XUAN-2024 - page 33

19
Xuân
Giáp Thìn 2024
Trong quá
trình chuyển
đổi số, các
công dân số
luôn cần đến
“bảo kiếm”
Luật An ninh
mạng để
bảo vệ mình
khi tham gia
mạng xã hội.
H
iện nay, mạng xã hội
(MXH) ở Việt Nam (VN)
đang góp phần quan trọng
vào sự phát triển chung
của xã hội nhưng mặt trái của nó
cũng không nhỏ.
Chúng ta đã có nhiều văn bản pháp
luật để quản lý thông tin trên MXH
như Luật An toàn thông tin mạng
năm 2015, Nghị định 72/2013; Nghị
định 27/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị
định 72/2013; Nghị định 15/2020
(được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
14/2022)…
“Vũ khí” để bảo vệ
tổ chức, cá nhân
Năm 2018, Quốc hội ban hành Luật
An ninh mạng đã cho thấy tính hiệu
quả của các thiết chế pháp luật đối
với các hoạt động trên không gian
mạng. Luật này không chỉ ghi nhận
và hiện thực hóa quyền tự do ngôn
luận mà còn góp phần quan trọng
vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức.
Đối với cá nhân, tổ chức, từ khi có
Luật An ninh mạng, các hoạt động
liên lạc, trao đổi, đăng tải, chia sẻ
thông tin trên không gian mạng vẫn
được diễn ra bình thường. Đối với
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
MXH thì hoạt động vẫn được tiến
hành bình thường, miễn là không vi
phạm pháp luật.
Luật này quy định cụ thể hơn trách
nhiệm phối hợp của doanh nghiệp
trong việc bảo vệ an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên
không gian mạng. Đồng thời, luật cũng
hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân áp dụng các biện pháp để tự
bảo vệ mình trước những mối đe dọa
từ không gian mạng.
Điều 9 Luật An ninh mạng quy định
xử lý các vi phạm pháp luật về an ninh
mạng. Theo đó, người nào thực hiện
hành vi vi phạm về an ninh mạng thì
tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý
kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc
bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu
gây thiệt hại thì phải bồi thường theo
quy định của pháp luật. Điển hình
trong thời gian qua, các vụ livestream
xúc phạm danh dự, nhân phẩm của
người khác hay các vụ gây rối trật tự
công cộng như đua xe, lạng lách, bốc
đầu xe... rồi quay clip đưa lên mạng
đều bị soi rọi qua lăng kính của Luật
An ninh mạng.
Qua việc xử lý các vụ vi phạm kể
trên, người ta dần cảm nhận rõ
ràng, đầy đủ hơn về một trật tự có
thật trên không gian mạng. Theo
đó, một người muốn tham gia sân
chơi ảo này thì vẫn phải tuân thủ
theo các quy định, luật chơi rất
thật, rất đời, chứ không phải kiểu
ném đá giấu tay ẩn danh, “chơi
cho đã” rồi... không chịu trách
nhiệm... Thời đại số, những “công
dân mạng” càng phải ý thức hơn về
cách hành xử của mình trên MXH.
Cần đồng bộ
các quy định
Ngoài những ưu điểm, các quy
định trong lĩnh vực an ninh mạng
vẫn còn sự mâu thuẫn, chồng chéo,
bất cập, trở thành rào cản trong
việc áp dụng pháp luật vào thực
tiễn quản lý thông tin trên MXH.
TS Cao Vũ Minh (*)
Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành
chính quy định khi xem xét vụ vi phạm
để quyết định xử phạt vi phạm hành
chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có
dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm
quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ
vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố
tụng hình sự. Tuy nhiên, đối với hành
vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo,
thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu
khống, xúc phạm uy tín của cơ quan,
tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá
nhân trên MXH thì việc phân định
giữa vi phạm hành chính và hành vi có
dấu hiệu tội phạm còn vướng mắc.
Chẳng hạn Điều 156 Bộ luật Hình sự
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
quy định người nào “bịa đặt hoặc
loan truyền những điều biết rõ là sai
sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng
nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt
hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của
người khác” thì phạm tội vu khống.
Nếu người đó “sử dụng mạng máy tính
hoặc mạng viễn thông, phương tiện
điện tử để phạm tội” thì sẽ bị phạt tù
1-3 năm.
Thế nhưng, hiện chưa có những
hướng dẫn hay quy định mang tính
định lượng cụ thể như xúc phạm nhân
phẩm, danh dự của người khác đến
mức độ nào là nghiêm trọng? Chính vì
thế nên việc xác định ranh giới để xử
phạt vi phạm hành chính theo Điều
101 Nghị định 15/2020 (được sửa đổi,
bổ sung bởi Nghị định 14/2022) hay
truy cứu trách nhiệm hình sự theo
Điều 156 Bộ luật Hình sự trong trường
hợp này còn gặp khó.
Việc nhanh chóng ban hành các văn
bản hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung
các quy định còn chồng chéo, bất cập
là điều cần thiết và tạo điều kiện thuận
lợi cho công tác quản lý thông tin trên
MXH trong thực tiễn.
(*) Giảng viên Trường ĐH
Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia
TP.HCM.
Năm 2018, Quốc hội ban
hành Luật An ninh mạng
đã cho thấy tính hiệu quả
của các thiết chế pháp
luật đối với các hoạt động
trên không gian mạng.
\
..
I
L
II!
..
,
"
..
..
..
I
..
..
..
..
"
..
..
"
..
"
..
..
1...,23,24,25,26,27,28,29,30,31,32 34,35,36,37,38,39,40,41,42,43,...112
Powered by FlippingBook