15
Thể thao -
ThứBa30-7-2024
GIAHUY -ANHNHẬT
O
lympic Paris 2024 chào
đón một đội tuyển đặc
biệt với 37 VĐV từ 15
quốc gia khác nhau, tham gia
thi đấu ở 12 môn thể thao
tại thủ đô nước Pháp với tư
cách là thành viên của đội
tuyển Olympic người tị nạn
thuộc Ủy ban Olympic quốc
tế (IOC).
Khởi nguồn của một
đội tuyển đặc biệt
Thế vận hội Paris 2024
đánh dấu lần thứ ba đội tuyển
Olympic người tị nạn tham
gia những ngày hội thể thao
lớn nhất thế giới, sau lần ra
mắt đầu tiên tại Olympic Rio
2016. Chỉ có 10VĐVgópmặt
trong đội tuyển hồi tám năm
trước, trong khi 29 VĐV đã
thi đấu tại Tokyo 2020, giúp
đội tuyển người tị nạn năm
2024 có lực lượng đông đảo
nhất từ trước đến nay.
Đội tuyển Olympic người
tị nạn thi đấu dưới lá cờ có
năm vòng tròn Olympic và
bài quốc ca của họ chính là
bài thánh ca Olympic. Đội
đến Paris 2024 được dẫn dắt
bởi Trưởng đoàn Masomah
Ali Zada, người từng là thành
viên của đội tuyển Olympic
người tị nạn tại Tokyo.
Chủ tịch Ủy ban Olympic
quốc tế (IOC) Thomas Bach
người Đức đã công bố việc
thành lập đội tuyển Olympic
người tị nạn tại Đại hội đồng
Liên hợp quốc vào tháng 10-
2015 và chỉ chưa đầy một
năm sau ra mắt tại Rio 2016.
IOC cho biết đội tuyển này
được thành lập nhằm ứng
phó với cuộc khủng hoảng
người tị nạn toàn cầu khiến
hàng triệu người trên thế giới
phải di dời. Chủ tịch IOC
Thomas Bach chia sẻ: “Đội
tuyển Olympic người tị nạn
của IOC đã gửi đi một thông
điệp tuyệt vời về việc người
tị nạn có thể mang lại lợi ích
gì cho cộng đồng Olympic và
cho toàn xã hội.
Xem các VĐV này thi đấu
là khoảnh khắc tuyệt vời cho
tất cả chúng ta và chúng tôi
hy vọng mọi người sẽ nhiệt
tình tham gia cổ vũ họ. Các
VĐV được chào đón trong
cộng đồng Olympic của
chúng tôi, giữa những đồng
nghiệp của họ, cùng thi đấu
với nhau, sống cùng nhau
dưới một mái nhà.
Đây là biểu tượng hy vọng
cho tất cả người tị nạn trên
thế giới và sẽ khiến thế giới
nhận thức rõ hơn về quy mô
của cuộc khủng hoảng này.
Nó cũng là tín hiệu gửi đến
cộng đồng quốc tế rằng người
tị nạn là đồng loại của chúng
ta trong sự phong phú của
xã hội”.
Những niềm hy vọng
huy chương của đội
tuyển đặc biệt
Đội tuyểnOlympic người tị
nạn xuất hiện ở chiếc thuyền
thứ hai diễu hành trên sông
Seine sau đội Hy Lạp tại buổi
lễ diễu hành khai mạc Thế
vận hội Paris 2024. Họ mặc
trang phục có chữ viết tắt
EOR và lá cờ hình vòng tròn
Olympic. Đội tuyển Olympic
người tị nạn có một cái tên
khác tại Paris so với Rio 2016
Có một đội tuyển Olympic người
tị nạn đặc biệt ở Paris 2024
Vài ngày qua, cựu
vương V-League ĐT.
Long An tuyên bố trả lại
đội bóng cho Sở VH&TT
tỉnh Long An đã gây xôn
xao dư luận mặc dù đó là
điều không quá bất ngờ
với người hâm mộ.
Năm 2021, khi đại dịch
COVID-19 qua đi, bầu
Thắng, cựu Chủ tịch CLB
ĐT. Long An, tham dự
buổi họp báo tại ĐH Bách
khoa TP.HCM giới thiệu
giải S-League (giải sinh
viên).
Chúng tôi hỏi bầu Thắng
rằng bầu Đức đã trở lại, mời Kiatisak làm HLV theo
nguyện vọng của lứa 1 Học viện HAGia Lai-Arsenal
JMG, còn ĐT. Long An thì khi nào trở lại để “cuộc chiến
Gạch - Gỗ” sống lại? Bầu
Thắng trả lời: “Lộ trình là
cuối mùa 2023, ĐT. Long
An sẽ trở lại”.
Rõ ràng bầu Thắng thất
hứa rồi. Mùa bóng 2023,
ĐT. Long An không lên
hạng được. Đến cuối
mùa 2023-2024 chuẩn bị
cho đầu mùa 2024-2025,
ĐT. Long An tuyên bố
trả CLB từng hai lần vô
địch V-League 2005 và
2006 về Sở VH&TT tỉnh
Long An.
Tình hình kinh tế trên
bình diện thế giới đang rất
ảm đạm. Các giải quốc nội ở Malaysia đang bị LĐBĐ
châu Á (AFC) dọa rút giấy phép vì nợ lương cầu thủ quá
nhiều (bảy tháng). Cầu thủ Brazil nhập tịch làm tuyển
thủ Malaysia là Paolo Josue bị nợ bảy tháng lương. Lần
cuối cùng anh nhận lương ở CLB Kuala Lumpur City là
tháng 12-2023. Nhiều CLB khác của Malaysia lâm vào
thế bế tắc. Hiệp hội Cầu thủ nhà nghề Malaysia (FIFPro
Malaysia) cũng bó tay không kiện được vì các doanh
nghiệp nợ tiền tài trợ nói “ra tòa thì ra tòa, kinh doanh ế
ẩm tiền đâu tài trợ”.
Các giải quốc nội ở Úc cũng đang đứng trước nguy
cơ sụp đổ vì thiếu tiền vận hành và đóng phí cuộc chơi.
Ngay cả CLB Bordeaux giàu truyền thống của Pháp
còn tuyên bố phá sản xuống chơi nghiệp dư, nơi ấy
từng chắp cánh cho những huyền thoại bóng đá Pháp
như Zidane, Lizarazu, Dungary, Tchoumani.
“Thịnh và suy” là quy luật, liệu bầu Đức và bầu
Thắng có còn đối đầu nhau trên khán đài, dưới sân là
“cuộc chiến Gạch - Gỗ”? Bầu Thắng thất hứa một lần,
không nối lại được “cuộc chiến Gạch - Gỗ” nhưng
tương lai bầu Thắng sẽ trở lại, hy vọng là thế và chúng
ta tin rằng sẽ như thế.
TẤN PHƯỚC
Olympic Paris 2024
chào đónmột đội
tuyển đặc biệt với 37
vận động viên từ 15
quốc gia khác nhau,
thamgia thi đấu ở
12môn thể thao tại
thủ đô nước Pháp
với tư cách là thành
viên của đội tuyển
Olympic người tị nạn.
CựuvươngĐT. LongAnvà lời hứa củabầuThắng
Đội tuyểnOlympic người tị nạn, biểu tượng hy vọng cho hàng triệu người di tản trên khắp thế giới,
đang thamgiaThế vận hội lần thứ ba, lớn nhất từ trước đến nay kể từ lần ramắt đầu tiên tại Rio 2016,
với hy vọng làmnên lịch sử ởOlympic Paris 2024.
TổngBiêntập:
MAI NGỌC PHƯỚC
Phó Tổng Biên tập:
NGUYỄN ĐỨC HIỂN - NGUYỄN THÁI BÌNH
PhóTổngBiêntậpkiêmTổngThưkýTòasoạn:
ĐINHĐỨCTHỌ
Tòa soạn:
34 HoàngViệt, phường 4,
quậnTân Bình,TP.HCM
ĐT Tổngđài:
(028)39910101-39914701
Tiếpbạnđọc:
(028)39919613
Quảng cáo:
(028) 39914669 - 39919614
Fax: Văn phòng:
39914661 -
Tòa soạn:
39914663
Email:
Phòng phát hành:
(028) 38112421
Email:
Hotline:
0908.799.679 - 0937.510.759
Phát hành quamạng lưới Bưu điệnViệt Nam. Mã B131
Hotline:
1800.585855
Văn phòng đại diện tại Hà Nội:
Tầng 8, tòa nhà Á Châu, 24 Linh Lang, phường CốngVị, quận Ba Đình,
Hà Nội - ĐT: (024) 37623009 - Fax: (024) 37623010 - Email:
VănphòngđạidiệntạiĐàNẵng:
Tầng 3, số 06 Trần Phú, phường Thạch Thang, quận Hải Châu,
TP Đà Nẵng - ĐT: (0236) 3751378 - Email:
Vănphòngđại diện tạiKhánhHòa:
46D Lê Đại Hành, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
- ĐT: 0905290149 - Email:
Văn phòng đại diện tại Cần Thơ:
Lầu 3, số 115 Trần Văn Hoài, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều,
TP Cần Thơ - Email:
Giấy phép
hoạt động báo chí
số 636/GP-BTTTT
ngày 28-12-2020 của BộTTTT.
Chế bản, in tại Xí nghiệp In
Nguyễn Minh Hoàng
và Tokyo 2020: EOR (viết tắt
của cụm từ Équipe olympique
des réfugiés (Đội tuyển người
tị nạn) của tiếng Pháp).
Các VĐV nam và nữ EOR
đại diện cho hơn 100 triệu
người phải di dời trên khắp thế
giới, sẽ tham gia 12 môn thể
thao, bao gồm điền kinh, đạp
xe và bơi lội... cùng một nhà
vô địch chèo thuyền Olympic
đến từ Cuba.
Chủ tịch Ủy ban Olympic
quốc tếThomas Bach cho biết
toàn thế giới sẽ cổ vũ cho đội
tuyển Olympic người tị nạn ở
Paris 2024. Trong ba nămqua,
có 15 ủy ban Olympic quốc
gia, baogồmVươngquốcAnh,
Bắc Ireland, Pháp và Mỹ, đã
tiếp nhận các VĐV và cung
cấp các điều kiện đào tạo.
Trong số này có võ sĩ quyền
Anh Cindy Ngamba, người
rời Cameroon năm 11 tuổi để
tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp
hơn ở Anh và kình ngư Alaa
Maso, người chạy trốn khỏi
cuộc xung đột ở Syria trước
khi định cư tại Đức.
Đội tuyển Olympic người
tị nạn vẫn chưa giành được
huy chương nào trong hai lần
thamdựThế vận hội trước. Và
mùa này, để hội đủ điều kiện
thamgia đội tuyển do ban điều
hành IOC lựa chọn, các VĐV
phải là người tị nạn từ quốc
gia chủ nhà và là VĐV ưu tú
trong môn thể thao của mình.
NhiềuVĐV trong đội tuyển
ở Paris 2024 hy vọng sẽ làm
nên lịch sử và trở thành người
đầu tiên giành huy chương
dưới danh nghĩa đội tuyển
Olympic người tị nạn. Có
một số VĐV góp mặt ở Thế
vận hội lần thứ hai, bao gồm
cả võ sĩ taekwondo Dina
Pouryounes Lanngeroudi,
người nằm trong top 10 thế
giới ở hạng cân 46 kg nữ.
Chân chạy ma r a t hon
Tachlowini Gabriyesos hoàn
thành đường đua với thời gian
2:14:02 tại Tokyo và về đích
ở vị trí thứ 16 cũng mong mỏi
cải thiện thành tích tại Paris
2024. VĐVđua thuyền buồm
nước rút Saeid Fazloula, đứng
thứ tám tại giải vô địch thế
giới, cũng có nhiều cơ hội
tranh huy chương.•
Đội tuyểnOlympic đặc biệt trong lễ diễu hành khai mạc Thế vận hội Paris 2024 trên sông Seine.
Ảnh: GETTY
Bầu Thắng và BầuĐức thời “cuộc chiếnGạch - Gỗ”. Ảnh: CTP