264-2024 - page 3

3
Thời sự -
Thứ Bảy 23-11-2024
THANHTUYỀN
N
gày 22-11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo
“Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn,
hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức
lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng
nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp cho
TP.HCM ở cả ba nội dung, trong đó nhiều góp ý liên
quan đến sắp xếp bộ máy. Đây cũng là cơ sở thực tiễn
để ban tổ chức kiến nghị nghiên cứu, đề xuất nội dung
chuẩn bị cho văn kiện Đại hội Đảng các cấp, đặc biệt là
Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XII nhiệm kỳ 2025-2030.
Chuyển cung cấp dịch vụ công
sang đơn vị sự nghiệp
Nêu ý kiến tại hội thảo, nguyên Chủ tịch HĐND
TP.HCM Phạm Phương Thảo đồng tình việc cần đẩy
mạnh phân cấp, phân quyền với tinh thần cấp nào làm
tốt thì giao cấp đó, tránh tình trạng một việc giao nhiều
cấp, xung đột trách nhiệm. “Cần làm rõ những việc nào
của TP, của quận, của phường, tránh tình trạng nặng nề
một cấp” - bà Thảo nói.
Lãnh đạo một số địa phương tham dự cũng đồng tình
với việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền về cho cơ sở.
Họ cũng cho rằng việc phân quyền phải triệt để, tránh
tình trạng giao quyền cho quận rồi nhưng vẫn phải hỏi
sở, ngành. Đồng thời, phải gắn liền với phân bổ nguồn
lực tài chính, nhân lực để địa phương chủ động giải
quyết việc phát sinh từ thực tiễn.
PGS-TS Nguyễn Tấn Phát, Giám đốc Học viện Cán
bộ TP.HCM, cũng cho rằng việc tinh gọn bộ máy hệ
thống chính trị, tinh giản biên chế cần có sự chuyển
dịch cung cấp dịch vụ công từ cơ quan quản lý nhà
nước, các tổ chức chính trị, xã hội sang đơn vị sự
nghiệp công lập.
Việc này giúp giảm tải cho cơ quan quản lý nhà
nước, các tổ chức chính trị, xã hội để các đơn vị tập
trung làm công tác quản lý nhà nước, làm công tác
tham mưu thay vì dồn nguồn lực, con người và biên
chế, tài chính cung cấp dịch vụ công. Và khi các đơn
vị sự nghiệp công lập được giao làm dịch vụ công
sẽ góp phần gia tăng trách nhiệm, sự năng động khi
thực hiện nhiệm vụ, nâng cao năng lực hoạt động
của đơn vị.
Theo ông Phát, để làm được thì cần có cơ chế giao
nhiệm vụ và thẩm quyền cho đơn vị sự nghiệp công
lập theo cơ chế tự chủ, giải quyết nhanh vấn đề của các
đơn vị sự nghiệp, dần tạo sự cạnh tranh trên thị trường.
Còn theo PGS-TS Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc
Học viện Hành chính Quốc gia khu vực II, việc sáp
nhập bộ máy là cuộc cách mạng về mặt tổ chức. Do
vậy, cần có những bước đi mạnh mẽ trong tinh gọn bộ
máy theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số.
Sắp tới, bộ máy Nhà nước, bộ máy trong Đảng được
tinh gọn thì phải chuyển đổi mới quản lý nổi một địa
phương dân số đông, mật độ cao, công việc nhiều như
TP.HCM. “Chuyển đổi số phải làm tới nơi tới chốn” -
ông Dũng nói.
Đồng tình với quan điểm này, TS Trương Minh
Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển
TP.HCM, cũng cho rằng việc tinh gọn bộ máy cần đặt
trong bối cảnh chuyển đổi số.
Phân tích, ông Vũ nhìn nhận người dân là đối tượng
được cung cấp dịch vụ công đã thay đổi rất nhiều so
với trước đây. Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy
85% người dân có điện thoại thông minh, 98% tiếp cận
Internet, 75 triệu tài khoản xã hội, thời gian sử dụng
Internet trung bình gần 7 giờ/ngày.
Cùng với đó, có thể tổ chức các nhóm mô hình đặc
thù, sử dụng công nghệ vào vận hành, ưu tiên nguồn
lực phát triển đồng bộ hạ tầng số đẩy mạnh quá trình
chuyển đổi số. Mới đây, TP.HCM lập Trung tâm phục
vụ hành chính công cũng là một mô hình quan trọng.
Một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì,
chịu trách nhiệm
Kết luận hội thảo, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch
Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Nguyễn Phước Lộc
nhấn mạnh TP.HCM luôn chú trọng đổi mới phương
thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu quả quản
lý của chính quyền và xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong bối cảnh mới.
Đây là nền tảng quan trọng để TP chủ động triển khai
các mô hình hoạt động tinh gọn, hiệu quả.
Ông Lộc cho hay thời gian tới TP sẽ tập trung nghiên
cứu các cơ chế cụ thể để đảm bảo sự tham gia đồng bộ
của toàn hệ thống chính trị, sự chủ động của từng đơn
vị với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt,
thực hiện thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm, có
lộ trình, bước đi vững chắc. Đồng thời đảm bảo sự lãnh
đạo tập trung, thống nhất của cấp ủy các cấp và hướng
dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.
Với những việc đã rõ, thuộc thẩm quyền của cấp
mình, cần thiết thực hiện thì tổ chức thực hiện ngay.
Những việc mới chưa được quy định hoặc có quy định
nhưng không còn phù hợp thì mạnh dạn đề xuất cấp
có thẩm quyền chỉ đạo thực hiện. Những việc chưa rõ,
phức tạp, nhạy cảm, còn nhiều ý kiến khác nhau thì tiếp
tục nghiên cứu, xin chủ trương, đề xuất, giải pháp tổ
chức triển khai, thực hiện phù hợp.
“Thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều
việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì thực hiện và
chịu trách nhiệm chính” - ông Lộc nhấn mạnh.
Ông Lộc cũng cho biết TP sẽ hướng tới việc làm rõ
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, đẩy mạnh phân cấp,
phân quyền thuộc thẩm quyền của TP, giữ vững sự lãnh
đạo thống nhất, tập trung kỷ luật, kỷ cương, đảm bảo
nguyên tắc quyền lực đi đôi với trách nhiệm…•
Sáp nhập, tinh gọn bộ máy
là cuộc cách mạng về tổ chức
Phó Bí thưThành ủy TP.HCMNguyễn Phước Lộc cho biết tới đây sẽ thực hiện
nghiêmnguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giaomột cơ quan
chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính.
Phó Bí thư
Thành ủy,
Chủ tịch
Ủy ban
MTTQ
Việt Nam
TP.HCM
Nguyễn
Phước Lộc
chủ trì hội
nghị. Ảnh:
THUẬN
VĂN
các cơ chế, định hướng tại
Nghị quyết 20 về bảo vệ,
nâng cao sức khỏe nhân dân
từ năm 2017 đã được Trung
ương thông qua; cũng như
Chiến lược quốc gia về phòng,
chống thuốc lá đến năm2030.
“Theo WHO, tăng thuế là
một trong những biện pháp
hiệu quả và tiết kiệm chi phí
nhất để giảm tiêu thụ các sản
phẩm có hại tới sức khỏe
hoặc không lành mạnh. Từ
đó, giúp giảm tỉ lệ mắc các
bệnh không lây nhiễm như
ung thư, bệnh tim mạch, hô
hấp, tiểu đường, góp phần
giảm đáng kể gánh nặng
bệnh tật và tử vong sớm,
giảm chi phí cho hệ thống
y tế cũng như nền kinh tế
do bệnh không lây nhiễm
gây ra trong tương lai” - Bộ
trưởng Đào Hồng Lan nói.•
thụ đặc biệt
Ưu đãi thuế cho báo chí để thực hiện
tốt nhiệm vụ chính trị
Cũng trong ngày 22-11, khi thảo luận về dự án Luật Thuế
thu nhập doanh nghiệp, một số ĐB cho rằng báo chí cần
được ưu đãi và tính thuế phù hợp với nhiệm vụ, chức năng.
ĐBTrầnThịDiệuThúy, PhóChủ tịchUBNDTP.HCM, nêu thực
tế một số cơ quan báo chí hiện nay được Nhà nước cho vay
ưu đãi về vốn, xây các tòa nhà cao tầng và sử dụngmột phần
doanh thu từ cho thuê để vận hành tòa soạn. Theo bà Thúy,
với thực trạngphát hànhbáo in, điện tử thì nguồn thuquảng
cáokhông thểnuôi được tờbáo trong cơ chế tự chủhiệnnay.
Tuy nhiên, cách tính thuế của cơ quan thuế là họ bóc
tách, phần nào phục vụ báo chí thì được hưởng ưu đãi,
còn phần cho thuê tòa nhà thì tính thuế thu nhập doanh
nghiệp bình thường.
“Chúng ta đầu tư cho báo chí thông qua cái gì? Chính
là thông qua ưu đãi thuế từ khoản thu quảng cáo báo chí,
kinh doanh tòa nhà cho hoạt động của báo lại bị tính thuế
cao bình thường là chưa hợp lý”- bà Thúy nói và đề xuất các
hoạt động kinh doanh phục vụ cho hoạt động của tờ báo
đều được hưởng ưu đãi thuế.
ĐB Đỗ Chí Nghĩa (đoàn Phú Yên) cho rằng vai trò của báo
chí đối với xã hội là rất lớn và hiện các cơ quan báo chí gặp
nhiều khó khăn do quảng cáo bị mạng xã hội cạnh tranh, PV
rất vất vả. Hà Nội, TP.HCM hầu như không còn các sạp báo
mà tất cả đã chuyển sang các nền tảng điện tử, số…Do đó,
các cơ quan báo chí cũng tích cực chuyển đổi sốmà như vậy
thì cần đầu tư nguồn lực, con người, công nghệ rất lớn…
“Nếu ưu đãi thuế 10% thì không có nhiều ý nghĩa” - ông
Nghĩa nói và cho rằng báo chí là lực lượng tiên phong mà
không được hỗ trợ, ưu đãi tương xứng thì…“cần xem lại”.
Theo ông, ưu đãi thuế sẽ làm cho báo chí có thêm công
chúng, làm tốt nhiệm vụ chính trị và khi đó cả xã hội cũng
sẽ được hưởng lợi.
vụ việc được giám sát, đã có kết luận kiến nghị nhưng nếu
các cơ quan, cá nhân chịu sự giám sát không thực hiện thì
chúng ta chỉ có cái quyền là đi… méc, méc tới khi nào đưa
ra tới QH thì mới tính được” - ông Thống nói.
Ông Thống cho rằng hoạt động giám sát ở địa phương
có hiệu quả là nhờ vào uy của trưởng đoàn ĐBQH là phó
bí thư tỉnh ủy. “Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát
làm sao tăng hiệu lực, hiệu quả giám sát của ĐBQH, đoàn
ĐBQH” - ông Thống đề nghị.
Về các nội dung cụ thể, ĐB Thống cho hay những ý kiến
trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật là xác đáng.
ĐB đoàn Đồng Nai đề nghị nghiên cứu bổ sung đoàn ĐBQH
được tổ chức các phiên giải trình, ĐBQH được chất vấn, có
thể chất vấn bằng văn bản đối với các cơ quan quản lý nhà
nước ở địa phương.
“Hiện nay, khi chúng tôi thực hiện các phiên giải trình
của HĐND tỉnh thì thấy sau khi giải trình xong, HĐND
tỉnh dù muốn hay không cũng phải quay trở lại việc kiến
nghị tới Ủy ban Thường vụ QH, QH. Tuy nhiên, đôi khi
việc tổng hợp lại không nhanh bằng kiến nghị qua kênh
của đoàn ĐBQH đối với Ủy ban Thường vụ QH, QH.
Nếu tạo được kênh này thì hiệu quả phối hợp giữa đoàn
ĐBQH với HĐND, truyền tải những khó khăn, bất cập
tới QH sẽ nhanh hơn” - ĐB Thống nói.
THANH - HIỀN - PHÚ
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...18
Powered by FlippingBook