8
Giải tỏanhiềunhà trái phép tại dựánkhuđô thịĐHQuốc giaTP.HCM
Nhiều nhà ở lấn chiếm, xây sai phép trên đất thuộc dự án
khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM (viết tắt là ĐHQG) vừa
được cơ quan chức năng tháo dỡ, di dời và trao trả mặt bằng
sau hơn 20 năm.
Theo thông tin quy hoạch, phần đất bị lấn chiếm, xây dựng
trái phép nằm trên tuyến đường 621 (tuyến đường kết nối
ĐHQG) là phần đất thuộc dự án khu đô thị ĐHQG. Dự án đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch lần đầu với
tỉ lệ 1/2000 vào ngày 7-6-2003 với tổng diện tích 643,7 ha.
Trước đây, do lỏng lẻo trong công tác quản lý của địa
phương, khu đất trên đã xảy ra tình trạng lấn chiếm, xây
dựng trái phép nhiều hạng mục công trình của người dân
như nhà ở, quán ăn, cửa hàng, nhà trọ, bãi máy xúc…
Theo ông Vũ Quốc Hoàng, Giám đốc Ban quản lý dự
án (BQLDA) xây dựng ĐHQG, việc quản lý xây dựng
chống lấn chiếm, tái lấn chiếm, xây dựng sai phép khu đất
trên thuộc thẩm quyền do địa phương quản lý. Mặc dù cả
ĐHQG và địa phương đều chủ động thực hiện nhưng công
tác quản lý chưa đạt hiệu quả như mong đợi, dẫn đến tồn tại
nhiều trường hợp lấn chiếm.
Giám đốc BQLDA xây dựng ĐHQG cho biết dự án giải
tỏa hiện nằm trên hai địa bàn là TP Dĩ An (Bình Dương) và
TP Thủ Đức (TP.HCM). Hiện nay, ĐHQG và địa phương
đang phối hợp chặt chẽ triển khai công tác giải tỏa. Song
quá trình vận động hộ dân bàn giao mặt bằng theo quy định
còn gặp nhiều khó khăn.
Theo khảo sát, đánh giá sơ bộ từ ĐHQG, nguyên nhân chủ
yếu là do người dân không đồng thuận với chính sách bồi
thường, những hộ dân lấn chiếm thì không hợp tác bàn giao.
Về tiến độ giải tỏa, ông Hoàng thông tin thêm tại địa bàn
TP Dĩ An, hiện còn một phần chưa thiết lập hồ sơ kiểm kê
bồi thường (diện tích bị ảnh hưởng khoảng 700 m
2
). UBND
TP Dĩ An đang lập các thủ tục để tiến hành kiểm kê, bồi
thường phần diện tích nêu trên.
Tại địa bàn TP Thủ Đức, hiện còn vướng một số hộ dân
(diện tích bị ảnh hưởng khoảng 2.800 m
2
). UBND TP Thủ
Đức đang chỉ đạo các ban ngành tổ chức vận động và thu
hồi mặt bằng đối với các hộ dân còn lại.
Liên quan đến dự án sau giải tỏa, giám đốc BQLDA xây
dựng ĐHQG cho biết khu đất này sẽ đầu tư xây dựng hạng
mục công trình đường đại lộ ĐHQG theo đúng quy hoạch
phân khu xây dựng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Quy mô tuyến đường dài khoảng 365 m, bề rộng đường
48 m gồm các làn đường dành cho ô tô, vỉa hè dành cho
người đi bộ, xe đạp, dải phân cách, cây xanh, cảnh quan,
chiếu sáng… với tổng kinh phí thực hiện khoảng 45 tỉ đồng.
Dự án sẽ do BQLDA xây dựng ĐHQG làm chủ đầu tư.
Hạng mục công trình đã được phê duyệt chủ trương đầu
tư và đang được triển khai chuẩn bị đầu tư xây dựng, kế
hoạch thực hiện từ năm 2022 đến 2025. Dự kiến đây sẽ là
tuyến đường cửa ngõ kết nối chính từ bên ngoài (Xa lộ Hà
nội) vào khu đô thị ĐHQG, là tuyến trục chính kết nối khu
đô thị ĐHQG với các khu vực lân cận.
Thông tin về tiến độ giải tỏa mặt bằng tổng thể của dự án
khu đô thị ĐHQG, ông Vũ Quốc Hoàng cho biết đến tháng
6-2024, tổng diện tích đã thu hồi mặt bằng hơn 573/643,7
ha (đạt tỉ lệ hơn 89%). Trong đó trên địa bàn TP Dĩ An đã
thu hồi 484,2/522 ha (đạt tỉ lệ 92,75%), TP Thủ Đức đã thu
hồi 88,87/121,7 ha (đạt tỉ lệ 73%).
HỒNG THẮM
Đô thị -
Thứ Tư 24-7-2024
NhữngcănnhàtráiphépbịcưỡngchếtạidựánkhuđôthịĐHQGTP.HCM.
Ảnh:HỒNGTHẮM
Bình Chánh rà soát 50 đồ án quy hoạch 1/2000
Theo ông Võ Đức Thanh, Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, trong thời
gian chờ làm quy hoạch chung TP, huyện cũng đã tổ chức hội thảo, lấy
ý kiến và có các đơn vị tư vấn nước ngoài (Nhật Bản) để làm quy hoạch
chung của huyện. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của UBND TP, tất cả quy hoạch
đều làm phải làm theo quy hoạch chung TP nên huyện đã dừng việc làm
quy hoạch chung của huyện.
Trong khi chờ quy hoạch chung TP điều chỉnh, huyện cũng đã rà soát
hơn 50 đồ án quy hoạch phân khu 1/2000 của huyện. Sau khi có phân
vùng đô thị của quy hoạch chung TP thì huyện sẽ làm lại chỉ còn khoảng
20 quy hoạch phân khu 1/2000, quy hoạch phân khu mới cũng sẽ là động
lực phát triển cho huyện.
KIÊNCƯỜNG
T
rong văn bản giải trình ý kiến
theo báo cáo thẩm tra và ý kiến
tại kỳ họp HĐND TP.HCM
lần thứ 16, khóa X về quy hoạch
TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm
nhìn đến năm 2050, UBNDTP.HCM
đã có trả lời ý kiến của đại biểu
HĐND TP về các vấn đề trong
quy hoạch, trong đó có quy hoạch
huyện Bình Chánh.
Trong báo cáo thẩm tra của HĐND
TP, có ý kiến băn khoăn: Huyện
Bình Chánh trong Đồ án điều chỉnh
quy hoạch chung TP.HCM đến năm
2040, tầm nhìn đến năm 2060 tách ra
làm hai phía tây và nam. Trong khi
đó, tại Đồ án quy hoạch TP.HCM
thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050, Bình Chánh lại thuộc
phía nam TP.
Trong đô thị vệ tinh,
Bình Chánh ở phía tây
Lý giải về vấn đề này, UBND
TP.HCM giải thích: Theo quy hoạch
TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm
nhìn đến năm 2050, phương án
quy hoạch hệ thống đô thị được
định hướng: TP.HCM là đô thị loại
đặc biệt, được hình thành trên cơ
sở hệ thống đô thị thống nhất bao
gồm khu vực nội thành, các đô thị
trực thuộc.
Theo đó, trong thời kỳ quy hoạch,
hệ thống đô thị của TP bao gồm khu
vực đô thị trung tâm (các quận nội
thành) đạt tiêu chuẩn của đô thị đặc
biệt và sáu đô thị trực thuộc. Cụ thể
là TPThủ Đức là đô thị loại I và năm
đô thị vệ tinh (Củ Chi, Hóc Môn,
TP.HCM giải thích
về quy hoạch
huyện Bình Chánh
Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, huyện Bình Chánh
là đô thị cửa ngõ phía tây nhưngĐồ án điều chỉnh quy hoạch
chung TP.HCMđến năm2040, huyện thành hai phía tây và nam.
Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ) đều
đạt tiêu chuẩn đô thị loại III, làm cơ
sở để nâng cấp lên TP.
Theo UBND TP, sau thời kỳ quy
hoạch, hệ thống đô thị của TP.HCM
bao gồm đô thị trung tâm (các quận
nội thành) đạt tiêu chuẩn của đô thị
đặc biệt và bốn đô thị trực thuộc.
Trong đó gồm TP Thủ Đức là đô
thị loại I và ba đô thị vệ tinh đạt tiêu
chuẩn đô thị loại II hoặc III).
Ba đô thị vệ tinh đó là phía bắc
gồm huyện Hóc Môn, huyện Củ
Chi; đô thị phía tây gồm huyện Bình
Chánh; đô thị phía nam gồm huyện
Nhà Bè, huyện Cần Giờ và quận 7.
Ranh giới chính thức của các đô thị
trực thuộc TP.HCM được xác định
khi thành lập các đô thị này.
“Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông
thôn phải phù hợp với quy hoạch cấp
quốc gia, quy hoạch vùng và quy
hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030,
tầm nhìn đến năm 2050” - UBND
TP giải thích trong văn bản.
Như vậy, Đồ án điều chỉnh quy
hoạch chungTP.HCMđến năm2040,
tầm nhìn đến năm 2060 cũng phải
phù hợp với quy hoạch TP.HCM
thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050.
Trong phân vùng đô thị,
Bình Chánh thuộc hai
phía tây, nam
UBND TP.HCM giải thích thêm
về định hướng phát triển hệ thống
đô thị của quy hoạch TP.HCM thời
kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050: Đây là phương án làm cơ
sở để hình thành phương án xác
định các phân vùng đô thị trong
Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung
TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn
đến năm 2060.
“Định hướng phát triển đô thị dựa
trên các luận cứ có tính khả thi đáp
ứng yêu cầu gồm: Hướng tới mô
hình cấu trúc đô thị đa trung tâm;
khả năng liên kết thuận lợi giữa các
đô thị vệ tinh và liên kết giữa đô thị
vệ tinh với khu vực đô thị trung tâm
và TP Thủ Đức trong hệ thống đô
thị” - báo cáo đánh giá.
Trong đó, cấu trúc mô hình đô thị
đa tâm sẽ tập trung các nguồn lực để
phát triển nhanh, bền vững theo mô
hình TP mới vệ tinh có tính độc lập
cao. Đồng thời tận dụng được tiềm
năng lợi thế và điều kiện thuận lợi
để các đô thị vệ tinh sớm đạt đô thị
loại III, làm cơ sở thành lập TP cửa
ngõ của TP.HCM.
Cấu trúcmô hình đô thị đa tâmcũng
phù hợp với Đồ án điều chỉnh quy
hoạch chungTP.HCMđến năm2040,
tầm nhìn đến năm 2060, TP.HCM
sẽ tạo ra năm phân vùng phát triển
chính: Phân vùng đô thị trung tâm,
phân vùng đô thị phía đông, phân
vùng đô thị phía bắc - tây bắc, phân
vùng đô thị phía tây (phần lớn huyện
Bình Chánh) và phân vùng đô thị
phía nam (quận 7, huyện Nhà Bè,
huyện Cần Giờ và một phần huyện
Bình Chánh).•
Cầu XómCủi trên đườngNguyễn Văn Linh, đoạn huyện Bình Chánh giáp với quận 7 và quận 8. Ảnh: KIÊNCƯỜNG
“Ba đô thị vệ tinh đó là
phía bắc gồmhuyệnHóc
Môn, huyệnCủChi; đô thị
phía tây gồmhuyệnBình
Chánh; đô thị phía nam
gồmhuyệnNhàBè, huyện
CầnGiờ và quận 7.”