5
Thời sự -
ThứNăm 5-12-2024
NGHĨANHÂN
T
hốngnhấtmôhình tổ chức
Đảng cả ba khối Chính
phủ, Quốc hội, MTTQ và
các tổ chức thành viên dưới
hình thức đảng bộ từng khối
là điểm mới rất đang được
chú ý và ưu tiên nghiên cứu,
xem xét để thực hiện ngay
trong cuộc cách mạng về tinh
gọn bộ máy của cả hệ thống
chính trị đang được Tổng Bí
thư Tô Lâm trực tiếp chỉ đạo
triển khai quyết liệt.
Để cùng mổ xẻ, phân tích
những giá trị tích cực mới
mà mô hình này có thể đem
lại,
Pháp Luật TP.HCM
đã có
cuộc trò chuyện với ông Đỗ
Quang Trung, người tham gia
Ban Chấp hành Trung ương
bốn khóa liên tiếp (từ khóa
VI đến khóa IX) và gắn nhiều
với công tác tổ chức ở hai
khóa cuối cùng, với cương
vị trưởng Ban Tổ chức Chính
phủ, rồi bộ trưởng Bộ Nội vụ,
kiêm nhiệm phó trưởng Ban
Tổ chức Trung ương.
Đổi mới mô hình
tổ chức Đảng
phù hợp mỗi giai đoạn
Theo ôngĐỗQuangTrung,
đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng với toàn hệ thống
chính trị, trong đó ở Trung
ương nòng cốt là khối Chính
phủ, Quốc hội, MTTQ là quá
trình tư duy, nhận thức liên tục
của các lãnh đạo Đảng, Nhà
nước. Đi kèm đó là yêu cầu
đổi mới về mô hình tổ chức
Đảng phù hợp mỗi thời kỳ,
mỗi giai đoạn.
Từ Trung ương khóa VI
sang khóa VII là giai đoạn
chuyển mình mạnh mẽ từ
cơ chế quản lý tập trung,
kế hoạch hóa, bao cấp sang
kinh tế thị trường. Từ quản
lý chủ yếu dựa trên chỉ thị,
mệnh lệnh hành chính chuyển
sang quản lý trên cơ sở pháp
luật và thông qua Nhà nước.
Từ những chuyển động
thực tiễn ấy, bộ máy các cơ
quan tham mưu của Trung
ương Đảng, các bộ, cơ quan
ngang bộ, trực thuộc Chính
phủ cũng giảmmạnh theo xu
hướng xây dựng nhà nước
pháp quyền ngày càng rõ nét.
Dù vậy, mô hình tổ chức
Đảng ở các bộ cũng như trong
hệ thống vẫn là các đảng ủy
bộ tương đương cấp huyện
nằm trong từng đảng ủy khối
trực thuộc Trung ương, tương
3 khối Chính phủ, Quốc hội, MTTQ
trong sự thống nhất chính trị - pháp lý
Với định hướng cùng tổ chức đảng bộ theo chiều dọc, cả ba khối quan trọng của hệ thống chính trị ở
Trung ương gồmChính phủ, Quốc hội, MTTQ và các đoàn thể sẽ trở thành ba khối thống nhất về cả hai mặt
chính trị - pháp lý.
đương cấp tỉnh. Như vậy, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư muốn
lãnh đạo, chỉ đạo xuống các
bộ thì phải thông qua các đảng
ủy khối nên sẽ chậm và hiệu
quả không cao.
“Tổng Bí thư Đỗ Mười lúc
ấy mới đề xuất và được Bộ
Chính trị, Ban Chấp hành
Trung ương chấp thuận thiết
lập mô hình Ban cán sự trực
thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí
thư ở các bộ, áp dụng từ khóa
VII đến nay” - ông Đỗ Quang
Trung kể.
Tiếp tục cải cách
để hoàn thiện
Tuy nhiên, ông Trung cho
biết thực tiễn xây dựng nhà
nướcphápquyềnđòi hỏiChính
phủ phải là cơquan hành chính
thống nhất, xuyên suốt, bao
gồm Thủ tướng, các phó thủ
tướng, các thành viên Chính
phủ là bộ trưởng, thủ trưởng
cơ quan ngang bộ.
Bộ trưởng, thủ trưởng cơ
quan ngang bộ lãnh đạo cơ
quan, đơn vị mình, chịu trách
nhiệm quản lý nhà nước về
ngànhlĩnhvựcđượcphâncông.
Về chế độ trách nhiệmpháp
lý, Chính phủ, Thủ tướng chịu
trách nhiệm trước Quốc hội.
phó thủ tướng làm nhiệm vụ
theo sự phân công của Thủ
tướng và chịu trách nhiệm
trước Thủ tướng. Bộ trưởng,
thủ trưởng cơ quan ngang bộ
chịu trách nhiệm trước Thủ
tướng, Quốc hội về ngành,
lĩnh vực được phân công
phụ trách…
“Tổ chức bộ máy, chế độ
trách nhiệmpháp lý củaChính
phủ rành mạch, rõ ràng, chặt
chẽ như vậy nhưng mô hình
tổ chức Đảng và phương
thức lãnh đạo của Đảng lại
có phần bị cắt khúc. Ban cán
sự Đảng Chính phủ với Ban
cán sự Đảng các bộ về mặt
nào đó là ngang nhau, không
phải cấp trên cấp dưới. Tất cả
đều chịu sự lãnh đạo trực tiếp
và chịu trách nhiệm trước Bộ
Chính trị, Ban Bí thư.
Chưa kể, thànhviênBan cán
sự là do cấp trên chỉ định chứ
không phải do bầu ra nên phần
nào đó có thể tạo ra những
hạn chế nhất định” - ông Đỗ
Quang Trung nhận xét.
Vậy khắc phục mặt hạn
chế trên thế nào? Theo ông
Đỗ Quang Trung, đây tiếp tục
là quá trình cải cách, đổi mới
để hoàn thiện và chỉ qua thời
gian và bằng kết quả, hiệu quả
mới đánh giá được.
Dù vậy, ông đồng tình với
phương hướng tổ chức Đảng
bộChính phủ trực thuộcTrung
ương, trong đó đảng ủy các bộ
chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy
Chính phủ, đứng đầu là Thủ
tướng, trong một khối thống
nhất. Đồng thời kết thúc mô
hình Ban cán sự và chuyển
nhiệm vụ cho Thường trực
Đảng ủy từng cấp, tiếp tục
đảm bảo cơ chế lãnh đạo của
Bộ Chính trị, Ban Bí thư với
Đảng ủy từng cấp trong Đảng
bộ Chính phủ.
Mô hình Đảng bộ Chính
phủ như vậy cũng sẽ được tổ
chức và hoạt động tốt hơn theo
nguyên tắc tập trung dân chủ.
Đó làĐảng ủy từng cấp do đại
hội bầu ra và chịu trách nhiệm
trước đại hội. Thường vụ do
Đảng ủy bầu ra và chịu trách
nhiệm trước Đảng ủy. Đảng
ủy cấp dưới chịu sự lãnh đạo
của Đảng ủy cấp trên.
Khắc phục sự rời rạc,
thiếu liên thông
giữa MTTQ và
các đoàn thể
Còn về mô hình tổ chức
Đảng trong khối MTTQ và
các đoàn thể, ông Nguyễn
Túc, người có 50 năm gắn
bó công tác Mặt trận ở Trung
Ba khối chức năng
Theo định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộmáy được
triển khai tại Hội nghị toàn quốc do Bộ Chính trị, Ban Bí thư
tổ chức hôm 1-12, việc kết thúc hoạt động của Đảng đoàn
Quốc hội và lập Đảng bộ Quốc hội trực thuộc Trung ương
do Chủ tịch Quốc hội làm bí thư cũng sẽ được triển khai
nghiên cứu, quyết định.
Đảng bộ Quốc hội theomô hình này chỉ gồmcác tổ chức
Đảng của Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc khối
Quốc hội, trong đó chủ yếu là Văn phòng Quốc hội, Kiểm
toán Nhà nước và có thêmVăn phòng Chủ tịch nước. Đảng
ủy Quốc hội do đại hội bầu ra với cơ cấu thành phần cơ bản
như Đảng đoàn hiện tại.
Như vậy là hình thành ba khối chức năng rõ ràng Chính
phủ, Quốc hội, MTTQ, do Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch
Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQViệt Nam vừa
đứng đầu về pháp luật vừa đứng đầu chính trị vềmặt Đảng.
Thủ tướng PhạmMinh Chính phát biểu tại phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiệnNghị quyết 18
hôm30-11. Ảnh: VGP
ương, cho biết lâu nay công
thức chung vẫn là Đảng đoàn.
Trong đó, Đảng đoàn MTTQ
do Ban Bí thư chỉ định gồm
trưởng ngành trong Ủy ban
Trung ươngMTTQViệt Nam
và một số chủ tịch MTTQ
cấp tỉnh.
Đảng đoàn ở các tổ chức
chính trị - xã hội như phụ nữ,
nôngdân, cựu chiếnbinh, công
đoàn cũng do Ban Bí thư chỉ
định, chỉ gồm những người
thuộc tổ chức, đoàn thể mình.
Chính vì vậy, dù MTTQ
và tổ chức thành viên được
định vị là một khối trong hệ
thống chính trị nhưng tổ chức
Đảng lại độc lập với nhau.
Phải đến năm 2023, vấn đề
này mới được khắc phục
phần nào khi Bộ Chính trị
ban hành Quy định 97-QĐ/
TW, ấn định thành viên Đảng
đoàn MTTQ Việt Nam có
cả trưởng các tổ chức chính
trị - xã hội và nâng cấp lên
một bậc là do Bộ Chính trị
chỉ định - cao hơn một chút
so với Đảng đoàn các tổ chức
chính trị - xã hội thành viên.
Nay định hướng là chấm
dứt mô hình Đảng đoàn ở
MTTQ Việt Nam và các tổ
chức chính trị - xã hội. Thay
vào đó, lập Đảng bộ MTTQ
Việt Nam trực thuộc Trung
ương, bao gồm cả các tổ chức
Đảng của các tổ chức chính
trị - xã hội, do Chủ tịch Ủy
ban Trung ương MTTQViệt
Nam làm bí thư.
“Một Đảng bộ như vậy
là rộng hơn, bao trùm hơn
và mạnh hơn. Tôi chưa rõ
sẽ quy định cụ thể về chức
năng, nhiệm vụ như thế nào
nhưng theo mô hình Đảng
bộ như thế này thì ít nhất là
các cấp ủy sẽ được lập nên
thông qua bầu cử chứ không
chỉ định như lâu nay” - ông
Nguyễn Túc đánh giá.
Tuy nhiên quan trọng hơn,
theo ông Nguyễn Túc, dù
dưới mô hình tổ chức Đảng
thế nào thì phương thức lãnh
đạo của Đảng phải tiếp tục đổi
mới để MTTQ có thể thực sự
đảm đương được vai trò là tổ
chức liên minh chính trị, liên
hiệp tự nguyện của tổ chức
chính trị, các tổ chức chính
trị - xã hội, các tổ chức đoàn
thể khác và các cá nhân tiêu
biểu trong các giai tầng, dân
tộc, tôn giáo. Qua đó phát
huy sức mạnh đại đoàn kết
dân tộc và tham gia xây dựng
Đảng, Nhà nước.•
Việc tổ chức Đảng bộ
Chính phủ theo mô
hình như đề xuất sẽ
giúp hoạt động tốt
hơn theo nguyên tắc
tập trung dân chủ.