4
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần đã để lại
niềm thương tiếc vô hạn đối với người dân cả nước nói
chung và người dân TP.HCM nói riêng. Nhiều cơ sở,
đơn vị trên địa bàn TP lập nên nhiều không gian tưởng
niệm để người dân có thể gửi gắm cảm xúc, tình cảm
dành cho ông.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích (ngụ quận Tân Phú) cho biết
bà tranh thủ đến chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3) thắp nén
hương tri ân đến Tổng Bí thư. “Tôi đã theo dõi con đường
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi suốt nhiều năm qua,
bác là người lãnh đạo đáng quý và được nhân dân kính
yêu, ngày nghe tin bác mất tôi như lặng đi. Tôi thắp nén
hương này để gửi đến bác lời cảm ơn vì đã giúp đất nước,
giúp người dân TP.HCM có đời sống ngày càng tốt hơn” -
bà Bích gửi gắm.
Sáng 23-7, di ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã
được dời lên chánh điện của chùa. Trước di ảnh, rất đông
người dân TP.HCM và các tỉnh, TP kính cẩn nghiêng
mình mặc niệm, tưởng nhớ người lãnh đạo đã dành trọn
cuộc đời cho nước, cho dân.
Còn tại quận Phú Nhuận, ông Nguyễn Văn Minh (ngụ
phường 9) không khỏi xúc động khi ngay phường mình
sống có một không gian tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng.
“Không gian tưởng niệm được thực hiện rất trang trọng,
tôi nghĩ đây là việc cần thiết để người dân có thể ghi nhớ
công ơn của Tổng Bí thư giúp đất nước phát triển như
hôm nay” - ông Minh chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thảo, Bí thư Đảng ủy phường
9, quận Phú Nhuận, cho biết khu tưởng niệm Tổng Bí thư
vừa được phường hoàn thành vào ngày 22-7. “Đây là nơi
để cán bộ, đảng viên, nhân dân phường 9 thể hiện tình
cảm với bác Trọng” - bà Thảo chia sẻ.
Các phường 1, 3, 8, 13 của quận Phú Nhuận cũng xây
dựng không gian tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng tại trụ sở UBND các phường để cán bộ, người
dân trên địa bàn có thể gửi gắm cảm xúc, tình cảm
dành cho bác...
B.PHƯƠNG - H.THẮM
Thời sự -
Thứ Tư 24-7-2024
NGUYỄNXUÂNPHÚC
(*)
T
ổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng từ trần để lại niềm
tiếc thương vô hạn cho
toàn Đảng, toàn quân và toàn
dân ta. Đồng chí là một trong
những nhà lãnh đạo xuất sắc
của Đảng và Nhà nước ta.
Tronghơn13nămlàmTổng
Bí thư của Đảng ta, đồng chí
kiên định đường lối đổi mới
và đường lối độc lập tự chủ
của Đảng, đứng mũi chịu sào
cùng với toàn Đảng lãnh đạo
đất nước vượt qua nhiều gian
nan, thách thức, giành được
những thành tựu ngoạn mục
trên tất cả lĩnh vực.
Trong khi cùng Bộ Chính
trị và Ban Chấp hành Trung
ương thúc đẩy xây dựng và
hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đồng chí nhìn rõ nguy
cơ suy thoái trong Đảng và
trong bộ máy Nhà nước, trực
tiếp chủ trì cuộc chiến chống
tham nhũng, chống tiêu cực
nhằm làm trong sạch nội bộ,
bảo tồn thành quả phát triển.
Loại bỏ sự lũng đoạn
của “lợi ích nhóm”
Lịch sử sẽ đánh giá công
lao và di sản của Tổng Bí thư
NguyễnPhúTrọng.Trongnhững
ngày đau buồn này, với tư cách
là người công tác gần gũi với
đồng chí trong thời gian tương
đối dài hơn 10 năm, tôi chỉ xin
nêumột số dấu ấn sâu sắc nhất
mà tôi cảm nhận:
LànhàlýluậncủaĐảng,Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã
có rất nhiều nỗ lực vận dụng
chủ nghĩa Marx-Lenin và tư
tưởng Hồ Chí Minh vào thực
tiễn của Việt Nam.
Sau khi LiênXô và hệ thống
đoạn mới”…
Nền kinh tế hội nhập
ngày càng sâu rộng
Tại Đại hội XIII của Đảng
(25-1-2021 – 2-2-2021), Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng
khẳng định: “Đất nước ta chưa
bao giờ có được cơ đồ, tiềm
lực, vị thế và uy tín quốc tế
như ngày nay”. Lời nói đó là
hoàn toàn chính xác.
Với vị thế và uy tín quốc tế
của mình, Việt Nam đã thiết
lập đối tác toàn diện với 12
quốc gia; đối tác chiến lược
với 18 quốc gia, trong đó có
bảy quốc gia là đối tác chiến
lược toàn diện, phần lớn đối
tác này được thiết lập trong
thời kỳ đồng chí Nguyễn Phú
Trọng làm Tổng Bí thư.
Trong bảy đối tác chiến lược
toàn diện với Việt Nam, trừ
Trung Quốc được thiết lập
vào năm 2008, sáu đối tác
được thiết lập trong thời gian
đồng chí Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư phân công làm
trưởng Tiểu ban Văn kiện
về kinh tế - xã hội, đồng chí
Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn
ủng hộ những quan điểmmới
và có những chỉ đạo sắc sảo
để Tiểu ban Văn kiện đại hội
đưa nhữngquyết sáchmới, đặc
biệt là trong xây dựng thể chế
kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa…
Trong thông cáo đặc biệt về
tổ chức quốc tangTổngBí thư
Nguyễn Phú Trọng, Đảng và
Nhà nước ta ghi nhận: “Đồng
chí đã có nhiều công lao to
lớn, đặc biệt xuất sắc đối với
sự nghiệp cách mạng vẻ vang
của Đảng và dân tộc”.
Là người cộng sự gần gũi
đồng chí, tôi thấy công lao
của đồng chí trong thúc đẩy
công cuộc đổi mới trong tiến
trình phát triển của đất nước
với nhữngmốc thời gian tôi đã
nêu là dấu ấn đậm nét nhất.•
(*)
Nguyên Ủy viên Bộ Chính
trị, nguyên Thủ tướng Chính
phủ, nguyên Chủ tịch nước
(Theo
Nhandan.vn; TTXVN
)
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng đón Tổng thốngMỹ Joe Biden. Ảnh: TRÍ DŨNG/TTXVN
CônglaocủaTổngBí thưNguyễnPhúTrọng
trong tiến trình phát triển đất nước
Là người công tác gần gũi với Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng trong thời gian tương đối dài,
đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đã nêu những dấu ấn đậmnét về Tổng Bí thư.
xã hội chủ nghĩaĐôngÂu sụp
đổ, lý luận về xây dựng chủ
nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt
Nam gặp nhiều thách thức,
đồng chí đã chỉ đạo các cơ
quan lý luận của Đảng căn cứ
vào thực tiễn của đất nước và
tình hình quốc tế để hoàn thiện
lý luận về xây dựng CNXH
trên nền tảng của công cuộc
Đổi mới được Đảng ta khởi
xướng từ năm1986. Bản thân
đồng chí cũng có những tác
phẩm lý luận quan trọng về
vấn đề này.
Xây dựng thể chế kinh
tế thị trường xã hội chủ nghĩa
trước hết phải có kinh tế thị
trường đầy đủ. Định hướng
xã hội chủ nghĩa là sử dụng
nguồn lực của Nhà nước để
bảo đảm cho nền kinh tế đủ
sức đối phó với rủi ro khủng
hoảng, loại bỏ sự lũng đoạn
của “lợi ích nhóm”.
Xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa. Lần
đầu tiên Đảng ta xác định
“Nhà nước ta là Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa”
trong “Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ
lên CNXH” sửa đổi vào Đại
hội XI của Đảng năm 2011,
là đại hội quyết định đồng
chí Nguyễn Phú Trọng lần
đầu tiên làm Tổng Bí thư.
Cũng trong thời gian đồng chí
Nguyễn Phú Trọng làmTổng
Bí thư, Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa đã được ghi
vào Hiến pháp 2013.
Đến ngày 9-11-2022, Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đã thay mặt Ban Chấp hành
Trung ương Đảng ký Nghị
quyết 27-NQ/TW về “tiếp
tục xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩaViệt Nam trong giai
làm Tổng Bí thư.
Nền kinh tế của chúng ta
hội nhập ngày càng sâu rộng
vào kinh tế thế giới. Trong
16 hiệp định thương mại tự
do (FTA) mà Việt Nam đã
ký kết đang có hiệu lực, có
một nửa số FTA, trong đó
tất cả nămAFTA thế hệ mới
được ký trong thời kỳ đồng
chí Nguyễn Phú Trọng làm
Tổng Bí thư.
Những thành tựu nổi bật
thúc đẩy sự phát triển mạnh
mẽ của đất nước nói trên là nỗ
lực chung của Bộ Chính trị,
Ban Chấp hành Trung ương,
của Chính phủ và cả hệ thống
chính trị trong nhiều nhiệm
kỳ, là sự kế thừa, tiếp nối
những thành tựu của gần 40
nămĐổi mới đất nước, trong
đó có vai trò quan trọng của
đồng chí Nguyễn Phú Trọng
với tư cách là người đứng đầu
Đảng ta trong hơn 13 năm.
Tại đại hội gần đây nhất
của Đảng, tôi được đồng chí
Công cuộc xóa đói giảm nghèo
đạt được thành tựu ngoạn mục
Kết quả thực hiệnChiến lược kinh tế - xã hội 10năm(2011-
2020) đề ra tại Đại hội XI của Đảng đưa quy mô nền kinh
tế lên 2,4 lần, trong đó năm 2020 bằng 1,4 lần năm 2015.
Việt Nam được xếp thứ 35 trong 40 nền kinh tế lớn nhất
thế giới, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công
nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, riêng thời kỳ
2016-2019Việt Nam làmột trong 10 quốc gia có tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Công cuộc xóa đói giảmnghèođạt được thành tựungoạn
mục, riêng giai đoạn năm năm cuối của chiến lược tỉ lệ
nghèogiảmtừ 9,88%năm2015 xuống còn2,75%năm2020.
Trong bảy đối tác
chiến lược toàn diện
với Việt Nam, trừ
Trung Quốc được
thiết lập vào năm
2008, sáu đối tác
được thiết lập trong
thời gian đồng chí
Nguyễn Phú Trọng
làm Tổng Bí thư.
Người dânTP.HCMdânghương tưởngnhớTổngBí thưNguyễnPhúTrọng
BàNguyễn Thị Ngọc Bích thắp nén hương tri ân đến Tổng Bí thư
tại chùa VĩnhNghiêm. Ảnh: BẢOPHƯƠNG