XUAN-2024 - page 38

24
Xuân
Giáp Thìn 2024
Lựa chọn tất yếu
của doanh nghiệp
Công nhân sản xuất dệt may.
Ảnh: HOÀNG GIANG
COP26;
Kế hoạch hành động quốc
gia về tăng trưởng xanh; Kế hoạch
quốc gia triển khai tuyên bố Glasgow
về rừng và sử dụng đất; Quy hoạch
tổng thể phát triển năng lượng quốc
gia theo hướng giảmmạnh điện than,
thay thế bằng năng lượng tái tạo;
Tuyên bố về đối tác chuyển đổi năng
lượng công bằng...
Chiến lược ứng phó với BĐKH đến
năm 2050 với nhiều kế hoạch hành
động và mục tiêu rất rõ ràng, cụ thể
và thiết thực. Đó là việc chủ động
thích ứng hiệu quả, giảmmức độ dễ
bị tổn thương, tổn thất và thiệt hại do
BĐKH; Giảm phát thải khí nhà kính
theo mục tiêu phát thải ròng bằng 0
vào năm 2050; Tận dụng cơ hội từ ứng
phó với BĐKH để chuyển dịch mô
hình tăng trưởng, nâng cao sức chống
chịu và cạnh tranh của nền kinh tế.
Trong đó, nhiệm vụ quan trọng là tổng
kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24
của Ban Chấp hành Trung ương
về chủ
động ứng phó với BĐKH, tăng cường
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
P
hát triển kinh tế
carbon thấp góp
phần vào mục tiêu
phát thải ròng bằng
0 vào năm 2050 (net zero) đang trở
thành mối quan tâm đặc biệt của
Chính phủ, các bộ, ngành và người
dân. Đối với doanh nghiệp (DN)
đây còn là lựa chọn tất yếu trong
xu thế chung của quốc gia và xu thế
hội nhập kinh doanh quốc tế.
Luật chơi mới và cơ hội
chuyển đổi kinh tế
Ứng phó với biến đổi khí hậu
(BĐKH) là mối quan tâm chung của
toàn thế giới. Tại Hội nghị các bên
tham gia công ước khung của Liên hợp
quốc về BĐKH (COP26) vào tháng
11-2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm
Minh Chính cùng lãnh đạo của hơn
150 quốc gia đã cam kết đưa mức phát
thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Có thể hiểu đây là luật chơi mới về
thương mại, đầu tư toàn cầu. Nghĩa là
phát triển bền vững, phát triển xanh,
phát triển kinh tế
carbon thấp trở thành xu thế chung
của chính phủ các nước, các tập đoàn
đa quốc gia, các tổ chức tài chính, ngân
hàng và mỗi DN. Việc tuân thủ nghĩa
vụ quốc gia không chỉ đóng góp chung
vào mục tiêu ứng phó với BĐKH
toàn cầu mà còn là cơ hội, động lực để
chúng ta chuyển đổi nền kinh tế theo
hướng trên, thậm chí nằm trong nhóm
tiên phong.
Chính phủ đã triển khai mạnh mẽ các
cam kết tại COP26 bằng việc ban hành
nhiều chính sách, chương trình hành
động về ứng phó với BĐKH. Nổi bật
trong đó là: Đề án về những nhiệm
vụ, giải pháp triển khai kết quả
Doanh nghiệp và
người dân là trung tâm
Thời gian tới, chúng ta cần phải
có quyết sách đủ mạnh để cụ thể
hóa quan điểm “đầu tư cho môi
trường là đầu tư cho phát triển
bền vững”. Quan điểm xuyên suốt
là Nhà nước đóng vai trò kiến tạo,
dẫn dắt, DN và người dân là trung
tâm và chủ thể thực hiện, cùng với
sự tham gia của các tổ chức chính
trị - xã hội.
Hiện nay, nhận thức của cộng đồng
DN về kinh doanh bền vững, giảm
phát thải ra môi trường đã được
nâng lên rõ rệt. Nhiều DN đã và
đang lấy kinh doanh xanh là chiến
lược và lợi thế cạnh tranh, tiến tới
triển khai nhiều hoạt động bảo vệ
môi trường. Tuy nhiên, sự thay đổi
mới chủ yếu diễn ra ở khối
các DN
lớn và có vốn đầu tư nước
ngoài,
số lượng DN vừa và nhỏ chiếm khá
nhiều nhưng chưa quan tâm để
chuyển biến rõ nét hơn.
Nhiều doanh
nghiệp đang lấy
kinh doanh xanh
là chiến lược phát
triển, lợi thế cạnh
tranh cùng nhiều
giải pháp bảo vệ
môi trường, phát
triển bền vững.
Thanh Tùng
Net zero là lựa chọn tất yếu của doanh nghiệp Việt để tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Ảnh: HOÀNG GIANG
n
h
F
r
e
e
p
i
k
Pll'PLIN
I
1...,28,29,30,31,32,33,34,35,36,37 39,40,41,42,43,44,45,46,47,48,...112
Powered by FlippingBook