11
Kinh tế -
ThứNăm 5-12-2024
Chuyển đổi xanh: Đừng để
doanh nghiệp bơi một mình
Chuyển đổi xanh và tăng trưởng bền vững đang trở thànhmục tiêu chiến lược của nền kinh tế Việt Nam,
tuy nhiên việc triển khai thực tế vẫn gặp nhiều rào cản từ cả phía doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý.
QUANGHUY -PHƯƠNGMINH
C
huyển đổi xanh không
chỉ là xu hướng mà
còn là yếu tố sống còn
để doanh nghiệp (DN) Việt
Nam duy trì khả năng cạnh
tranh trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, khi tiến hành lộ
trình này, DN cần sự đồng
hành chặt chẽ từ Nhà nước,
đặc biệt trong chính sách và
cung cấp nguồn vốn xanh,
tạo bàn đạp thúc đẩy tăng
trưởng bền vững.
Vượt qua các chướng
ngại vật
DNViệt đang cải tiếnmạnh
mẽ, áp dụng công nghệ hiện
đại, tự động hóa và chuyển
đổi xanh. Điều này không
chỉ giúp sản phẩm “Made in
Vietnam” đáp ứng tiêu chuẩn
xanh quốc tế mà còn tăng cơ
hội xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo ôngNguyễn
QuốcAnh, Chủ tịch Hội Cao
su - Nhựa TP.HCM, để đáp
ứng các yêu cầu ngày càng
khắt khe, DN đối mặt với
thách thức lớn, như tích hợp
ít nhất 20%-30% nguyên liệu
tái chế để đạt chứng nhận
xanh, hưởng ưu đãi thuế và
mở rộng thị trường. Các DN
đang nỗ lực tái chế phế liệu
và sản phẩm đã qua sử dụng
nhằm giảm thiểu tác động
môi trường, nâng cao giá trị
và giảm chi phí sản xuất.
Để giải quyết vấn đề này,
các DN trong ngành cao su,
nhựa đang tích cực tìm kiếm
giải pháp bằng cách tái chế
phế liệu, thực phẩm đã qua sử
dụng để sản xuất ra các sản
phẩm mới. Việc này không
chỉ giúp giảm thiểu tác động
đến môi trường mà còn nâng
cao giá trị sản phẩm và giảm
chi phí sản xuất.
Theo giới phân tích, một khi
tất cả công ty cố gắng cạnh
tranh về chi phí, chất lượng
và giao hàng thì làmxanh hóa
quy trình có thể là yếu tố để
giành được đơn hàng và có
được lợi thế cạnh tranh trên
thị trường. Đáp ứng các quy
định vềmôi trường và yêu cầu
bền vững cao hơn là nhiệm
vụ cần thiết trong việc phát
triển chiến lược kinh doanh
trong mỗi DN.
“Các DN rất muốn chuyển
đổi xanh nhưng để làm được
điều này đòi hỏi họ phải có
nguồn lực đầu tư máy móc,
quy trình sản xuất để tối ưu
hoạt động xanh. Mặt khác,
các hoạt động tái chế luôn
cần quỹ đất nhưng thực tế
nguồn lực này ngày càng ít và
đắt đỏ, mà đã tạo rào cản sự
quyết tâm của DN trong quá
trình chuyển đổi xanh” - ông
Quốc Anh nói.
Theo ông Phạm Hải Long,
Tổng Giám đốc Công ty Cổ
phầnThựcphẩmAgrexSaigon
(chuyên xuất khẩu thực phẩm
chế biến), trước đây khi nhập
nguyên liệu đông lạnh về, cần
phải rã đông trước khi đưa vào
chế biến. Để thực hiện phải
mất nhiều thời gian, tiêu tốn
nguồn nước, điện, thời gian,
nhân lực…
Sau đó, công ty mua được
máy rã đông từ nước ngoài để
thực hiện công đoạn này đã
giúp giảm tối đa các vấn đề
trên, đặc biệt giúp giảm thải
nguồn nước ra môi trường,
đáp ứng tiêu chuẩn xanh.
Nhưng máy này lại rất đắt
đỏ khiến khó DN nào có thể
đủ nguồn tài chính mua sắm.
Rất cần bệ đỡ
TS Trần Thị Hồng Minh,
Viện trưởngViện Nghiên cứu
quản lý kinh tế Trung ương,
nhận định các DN khi chuyển
đổi xanh sẽ đối diện với nhiều
thách thức, trong khi nội lực
DN là chưa đủ nên rất cần sự
hỗ trợ của Nhà nước.
Theo TS Minh, việc nhận
thức đúng về kinh tế tuần
hoàn cần được thực hiện từ
khâu thiết kế đến khâu triển
khai đối với từng ngành, từng
lĩnh vực, từng DN và người
dân. Tuy nhiên, việc tạo được
sự đồng thuận, thống nhất từ
lãnh đạo, các cấp quản lý vẫn
là một thách thức.
Đặc biệt, kinh tế tuần hoàn
đòi hỏi phải có sự phân loại,
làm sạch chất thải trước khi
đưa vào tái sử dụng, tái chế.
Đây cũng là thách thức lớn
đối với thực tiễn vận hành của
kinh tế Việt Nam và ý thức
phân loại chất thải tại nguồn
của người dân ở các đô thị
lớn như TP.HCM.
Cùng góc nhìn, ôngNguyễn
Quốc Anh cho biết sự gia
tăng giá năng lượng đang đặt
ra một thách thức lớn khác
cho các DN. Nhiều DN đang
chuyển hướng sang sử dụng
các nguồn năng lượng tái tạo
như năng lượng mặt trời để
giảm thiểu chi phí sản xuất
và ứng phó với tình hình biến
động của giá năng lượng. Tuy
nhiên, việc chuyển đổi sang
nền kinh tế tuần hoàn và sử
dụng năng lượng tái tạo đòi
hỏi sự đầu tư lớn về công
nghệ và nguồn lực.
“Những DN trong ngành
nhựa khi muốn tái chế thì họ
đang gặp vấn đề lớn về đầu
vào nguồn tái chế. Dù Nhà
UBNDTP.HCMvừacóQuyết định4819/2024
về ban hành danh mục dự án thu hút đầu tư
vào Khu công nghệ cao TP.HCM năm 2024-
2030.Theo đó, các dự án đầu tư vào Khu công
nghệ cao TP.HCM phải đáp ứng các tiêu chí
công nghệ cao và tiêu chí xanh.
Chủ đầu tư dự án phải cam kết có các nội
dung như tiết giảm, tái sử dụng, tái chế và
phân loại chất thải tại nguồn; hạn chế, tiến
tới không sử dụng túi nylon khó phân hủy
và các sản phẩm nhựa dùng một lần; trồng
và bảo vệ cây xanh, phát triển mảng xanh;
hướng tới nền kinh tế xanh.
Các dự án phải ưu tiên sử dụng năng lượng
tái tạo, tỉ lệ sử dụng năng lượng tái tạo trên
tổng năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt
tối thiểu 20%, đến năm 2045 đạt tối thiểu
65%-70%. DN phải có giải pháp sử dụng
năng lượng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng,
tỉ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ
năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát
triển bình thường đạt khoảng 7%-10% vào
năm2030và khoảng14%-20%vàonăm2045.
Các dự án sẽ được ưu đãi về thuế thu nhập
DN như thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn
15 năm, trong đó miễn thuế bốn năm, giảm
50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp
theo quy định…
nước đã có những quy định
về phân loại rác tái chế nhưng
câu chuyện này vẫn chưa thực
hiện triệt để. Điều này dẫn
đến DN phải tốn nguồn lực
lớn để xử lý vật liệu tái chế,
khiến giá thành sản phẩm
tăng mạnh. Do đó, các DN
cần được sự hỗ trợ từ phía
Nhà nước và các tổ chức liên
quan” - ông Anh nói.
ÔngLêViệtAnh,Vụ trưởng
Vụ Khoa học - Giáo dục,
TN&MT (Bộ KH&ĐT), đã
nêu nhiều giải pháp tháo gỡ
rào cản để chuyển đổi xanh
hiệu quả. Trước hết, việc xây
dựng một hệ thống phân loại
các hoạt động kinh tế, DN
và dự án đầu tư được coi là
“xanh” là điều cấp thiết. Trên
cơ sở này, Nhà nước có thể
thiết kế các cơ chế và chính
sách ưu đãi phù hợp, mang
lại lợi ích không chỉ cho DN
mà còn thúc đẩy phát triển
kinh tế và xã hội bền vững.
Một thách thức lớn khác
là chi phí đầu tư ban đầu cho
chuyển đổi xanh thường cao
khiến nhiều DN ngần ngại
đổi mới công nghệ và cải
tiến dây chuyền sản xuất. Để
giải quyết, Nhà nước cần có
chính sách hỗ trợ tài chính
rõ ràng, giúp DN vượt qua
khó khăn ngắn hạn và nhận
ra lợi ích dài hạn từ việc áp
dụng mô hình kinh doanh
bền vững.
Ngoài ra, việc nâng cao
nhận thức của DN về tầm
quan trọng của chuyển đổi
xanh là cần thiết. DN cần
hiểu rằng sự hội nhập kinh tế
quốc tế đòi hỏi tuân thủ các
tiêu chuẩn toàn cầu, chẳng
hạn như Cơ chế điều chỉnh
biên giới carbon (CBAM)
của Liên minh châu Âu. Nếu
không kịp thời thích nghi, họ
sẽ phải đối mặt với các rào
cản thươngmại nghiêm trọng.
Cần tăng cường công tác tuyên
truyền, giáo dục nhằm xây
dựng ý thức tiêu dùng bền
vững trong cộng đồng.
Cuối cùng, Chính phủ phải
nhanh chóng ban hành các
chính sách hỗ trợ phát triển
bền vững và chuyển đổi xanh.
Đồng thời, việc huy động đủ
nguồn lực tài chính và sự phối
hợp hiệu quả giữa các ngành
là điều kiện tiên quyết để đảm
bảo thành công.•
Mô hìnhmột doanh nghiệp hiện đại sử dụng năng lượngmặt trời thực hiện tái chế sản phẩmnhựa.
Ảnh: AI
“Nhà nước có thể
thiết kế các cơ chế và
chính sách ưu đãi
phù hợp, mang lại
lợi ích không chỉ cho
doanh nghiệp mà
còn thúc đẩy phát
triển kinh tế và xã
hội bền vững.”
Doanh nghiệp Việt đang phải đầu tư công nghệ tái chế để
đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Ảnh: QH
Tiêu điểm
Chúngtôiphảitríchlợinhuận
mỗi nămmới có đủ nguồn lực
mua sắmmáy móc để chuyển
đổi xanh. Do đó, để giúp DN
xuất khẩu thực hiện được các
điều kiện tiêu chuẩn xanh, Nhà
nước có thể hỗ trợ tín dụng
xanh với mức lãi suất hợp lý
cũng như cơ chế khuyến khích
DN thamgiamạnhmẽhơnvào
việcđónggópchomụctiêuNet
Zero của Việt Nam.
Ông
PHẠM HẢI LONG
,
Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần
Thực phẩm Agrex Saigon
TP.HCM ưu tiên thu hút các dự án xanh, công nghệ cao
TP .HCM GỠ VƯỚNG CHO KINH TẾ XANH