270-2024 - page 9

9
thừa nhận những năm đầu vận hành
dự án sẽ thua lỗ. Dự án cũng không
thể thu hồi được chi phí đầu tư hạ
tầng nhưng sẽ thu hồi được vốn đầu
tư mua sắm tàu với thời gian hoàn
vốn 33,61 năm trong điều kiện bình
thường.
Đáng chú ý, Chính phủ cho biết
trong quá trình xây dựng dự án sẽ
góp phần tăng GDP bình quân của
cả nước khoảng 0,97 điểm phần trăm
mỗi năm so với kịch bản không đầu
tư dự án, trong đó tác động tích cực,
trực tiếp đến một số ngành như xây
dựng, sản xuất sản phẩm kim loại.
Sau khi dự án đưa vào khai thác,
kinh nghiệm thế giới cho thấy hiệu
quả tích cực đến kinh tế - xã hội là rất
lớn. Điển hình tại Trung Quốc, sau
khi đưa tuyến Bắc Kinh - ThượngHải
vào khai thác năm 2012, GRDP các
địa phương dọc tuyến tăng lên gấp
đôi sau 10 năm (tăng trưởng trung
bình 11%/năm, trong vòng 10 năm
từ 2012 đến 2022).
Tại Nhật Bản, sau 10 năm kể từ
khi tuyến đường sắt hiện đại đầu tiên
đưa vào khai thác năm 1964, GRDP
các địa phương dọc tuyến tăng trưởng
thêm 4%-5%.
Vì sao dự án không kéo dài
đến mũi Cà Mau?
Về ý kiến kéo dài dự án với điểm
đầu là Lạng Sơn, điểm cuối là Cà
Mau, Chính phủ nói rõ trong quy
hoạch mạng lưới đường sắt thời
kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050 đã hoạch định phát triển các
tuyến đường sắt mới từ Lạng Sơn
đến Cần Thơ, gồm ba đoạn tuyến:
Lạng Sơn (Đồng Đăng) - Hà Nội,
Hà Nội - TP.HCM, TP.HCM - Cần
Thơ để kết nối các vùng động lực,
các đô thị, các trung tâm kinh tế lớn.
Do các đoạn tuyến đường sắt từ
Lạng Sơn đến Cần Thơ có nhu cầu
vận tải khác nhau nên tiêu chuẩn kỹ
thuật và loại hình đường sắt cũng
khác nhau và được nghiên cứu đầu
tư theo các dự án độc lập, phù hợp
với nhu cầu vận tải, khả năng huy
động nguồn lực.
“Như vậy, chúng ta đang đẩy nhanh
tiến độ dự án đường sắt cao tốc cho
đoạn Hà Nội - TP.HCM trước, sau
đó mới làm các đoạn còn lại” - Chính
phủ lý giải thêm.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng trấn
an các ĐB không quá lo lắng việc
dự án ngập nước vào mùa lũ. Bởi lẽ
các nhà ga hầu hết được bố trí trên
cao, chỉ có một ga ngầm, phần cầu
và hầm chiếm khoảng 70%.
“Như vậy có thể giải quyết được
các lo ngại của ĐB. Tuy nhiên,
Chính phủ sẽ chỉ đạo nghiên cứu,
tiếp thu tối đa các ý kiến trong bước
triển khai tiếp theo…” - Chính phủ
cho hay.
Chính phủ đã giải bài toán
đội vốn
Về đề nghị hỗ trợ tối đa doanh
nghiệp trong nước tiếp cận công nghệ
để tiến tới vận hành và bảo trì dự án,
Chính phủ khẳng định Bộ GTVT đã
làm việc với các doanh nghiệp tham
gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để
có chiến lược sớm tiếp cận đào tạo
nguồn nhân lực, tham gia đầu tư xây
dựng đường sắt.
Bên cạnh đó, dự
thảo Nghị quyết
QH về việc thông
qua dự án đường
sắt cao tốc đã có
cơ chế đặc thù hỗ
trợ phát triển công
nghiệp và chuyển
giao công nghệ.
Trong đó, Chính
phủ quy định tiêu
chí lựa chọn tổ
chức,doanhnghiệp
nhà nước được giao nhiệm vụ hoặc
doanh nghiệp Việt Nam khác được
đặt hàng cung cấp dịch vụ, hàng
hóa công nghiệp đường sắt; nghiên
cứu, ứng dụng, nhận chuyển giao
công nghệ.
Thủ tướng cũng được quyết định
danh mục dịch vụ, hàng hóa công
nghiệp đường sắt được giao nhiệm
vụ cho tổ chức, doanh nghiệp nhà
nước hoặc đặt hàng cho tổ chức,
doanh nghiệp Việt Nam. Tổng thầu,
nhà thầu phải ưu tiên sử dụng các sản
VIẾT LONG
C
ác giải trình của Chính phủ về dự
án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
tập trung vào những băn khoăn
của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại
phiên thảo luận tổ, thảo luận tại
hội trường, cũng như những vấn
đề chưa rõ của dự thảo Nghị quyết
QH về việc thông qua chủ trương
đầu tư dự án này.
Lý do chọn tốc độ chạy tàu
350 km/giờ
Lýgiảinguyênnhânkhônglàmtuyến
đường sắt tốc độ 200-250 km/giờ để
vừa chở khách và chở hàng như ý
kiến của ĐBQH, Chính phủ lần nữa
khẳng định việc lựa chọn tốc độ đã
được nghiên cứu kỹ lưỡng, toàn diện,
tổng hợp kinh nghiệm phát triển
đường sắt tốc độ cao trên thế giới.
Cụ thể, tốc độ chạy tàu 200-250
km/giờ phát triển cách đây khoảng
50 năm và phổ biến trong giai đoạn
khoảng 25 năm trở về trước, phù hợp
với các tuyến ngắn và trung bình. Tốc
độ 350 km/giờ và cao hơn đang là
xu thế phát triển trên thế giới, phù
hợp với các tuyến dài từ 800 km trở
lên, tập trung nhiều đô thị có mật độ
dân số cao như hành lang Bắc - Nam
của nước ta.
Thêm vào đó, kinh nghiệm thế
giới cho thấy với chiều dài tuyến
lớn hơn 800 km thì tốc độ 350 km/
giờ hấp dẫn hơn và có khả năng thu
hút lượng hành khách cao hơn so
với tốc độ 250 km/giờ.
Chi phí đầu tư tốc độ 350 km/giờ
cao hơn tốc độ 250 km/giờ khoảng
8%-9%. Tuy nhiên, nếu đầu tư với
tốc độ 250 km/giờ, việc nâng cấp lên
tốc độ 350 km/giờ là khó khả thi và
không hiệu quả. Vì vậy, kiến nghị
trong nước lựa chọn tốc độ thiết kế
350 km/giờ để đáp ứng tiêu chí hiện
đại, đồng bộ, có tầm nhìn dài hạn,
hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa
kinh tế nước ta.
Với ý kiến ĐB lo lắng dự án hoàn
thành không vận tải hàng hóa nặng
sẽ dẫn đến lỗ lớn, khó giải quyết
được nút thắt về chi phí logistics và
không liên vận được với đường sắt
quốc tế, Chính phủ cho rằng đường
thủy và đường sắt hiện hữu sẽ đảm
nhận vai trò vận chuyển hàng hóa.
Về hiệu quả tài chính, Chính phủ
Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Namdự kiến được khởi công vào năm2027. Ảnhminh họa: VIẾT LONG
phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà trong
nước có thể sản xuất, cung cấp.
Đối với ý kiến ĐB lo ngại trong
nước lựa chọn tiêu chuẩn châu Âu
trong khi họ chưa có đường sắt chạy
tốc độ 350 km/giờ, Chính phủ cho
biết theo tiêu chuẩn châu Âu (EN
152730, EN 13803) thì dải tốc độ
thiết kế cho đường sắt cao tốc 250-
400 km/giờ.
Còn việc châu Âu chưa có tuyến
đường sắt cao tốc 350 km/giờ là vì
các tuyến xây dựng gần đây có chiều
dài ngắn; mạng lưới đường sắt liên
kết giữa các quốc gia châu Âu tốc
độ tối đa 300 km/giờ nếu tăng lên
phải đồng bộ về kỹ thuật giữa các
nước, trong khi các nước châu Âu
có hệ thống vận hành và tài chính
khác nhau.
Đối với ý kiến lo lắng về đội vốn,
tham nhũng, Chính phủ cho biết Bộ
GTVT đã đánh giá khả năng tăng
tổng mức đầu tư,
đội vốn của dự án
và đề xuất các giải
pháp giảm thiểu.
Cụ thể ở đây
là việc chúng ta
dự tính đến các
yếu tố có thể làm
tăng tổngmứcđầu
tư từ giải phóng
mặt bằng, giá cả
nguyên vật liệu…
để đưa vào chi phí
dự phòng của dự
án. Song song đó, cần có sự vào cuộc
của cả hệ thống chính trị, tương tự
như dự án đường dây 500 kV mạch
ba và đường bộ cao tốc Bắc - Nam
giai đoạn 2 để bảo đảm tiến độ triển
khai dự án.
Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
cũng sẽ được Chính phủ trình QH bố
trí vốn đầu tư công, trên nguyên tắc
bảo đảm các cân đối vĩ mô, an toàn
nợ công quốc gia và không ảnh hưởng
đến đầu tư các công trình bức thiết
khác như trường học, bệnh viện...•
Dự án sẽ được Chính phủ
trình Quốc hội bố trí vốn
đầu tư công, trên nguyên
tắc bảo đảm các cân đối
vĩ mô, an toàn nợ công
quốc gia và không ảnh
hưởng đến đầu tư các
công trình bức thiết khác
như trường học,
bệnh viện...
Chính phủ giải bài toán đội vốn
dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Trước giờQuốc hội bấmnút xemxét thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc - Namvào chiều 30-11,
Chính phủ đã gửi đến các đại biểuQuốc hội bản báo cáo giải trình dài gần 130 trang.
Chính phủ đánh giá tiến độ dự án là
một thách thức rất lớn, để khai thác dự
án đúng tiến độ, cần rất nhiều nỗ lực,
quyết tâm cả hệ thống chính trị trong
công tác bồi thường, giải phóng mặt
bằng, chuẩnbị nguồnvật liệu, tậptrung
huy động các nguồn lực, tư vấn quốc
tế, nhà thầu trong nước.
Báo cáonghiên cứu tiền khả thi đã rà
soát các trình tự thủ tục thực hiện theo
quy định, từ đó nghiên cứu đề xuất 19
chính sách đặc thù thuộc thẩmquyền
của QH và nămchính sách thuộc thẩm
quyền của Chính phủ nhằm rút ngắn
thời gian triển khai và bảo đảmnguồn
lực thực hiện dự án.
Tiêu điểm
Tổng đầu tư 1.713.548 tỉ đồng
Theo đề xuất của Chính phủ, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Namdài 1.541
km, đi qua 20 tỉnh, thành. Điểm đầu tại Ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối
Ga Thủ Thiêm (TP.HCM).
Dự án xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế
350 km/giờ, tải trọng 22,5 tấn/trục; xây dựng 23 ga khách, 5 ga hàng; đường
sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục
vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.
Sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 10.827 ha. Số dân tái
định cư khoảng 120.836 người. Dự án có tổngmức đầu tư 1.713.548 tỉ đồng.
Dự kiến chiều 30-11, Quốc hội sẽ xemxét thông qua chủ trương đầu tư dự án
đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Ảnh: Đ.MINH
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook