7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm5-12-2024
HỮUĐĂNG- YẾNCHÂU
N
hư
Pháp Luật TP.HCM
đã
thông tin, trong vụ đấu giá đất
ở huyện Sóc Sơn, Cơ quan
CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra
quyết định tạm giữ năm người để
điều tra về hành vi vi phạm quy
định về hoạt động bán đấu giá tài
sản quy định tại khoản 2 Điều 218
BLHS 2015.
Đây là điều luật mới lần đầu tiên
được quy định trong BLHS 2015.
Từ đó đến nay, cơ quan chức năng
đã khởi tố nhiều người về tội danh
này nhưng các hành vi tương tự vẫn
tiếp tục xuất hiện.
Khi nào phạm tội
theo Điều 218?
Trong vụ việc ở huyện Sóc Sơn,
lời khai ban đầu cho thấy Phạm
Ngọc Tuấn biết được thông tin về
cuộc đấu giá quyền sử dụng đất
nên đã nhờ Ngô Văn Dương mua
hồ sơ đấu giá.
Để chắc chắn trúng đấu giá được
các lô đất như ý, Tuấn thỏa thuận,
bàn bạc với những người còn lại về
việc cùng tham gia đấu giá và bàn
bạc thống nhất sẽ thực hiện việc
nâng giá tại buổi đấu giá.
Tại phiên đấu giá ngày 29-11,
ban đầu nhóm này đấu giá theo
trình tự giá đạt mức có thể mua
được. Đến khi phát hiện giá đấu
của 36/58 lô đất vượt mức tối đa
mà họ đã bàn bạc từ trước nên tại
vòng đấu giá thứ năm, nhóm đã
đưa ra mức giá rất cao, vượt xa
giá khởi điểm; thậm chí Tuấn còn
đưa ra mức giá trên 30 tỉ đồng/m
2
(cao gấp khoảng 12.000 lần mức
giá khởi điểm)… sau đó bỏ đấu giá
vòng cuối, dẫn đến việc 36 lô đất
đấu giá không thành công.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
luật sư Nguyễn Thanh Thanh, Đoàn
Luật sư TP.HCM, cho biết theo như
kết quả xác minh ban đầu thì mục
đích của nhómngười này là bàn bạc,
thông đồng với nhau để trúng đấu
giá cho bằng được, bằng cách gặp
trường hợp bất lợi thì đẩy giá lên
cao để không ai trúng được.
Có thể khẳng định hành vi này là
vi phạm pháp luật, tùy vào kết quả
điều tra cuối cùng mà sẽ có chế tài
tương ứng.
Hiện nay, Điều 23 Nghị định
82/2020 quy định hành vi cản trở
hoạt động đấu giá; gây rối, mất trật
tự tại cuộc đấu giá sẽ bị phạt tiền
7-10 triệu đồng; còn hành vi thông
đồng dìm giá hoặc nâng giá trong
hoạt động đấu giá tài sản mà chưa
đến mức truy cứu trách nhiệm hình
sự sẽ bị phạt 10-20 triệu đồng.
Về tráchnhiệmhình sự,TSNguyễn
Thị ÁnhHồng (TrưởngBộmônLuật
hình sự, khoa Luật hình sự, Trường
ĐH Luật TP.HCM) cho biết đối với
tội vi phạm quy định về hoạt động
bán đấu giá tài sản (Điều 218BLHS),
khoản 1 điều này quy định hành vi
khách quan của tội phạm bao gồm
một trong các hành vi sau: Lập danh
sách khống về người đăng ký mua
tài sản bán đấu giá; lập hồ sơ khống,
hồ sơ giả tham gia hoạt động bán
đấu giá tài sản; thông đồng dìm giá
hoặc nâng giá trong hoạt động bán
đấu giá tài sản.
Đáng chú ý, hành vi chỉ cấu thành
tội phạm theo khoản 1 khi người
phạm tội thu lợi bất chính từ 30
triệu đến dưới 200 triệu đồng hoặc
gây thiệt hại cho người khác từ 50
triệu đến dưới 300 triệu đồng, với
khung hình phạt là phạt tiền 20-200
triệu đồng, phạt cải tạo không giam
giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến hai năm.
Nếu phạm tội thuộc một trong các
trường hợp như có tổ chức; thu lợi
bất chính 200 triệu đồng trở lên; gây
thiệt hại cho người khác 300 triệu
đồng trở lên; phạm tội hai lần trở
lên; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt
thì thuộc trường hợp cấu thành tội
phạm tăng nặng theo khoản 2 Điều
218 BLHS 2015 (chế tài là phạt tiền
từ 200 triệu đến 1 tỉ đồng hoặc phạt
tù 1-5 năm).
Theo TS Hồng, hành vi của nhóm
Góc nhìn hình sự vụ đấu giá đất
ở Sóc Sơn
Công an TPHàNội đang tạmgiữ nămngười liên quan đến việc trả giá 30 tỉ đồng/m
2
đất ở huyện Sóc Sơn. Ảnh: CA
năm người trong vụ đấu giá đất ở
Sóc Sơn đã thỏa mãn dấu hiệu hành
vi khách quan quy định tại điểm c
khoản 1 Điều 218 là “thông đồng
dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt
động bán đấu giá tài sản”.
Khi đó, nếu các cơ quan tiến hành
tố tụng chứng minh được các đối
tượng đã thu lợi bất chính từ 30 triệu
đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho
người khác từ 50 triệu đồng trở lên
thì hành vi đã cấu thành tội phạm
theo Điều 218 BLHS.
Xử lý nghiêm là cần thiết
Nói thêm về việc xác định thiệt
hại, thu lợi bất chính, luật sưNguyễn
Thanh Thanh cho rằng trong quá
trình điều tra, cơ quan tố tụng cần
hết sức cẩn trọng trong việc xácminh
thiệt hại của vụ án. Bởi việc đấu giá
không thành xuất phát từ hành vi
“phá” của nhóm người này thì đã
rõ nhưng thiệt hại là bao nhiêu, đơn
giá trúng trong trường hợp này là
bao nhiêu để tính thiệt hại không
phải là chuyện dễ dàng.
Tuy nhiên, động thái tạm giữ
người của cơ quan công an trong
trường hợp này để làm rõ hành vi,
từ đó xử lý nghiêm theo quy định
pháp luật là hết sức cần thiết trong
bối cảnh nhiều cuộc đấu giá bị “phá
hoại” thời gian qua.
Mới đây nhất (ngày 4-12), cũng
tại Hà Nội, Công an huyện Thanh
Oai cho biết đang xác minh dấu hiệu
bất thường trong phiên đấu giá 22
thửa đất ở xã Đỗ Động ngày 30-11.
Trước đó, Trung tâm Phát triển
quỹ đất huyện Thanh Oai và Công
ty Đấu giá hợp danh Việt Nam tổ
chức đấu giá 22 thửa đất tại khuMan
Cá, Man Cổng, MạManTrong, thôn
Văn Quán, xã Đỗ Động.
Các lô đất có diện tích 85-136 m
2
,
khởi điểm 5,3 triệu đồng/m
2
. Với
mức này, tiền cọc mỗi thửa từ 91
đến 144 triệu đồng. Cuộc đấu giá
phải qua năm vòng bắt buộc, với
bước giá 5 triệu đồng/m
2
.
Đến vòng thứ tám, giá cao nhất
được nhà đầu tư trả hơn 70 triệu
đồng/m
2
. Tuy nhiên, đến vòng thứ
chín, khách hàng đồng loạt không
trả giá tiếp, dẫn đến phiên đấu giá
đất không thành công.•
Theo TS Nguyễn Thị
Ánh Hồng, hành vi của
nhóm năm người trong
vụ đấu giá đất ở Sóc Sơn
đã thỏa mãn dấu hiệu
hành vi khách quan quy
định tại điểm c khoản 1
Điều 218 là “thông đồng
dìm giá hoặc nâng giá
trong hoạt động bán đấu
giá tài sản...”
Nhiều người
từng bị khởi tố
Tháng 6-2022, Cơ quan CSĐT
Công anTP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
đã khởi tố ba đối tượng gồm Lê
VănViệt, BùiThịThanhTâmvà Lê
QuangPhụngđểđiều travềhành
vi vi phạmquyđịnhvềhoạt động
bán đấu giá tài sản quy định tại
Điều 218 BLHS. Phụng đưa cho
Việt và Tâm 70 triệu đồng để
cùng hai đối tượng này dàn xếp
kết quả đấu giá với những người
đấu giá còn lại, nhằmdìmgiá tài
sản để Phụng trúng đấu giá với
mức giá thấp nhất, trong phiên
đấu giá đất của một ngân hàng.
Cũngvớitộidanh,tháng7-2022,
Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố
sáungười (baogồmnhữngngười
trong công ty đấu giá và người
bên ngoài) vì có hành vi thông
đồng, móc nối, lộ lọt thông tin
để dìm giá, dẫn tới cuộc đấu giá
không minh bạch, công bằng
và khách quan, ảnh hưởng đến
quyền lợi chính đáng của những
khách hàng khác.
Trước giờ, hiện tượng thông đồng, dìm
giá, “quân xanh, quân đỏ” trong hoạt
động bán đấu giá tài sản vốn đã gây bức
xúc dư luận. Thậm chí phát biểu tại nghị
trường trước đây, đại biểu Nguyễn Thị
Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, khẳng định:
“Có việc bắt tay “quân xanh, quân đỏ” trong các phiên đấu giá
nhằm dìm giá đất, lót đường cho một nhà đầu tư đã được định
sẵn trúng với giá rẻ. Ngoài ra còn có sự tham gia của xã hội đen,
họ đe dọa những người tham gia đấu giá bỏ cuộc, rút hồ sơ. Khi
đó cuộc đấu giá chỉ còn một người tham gia, một mình một chợ,
những người tham gia khác chỉ là “quân xanh, quân đỏ””.
Nhận diện hiện tượng tiêu cực trong hoạt động bán đấu giá tài
sản thì dễ, song để “bắt tận tay, day tận cánh” và xử lý nghiêm là
điều thật sự không dễ dàng. Không dễ nhưng không phải là không
thể, bởi những kẻ làmsai có xóa hết dấu vết bao giờ. Như vụ ở
huyện Sóc Sơn, Hà Nội, chính yếu tố trả giá cao ngất (30 tỉ đồng/m
2
đất) rồi bỏ cuộc trong vòng đấu giá kế tiếp của người thamgia đấu
giá khiến phiên đấu giá thất bại đã thách thức dư luận xã hội và cả
các cơ quan chức năng. Và rồi sau đề nghị của UBNDhuyện Sóc Sơn,
cơ quan công an đã nhanh chóng vào cuộc.
Cần thấy rằng đấu giá tài sản - trong đó có đấu giá đất - là
một nguồn thu lớn để cải tạo hạ tầng của các địa phương. Đấu
giá đất cũng là một trong những cách để tối ưu hóa giá trị kinh
tế khi những thửa đất đó sử dụng một cách hợp lý, phục vụ cho
phát triển kinh tế - xã hội. Việc đấu giá công khai, minh bạch
nhằm tạo ra sự công bằng cho các chủ thể tham gia đấu giá,
hạn chế tối đa sự thiên vị, “đi đêm”. Cho nên hoạt động đấu giá
lành mạnh được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
Thế nhưng, đã xảy ra không ít trường hợp vì quyền lợi riêng
mà bắt tay với cán bộ đấu giá, lập ra các doanh nghiệp con (mà
thực chất là các doanh nghiệp “ma”) để tham giá đấu giá, sau
đó ép giá hoặc bỏ cọc. Điều này tạo ra cản lực khiến phiên đấu
giá bất thành. Hậu quả là các nguồn lực chậm được đưa vào vận
hành, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Vụ Sóc Sơn nhưmột tiếng chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan
chức năng phải nghiêm trị những ai vi phạmđể răn đe chung đối
với những “nhómphá đấu giá” đang xem thường pháp luật.
HƯNG LONG
Vụ trảgiá30 tỉ đồng/m
2
đất rồi bỏ: Xửnghiêmđể rănđe chung
(Tiếp theo trang1)
Việc cơ quan công an tạmgiữ người để làm rõ hành vi vi phạmvề đấu giá, từ đó xử lý nghiêm
theo quy định pháp luật là hết sức cần thiết.