XUAN-2024 - page 37

NET ZERO
23
Xuân
Giáp Thìn 2024
Điều
phối
Kinh tế xanh:
TIỀN
&
CHÍNH
SÁCH
B
áo cáo 2023 Article IV
Consultation của Quỹ Tiền
tệ Quốc tế (IMF) dành
cho Việt Nam (VN) nhấn
mạnh “tầm quan trọng của cải cách
cấu trúc và chính sách về khí hậu để
đạt tăng trưởng bền vững, xanh và
toàn diện”. Còn trong một báo cáo
cuối tháng 8-2023 về đầu tư công,
Ngân hàng Thế giới (WB) đặt vấn
đề là đầu tư công cần “tạo động lực
cho các hành động hướng về xanh và
khí hậu ở tất cả các cấp trong chính
phủ”. Trong những thông điệp đó,
tôi chú ý tới chữ “hành động”.
Chúng ta có nhiều ý tưởng, giấc mơ
về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Trong buổi gặp gỡ của Chủ tịch
UBND TP.HCM Phan Văn Mãi với
gần 20 lãnh đạo của các quỹ đầu tư,
tổ chức trong và ngoài nước vào ngày
8-12-2023, có ý tưởng TP.HCM nên
lập trung tâm startup xanh. Chúng ta
cũng đang xây dựng thị trường giao
dịch carbon ở VN như Nhật Bản,
Indonesia vừa mới làm vài tháng
trước; hay như các “ông lớn” như
EU, Mỹ và Trung Quốc đã thực hiện
trước đó.
Mô hình điều phối
một địa chỉ
Có hai vấn đề lớn cần tháo gỡ để
“biến giấc mơ thành hiện thực”: Vấn
đề đầu tiên chính là tiền đâu; vấn đề
còn lại là cơ chế. Tiền đã sẵn sàng từ
nhiều nguồn tài trợ mà VN đã ký các
ghi nhớ hợp tác, hiện chỉ thiếu cơ chế
giải ngân, mà các cơ chế này muốn
nhanh và hiệu quả phải cần đến “đầu
tàu” điều phối.
Đây không phải là thách
thức của riêng VN. Hãy
thử nhìn sang Indonesia,
dù đã thành công mở
ra thị trường giao dịch
carbon và nhận vốn
đầu tư vào ngành công
nghiệp xe điện nhưng họ
vẫn đang gặp khó khăn ở
vấn đề chính sách. “Chất
lượng chính sách và quy
định không đáp ứng
được yêu cầu” là một vấn
đề Indonesia đang gặp
và đó cũng là bài học mà
chúng ta cần lưu tâm.
Giá năng lượng, ưu đãi
thuế, danh mục các dự
án có thể được hỗ trợ vay vốn chuyển
đổi xanh là những nhóm chính sách cốt
lõi được nhiều chuyên gia đề xuất xây
dựng, cải cách. Muốn thế, cần có đầu
mối điều phối.
Chẳng hạn, TP.HCM hiện có nhiều
tổ chức quốc tế, công ty đa quốc
gia đang nỗ lực kết nối riêng lẻ về
chuyển đổi xanh, đưa những tiêu
chuẩn khí thải nhà kính loại 1, 2, 3
vào quy trình sản xuất. Nếu TP xây
dựng được các nền tảng chính sách
hỗ trợ và có đầu mối điều phối thì
chắc chắn sẽ tạo ra hệ sinh thái kinh
tế xanh rất hiệu quả.
Để làm điều ấy, chúng ta bắt đầu từ
đâu? Tôi nghĩ xuất phát điểm là đối
thoại chính sách. Cần có một bàn
tròn dành cho doanh nghiệp - nhà
làm chính sách - chuyên gia về kinh
tế xanh. Việc này cần được tổ chức
thường xuyên trong năm ở các địa
phương. Tuy nhiên, tôi muốn nhấn
mạnh cần thiết lập một địa chỉ điều
phối duy nhất về chủ đề chuyển đổi
xanh. Địa chỉ này là nơi cơ quan
công quyền phản hồi các thắc mắc
từ các địa phương, doanh nghiệp, tổ
chức phi chính phủ; đồng thời tổng
hợp cơ sở dữ liệu về các chính sách,
kế hoạch, đầu việc, kết quả thực
hiện từ việc chuyển đổi xanh. Từ đó
tư vấn chính sách cho Chính phủ và
hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, đoàn
thể trong hệ sinh thái kinh tế xanh
kịp thời.
Bên cạnh đó, cơ quan điều phối nói
trên cũng là “điểm chạm” để các
chuyên gia VN và nước ngoài đang
làm việc trong và ngoài nước thuộc
các dự án liên quan đến chuyển đổi
xanh có thể kết nối với nhau. Họ
có thể chia sẻ nhu cầu của các địa
phương, trao đổi kinh nghiệm, chia
sẻ nguồn lực…
Muốn bứt phá
phải khác biệt
Trong lĩnh vực kinh tế xanh, có
một điểm thú vị mà tôi nhận thấy
đó là năng lực nghiên cứu, triển
khai, nguồn vốn đã ít nhiều được
một số tổ chức nước ngoài tài trợ
cho các chuyên gia, doanh nghiệp,
ngân hàng ngay ở nước họ. Nguồn
lực có sẵn, vì vậy có thể san sẻ với
chi phí rất thấp cho VN.
Ví dụ, các chuyên gia nước ngoài
có thể chia sẻ kinh nghiệm cho
chúng ta về việc xây dựng thị
trường giao dịch carbon mà họ đã
triển khai thành công ở Indonesia
và Nhật Bản. Nhiều chuyên gia
VN ở nước ngoài cũng có thể tận
dụng nguồn tài trợ nghiên cứu
trong đề án ở nước ngoài để làm
thêm một số nghiên cứu về VN
mà phía VN chỉ cần hỗ trợ rất ít,
chủ yếu là tạo đầu mối liên lạc,
tạo điều kiện cho chuyên gia đến
làm việc.
Điều quan trọng hơn là chuyên
gia, tổ chức nước ngoài sẽ phấn
khởi, sẵn sàng tham gia nhiều
hơn nếu họ nhìn thấy những gì
họ đóng góp được triển khai vào
thực tế nhanh, hiệu quả. Đó cũng
là vấn đề mà VN cần suy nghĩ.
Chúng ta phải đẩy mạnh cải cách
thủ tục hành chính, mở hành lang
thực thi chính sách rộng rãi hơn,
thu gọn quy trình, nhất là với các
chính sách có tính cấp bách cao.
Những nhiệm vụ nói trên không
chỉ đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải
dám nghĩ, dám làm, mà còn phải
nghĩ khéo, làm khéo. Khi VN tạo
ra chính sách khác biệt, cách làm
khác biệt thì sẽ có cơ hội lớn để
bứt phá.
Dệt may là một trong những ngành đang rất cần được chuyển đổi mô hình xanh để đáp ứng
nhu cầu và xu hướng của thị trường quốc tế. Ảnh: HOÀNG GIANG
(*) Giảng viên cao cấp tại ĐH Bristol, Vương quốc Anh.
Trong các báo
cáo về kinh tế
những tháng cuối
năm2023 của Việt
Nam, ởmục gợi ý
hoặc khuyến nghị
chính sách, tôi
nhận thấy những
yếu tố về phát
triển bền vững,
tăng trưởng xanh
được nhấnmạnh.
Cần có một bàn tròn
dành cho doanh nghiệp
- nhà làm chính sách
- chuyên gia về kinh
tế xanh. Việc này cần
được tổ chức thường
xuyên trong năm ở các
địa phương.
TS Hồ Quốc Tuấn (*)
Pll'PLIN
I
II
1...,27,28,29,30,31,32,33,34,35,36 38,39,40,41,42,43,44,45,46,47,...112
Powered by FlippingBook