274-2024 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứNăm 5-12-2024
Hộp thư
Vừa qua báo
Pháp Luật TP.HCM
có nhận được đơn, thư của
các bạn đọc:
Lê Văn Tĩnh
(huyện Bình Chánh, TP.HCM) phản ánh về việc
chưa được thi hành án;
NguyễnHuỳnhDương
(quậnTân Phú,
TP.HCM) phản ánh về việc bị hủy hoại tài sản, xâmphạm chỗ ở;
Nguyễn Duy Linh
(TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) phản ánh
về việc bị vô cớ đánh người gây thương tích, hủy hoại tài sản;
NguyễnThịTươi
(huyện LongThành, tỉnhĐồngNai) phản ánh
về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
Nguyễn Văn Trà
(huyện
Đức Hòa, tỉnh Long An) phản ánh về việc không đồng ý với
quyết định thu hồi đất.
Lê Minh Tân
(huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) phản ánh về
việc không đồng ý với kết quả đo đạc đất đai;
tiểu thương chợ
BàoTrai
(huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) phản ánh về việc bị rời
ra khỏi chợ, thu hồi sạp;
TrầnThị Phương
(huyện Chư Pưh, tỉnh
Gia Lai) phản ánh về việc con gái bị xe tải cán;
Hà Ngọc Sơn
(quận 3, TP.HCM) phản ánh về việc ban hành văn bản không
đúng quy định của pháp luật;
TrươngThị BéNăm
,
NguyễnThị
Bích Hạnh
(huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) phản ánh về việc không
đồng ý với bán đấu giá tài sản.
Dương Văn Dũng
(huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) phản
ánh về việc con bị chém gây thương tích;
Hồ Kim Ngọc
(TP
Thuận An, tỉnh Bình Dương) phản ánh về hành vi cưỡng đoạt
tài sản, xâm nhập gia cư bất hợp pháp;
Hồ Hiệp Sĩ
(TP Pleiku,
tỉnh Gia Lai) phản ánh về việc bị cấp chồng lấn diện tích đất;
Võ Văn Tiến
(huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) phản ánh về
việc chưa được tòa án đưa vụ án ra xét xử;
PhanCôngThành
(TPĐồng Xoài, tỉnh Bình Phước) phản ánh
về việc bị chiếmđoạt tài sản và bôi nhọdanhdự cá nhân;
BùiThị
Nghĩa, Liêu Hoàng Thủy Tiên
(TP Long Xuyên, tỉnh An Giang)
phảnánhvềviệckhôngđồngývới bảnánvề tranhchấpquyềnsử
dụngđất;
HuỳnhThịThuSương
(TPThủĐức,TP.HCM) phảnánh
về việc không đồng ý với bản án về tranh chấp thừa kế tài sản…
P
hản ánh đến báo
Pháp
Luật TP.HCM
, nhiều
người dân, đặc biệt là
những bệnh nhân khi đến
khám chữa bệnh tại BVQuân
y 175, cho biết gặp nhiều khó
khăn khi đi bộ qua đường
Nguyễn Thái Sơn, quận Gò
Vấp, TP.HCM.
Mặc dù có vạch kẻ đường
dành cho người đi bộ trên
đường nhưng hầu hết xe máy,
ô tô khi lưu thông qua đây đều
không giảm tốc độ và nhường
đường cho người đi bộ. Đây
là tuyến đường có lưu lượng
giao thông cao, phương tiện
di chuyển với tốc độ nhanh,
đặc biệt đông đúc vào giờ cao
điểm. Do đó, nguy hiểmcó thể
ập đến bất cứ lúc nào mặc dù
người đi bộ đã đi đúng phần
đường của mình.
Vạch kẻ đường không
phát huy hiệu quả
Theo ghi nhận của PV, hằng
ngày số người đi bộ qua đường
Nguyễn Thái Sơn, hướng từ
cổng BV Quân y 175 khá
nhiều. Do đường Nguyễn
Thái Sơn là đường một chiều,
dẫn đến lượng xe cộ từ các
đường Nguyễn Kiệm, Hoàng
Minh Giám, Hồng Hà, Phạm
Văn đồng... đổ về rất đông,
đặc biệt là vào giờ cao điểm
khiến người dân gặp khó khi
“Trước đó, khi đi bộ qua
đường Nguyễn Thái Sơn này,
tôi từng suýt bị xe tông và
nhiều lần bị người đi xe máy,
ô tô bấm còi inh ỏi, thậm chí
bị chửi khi tôi đi qua đường
nơi có vạch kẻ đường dành
cho người đi bộ. Dù đã đi
chậm và giơ tay xin đường
nhưng không xe nào nhường
đường cho tôi qua đường” - bà
M bức xúc.
Tương tự, ôngQuangHưng,
bán nước nhiều năm tại khu
vực này, cho biết ông thường
xuyên chứng kiến cảnh người
dân qua đường rất khó khăn.
Theo Sở GTVT, có hai vị
trí dự kiến làm cầu vượt bộ
hành. Thứ nhất, đối với vị trí
dự kiến xây dựng cầu vượt
bộ hành trên đường Nguyễn
Kiệm (tại cổng chính của
BV Quân y 175). Phần vỉa
hè phía đối diện có bề rộng
trung bình khoảng 1,5 m,
trên vỉa hè có các công trình
hạ tầng khác như cây xanh,
hệ thống điện ngầm hóa nên
không còn đủ không gian để
bố trí cầu thang lên xuống
trong trường hợp đầu tư xây
dựng cầu vượt bộ hành.
“Ngoài ra, đường Nguyễn
Kiệmhiện hữu chưa được mở
rộng theo lộ giới quy hoạch
(40 m). Trong trường hợp
đầu cầu vượt bộ hành thì sau
khi mở rộng đường Nguyễn
Kiệm theo quy hoạch sẽ phải
phá dỡ công trình, gây lãng
phí” - Sở GTVT cho biết.
Thứ hai, đối với vị trí dự
kiến xây dựng cầu vượt bộ
hành trên đườngNguyễnThái
Sơn (cổng BV), phía đối diện
là cổng chính của một đơn vị,
có bề rộng vỉa hè khoảng 5m.
Tuy nhiên, trường hợp này
thì việc di dời vị trí dự kiến
xây dựng cầu vượt bộ hành
cách xa khu vực cổng của BV
(phải tránh cổng chính của
đơn vị này), cũng không thu
hút được người bộ hành sử
dụng công trình, mục tiêu dự
án là không đạt được.
“Từ những thực tiễn đó,
Sở GTVT và các đơn vị đã
thống nhất giao đơn vị quản
lý hạ tầng giao thông đường
bộ bổ sung vạch sơn (kiểu
mới) băng đường, tại các vị
trí cổng chính của BV Quân
y 175 trên đường Nguyễn
Kiệm, Nguyễn Thái Sơn.
Bên cạnh đó kết hợp bổ sung
đèn tín hiệu dành riêng cho
người đi bộ và tiếp tục theo
dõi tình hình trật tự an toàn
giao thông tại khu vực” - Sở
GTVT TP nêu phương án.
Traođổi với PV, ôngNguyễn
Xuân Vinh, Giám đốc Trung
tâm Quản lý hạ tầng giao
thông đường bộ (Sở GTVT
TP.HCM), cho biết phương
án làm cầu vượt bộ hành cho
người đi bộ tại khu vực đường
Nguyễn Thái Sơn không thực
hiện được do vướng các pháp
lý về đất.
“Hiện các đơn vị vẫn đang
nghiên cứu phương án lưu
thông cho người đi bộ tại khu
vực này và chưa có phương
án cụ thể nào được chọn để
triển khai. Chúng tôi sẽ thông
tin khi có phương án cụ thể
sau” - ông Vinh nói.•
Người dânmỗi khi qua đườngNguyễn Thái Sơn phải nhờ người dắt. Ảnh: TRẦNMINH
đi qua đường.
Nhất là những người lớn
tuổi khi qua đường, phải đứng
đợi rất lâu vì các phương tiện
không nhường đường, cũng
như không có đèn tín hiệu
dành cho người đi bộ.
Bà ĐTM (50 tuổi, ở Long
An) cho biết đã điều trị tại
BVQuân y 175 hơn một tuần
nay, vì nhà xa nên không có
người nhà chămsóc, bà thường
xuyên đi ra ngoài mua đồ ăn.
Do sức khỏe không tốt, chân
yếu nên mỗi lần qua đường
đều phải đợi có ai đi cùng để
nhờ dắt qua.
Tuy có vạch kẻ đường cho
người đi bộ nhưng mỗi lần
qua đường, ai cũng phải liều
mình băng qua dòng xe cộ
đông đúc.
“Tôi thường qua đường để
giao nước cho khách trước
cổng BV. Nhiều lúc cũng phải
đứng chờ rất lâu, các phương
tiện chạy ào ào không chịu
nhường đường. Đặc biệt là
vào giờ tan tầm, giao thông
hỗn loạn, xe máy, ô tô chen
lấn không biết đi lối nào. Rất
mong muốn chính quyền có
các biện pháp để người dân
đi qua đường an toàn hơn” -
ông Hưng nói.
Nghiên cứu làm đèn
dành riêng cho
người đi bộ
Liên quan đến vấn đề này,
trong văn bản về giải quyết, trả
lời kiến nghị của cử tri trước
và sau kỳ họp thứ 17 HĐND
TP.HCM, về việc làm cầu bộ
hành trước BV175 cho người
đi bộ, SởGTVTTP.HCMcho
biết sở đã nghiên cứu, phối
hợp, kiểm tra thực tế hiện
trường với sự tham gia của
UBND quận Gò Vấp.
Dân gặp khó khi đi bộ qua đường
Nguyễn Thái Sơn
Mặc dù có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ nhưng người dân gặp khó khăn khi đi bộ qua đường
NguyễnThái Sơn ở TP.HCM.
THẢOHIỀN- TRẦNMINH
Việc khôngnhườngđường chongười đi bộ
tại nơi có vạch kẻ đường sẽ bị xử phạt theo
Nghị định 100/2019, được sửa đổi, bổ sung
bởi Nghị định 123/2021.
Đối với người điều khiển ô tô và các loại xe
tương tựô tô, phạt tiền300.000-400.000đồng
(theođiểmc khoản1Điều5NĐ100/2019, sửa
đổi bởi điểm I khoản 34Điều 2NĐ123/2021).
Đối với người điều khiển mô tô, xe máy
(kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô
tô và các loại xe tương tự xe máy, phạt tiền
100.000-200.000 đồng (theo điểmđ khoản 1
Điều 6 NĐ 100/2019).
Người điều khiển phương tiện lưu ý phải
giảm tốc độ và nhường đường cho người đi
bộ đang qua đường tại nơi có vạch kẻ đường.
Việc không nhường đường không chỉ bị phạt
tiềnmà còngây nguy hiểmnghiêmtrọngđến
tính mạng người đi bộ và làm mất trật tự an
toàn giao thông.
Luật sư
TRẦN THỊ THANH THẢO
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
Không nhường đường cho người đi bộ trên vạch kẻ đường
xử phạt ra sao?
Phương án làm cầu
vượt bộ hành cho
người đi bộ tại khu
vực đường Nguyễn
Thái Sơn không
thực hiện được do
vướng các pháp lý
về đất. Hiện các đơn
vị vẫn đang nghiên
cứu phương án lưu
thông cho người đi
bộ tại khu vực này.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook