sư Việt sinh ra để làm vi mạch
NgườiVNcónăngkhiếuvề toánvà khoahọc, thườngđược
xếp thứ hạng cao trong các cuộc thi toán và khoa học kỹ
thuật. Ngoài khả năng học và tiếp thu kiến thức rất nhanh,
kỹ sư VN nói chung luôn được coi trọng ở tính kiên trì, cẩn
thận, tỉ mỉ và có tinh thần trách nhiệm cực cao. Những tố
chất và đặc điểm này làm cho kỹ sư VN cực kỳ hợp với thiết
kế vi mạch, nếu không muốn nói là sinh ra để làm vi mạch.
Tuy nhiên, ngành vi mạch bán dẫnmang tính công nghệ
cao tiêu biểu, hàm lượng kiến thức rất rộng, chuyên sâu và
cải tiến liên tục. Do đó, để thành công trong lĩnh vực này, các
kỹ sư VN phải có khả năng tự học, tự đúc kết kinh nghiệm
và kỷ luật ở mức cao.
Kỹ sư
NGUYỄN PHÚCVINH
,
Ủy viên Ban Chấp hành HSIA
chứng minh được năng lực
của mình, từ kiến thức, kinh
nghiệm chuyên môn, kỹ năng
quản lý dự án đủ để đảmnhận
những dự án công nghệ mới
nhất. Các kỹ sư VN ham học
hỏi và học rất nhanh, cũng
như có một thái độ làm việc
rất tích cực, thực sự có trách
nhiệm và hết mình với công
việc, điều này dẫn đến hiệu
quả công việc rất tốt.
Lực đẩy cho ngành vi
mạch bán dẫn TP.HCM
TP.HCM đang đứng trước
cơ hội rất lớn tăng tốc phát
triển ngành vi mạch khi các
tập đoàn hàng đầu đang mở
nhà máy tại đây. TP.HCM đã
thành lập HSIA, tăng cường
liên kết, hỗ trợ các trườngĐH,
viện nghiên cứu đào tạo ĐH,
thạc sĩ, tiến sĩ liên quan đến
công nghiệp điện tử, vi mạch
bán dẫn thông qua trung tâm
điệntửvimạchbándẫn(IETC).
Sự cómặt của các ông lớn vi
mạch hàng đầu như Marvell,
Synopsys, Renesas, Intel,
Nvidia…đang giúp nhân lực
của TP phát triển ở một tầm
cao hơn. Ngoài ra, sự hiện
diện của các tập đoàn đa quốc
gia lớn trong ngành bán dẫn
cho phép thu hút nhân tài từ
khắp nơi trên thế giới. Dòng
nhân lực có chuyên môn cao
sẽ giúp ngành này phát triển
vàmở rộng nhanh chóng cũng
như truyềnđạt cáckinhnghiệm
cho nhân lực trong nước.
Theo ông NguyễnAnhThi,
để đi nhanh, bắt kịp các nước
trong ngành này, TP.HCM
cần có một chiến lược tổng
thể để phát triển nguồn nhân
lực trong nước. Đồng thời có
những chính sách để thu hút
các chuyên gia, nhà khoa học
là người VN ở các nước phát
triển, đặc biệt là tại Thung lũng
Silicon nhằm nhanh chóng
tiếp thu, chuyển giao công
nghệ, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực trong nước.
TP.HCM có lực lượng lao
động trẻ, có trình độ học vấn
và ngày càng có tay nghề cao,
hấp dẫn các công ty vi mạch
cần nguồn nhân tài cho hoạt
động của mình. Cuối cùng, sự
hiện diện đông đảo của các tập
đoàn này có thể kích thích hơn
nữa sự phát triển chuyên môn
và kỹ năng kỹ thuật của TP.•
Ông Keith Strier, Phó Chủ tịch sáng kiến ​AI toàn cầu tại NVIDIA, thămTrung tâmđiện tử vi mạch
bán dẫn TP.HCMhồi tháng 4-2024. Ảnh: MINHHOÀNG
“Một đại gia trong
ngành chip của Nhật
Bản là Renesas, có
số lượng kỹ sư Việt
Namkỷ lục với hơn
1.200 người đang
thiết kế các chip rất
cao cấp, sử dụng
trong ngành ô tô.”
LTS:
Nghị quyết 98/2023 củaQuốc hội
về thí điểmmột số cơ chế, chính sách đặc
thù phát triểnTP.HCM, lĩnh vực công
nghệ chip, công nghệ vi mạch bán dẫn
được TP xác định là ngành nghề ưu tiên
thu hút nhà đầu tư chiến lược vào TP.
Dùđược xemcó thểmang lại nguồn thu
hàng tỉUSDnhưngngànhcôngnghiệpvi
mạchbándẫn tạiViệtNamnói chungvà
TP.HCMnói riêng vẫnphải đốimặt với
nhiều thách thức, nhất là thiếuhụt nguồn
nhân lực trình độ cao cho ngành công
nghiệpnày.Vì thế,Nghịquyết98/2023được
kỳ vọng làchìakhóađểphát triểnnguồn
nhân lực chất lượng cao cho ngànhnày.
Phát triển
nhân lực vi
mạch bán
dẫn cho
TP.HCM -
Bài 1
ÔngNguyễn Phúc Vinh, thế hệ kỹ sư đầu tiên của ngành vi mạch
Việt Namđạtnhiềuthànhcônglớntrongngành.Ảnh:MINHHOÀNG
MINHPHƯƠNG-MINHHOÀNG
-MINHLONG
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook