25
Xuân
Giáp Thìn 2024
Nhiều tập đoàn kinh tế lớn và
các DN đã nhanh chóng đẩy mạnh
chuyển đổi xanh phục vụ ứng phó
với BĐKH và phát triển kinh tế
carbon thấp. Cần lưu ý rằng giảm
phát thải khí nhà kính đã trở thành
trách nhiệm bắt buộc của DN. Luật
Bảo vệ môi trường năm 2020 đã
đưa ra các quy định DN có lượng
phát thải khí nhà kính lớn sẽ bị
áp hạn ngạch phát thải và phải
thực hiện các biện pháp giảm
phát thải theo lộ trình cụ thể.
Nếu không thực hiện họ sẽ
tự đào thải khỏi thị trường,
do chi phí tuân thủ sẽ ngày
càng cao và sẽ làm giảm
sức cạnh tranh ngay chính
trên sân nhà.
Ngoài ra, nền kinh tế Việt
Nam có độ mở lớn và đang
hội nhập quốc tế. Nhiều
DN Việt đang tham gia
chuỗi cung ứng toàn cầu
chắc hẳn cũng đã cảm nhận
áp lực từ các thị trường quốc
tế. Nhu cầu sản phẩm xanh,
phát thải carbon thấp đang
tăng cao. Rào cản thương mại
liên quan đến truy vết phát thải
carbon trong suốt vòng đời sản
phẩm sẽ
ngày càng
nhiều. Các cơ
chế tài chính, quỹ đầu tư, các bộ,
ngành, địa phương cũng sẽ dành
phần ưu tiên hơn cho các dự án ít
phát thải carbon.
Cần nguồn tín dụng
xanh để đầu tư
Chuyển đổi từ năng lượng
hóa thạch sang năng lượng
tái tạo là nội dung cốt lõi
để giảm phát thải khí nhà
kính. Việt Nam cùng các
quốc gia G7 đang tích cực
triển khai Tuyên bố chính
trị chuyển đổi năng lượng
công bằng (JETP). JETP
là vấn đề mới, vừa là vấn
đề chính trị, ngoại giao và kinh tế;
vừa là mối quan hệ đối tác toàn
cầu với mục tiêu chuyển đổi năng
lượng bảo đảm công bằng, chuyển
đổi công nghệ theo hướng chuyển
đổi xanh, giảm phát thải, phát
triển kinh tế carbon thấp.
Thông qua Tuyên bố JETP, các
đối tác quốc tế sẽ giúp chúng ta
hoàn thiện chính sách nhằm thu
hút đầu tư vào chuyển đổi và nâng
cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
Chúng ta hưởng lợi từ việc củng
cố hạ tầng lưới điện, giáo dục và
đào tạo nghề, huy động tham gia
của khu vực tư nhân vào phát
triển các trung tâm năng lượng tái
tạo, cất trữ và sử dụng carbon, sản
xuất thiết bị và pin lưu trữ năng
lượng, sản xuất hydrogen xanh,
phát triển điện sinh khối, điện
gió ngoài khơi…
Cụ thể, các đối tác cam kết huy
động nguồn lực ban đầu là 15,5
tỉ USD trong vòng 3-5 năm tới
để giúp Việt Nam chuyển đổi
năng lượng công. Trong số này có
7,75 tỉ USD do Nhóm các quốc
gia phát triển G7 (International
partner group - IPG) huy động
với điều kiện vay hấp dẫn hơn
so với thị trường vốn hiện tại.
Liên minh tài chính Glasgow vì
mục tiêu phát thải ròng bằng 0
(GFANZ) huy động ít nhất 7,75 tỉ
USD tài chính tư nhân hỗ trợ trực
tiếp cho các DN thông qua các
khoản đầu tư của các tập đoàn,
các DN quốc tế. Theo Tuyên bố
JETP, các hành động chính sách
phải được thống nhất và thực hiện
nhằm cải thiện môi trường kinh
doanh và khả năng đầu tư của khu
vực tư nhân.
Nhiều doanh nghiệp Việt đang
tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
chắc hẳn cũng đã cảm nhận áp lực
từ các thị trường quốc tế.
Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế
tuyến tính hiện nay sang nền kinh tế
tuần hoàn, carbon thấp có thể tạo ra
những cú sốc cho một số nhóm DN,
nhất là các DN vừa và nhỏ có công
nghệ, kỹ thuật lạc hậu. Do đó, cộng
đồng DN cần nhanh chóng tìm hiểu,
tiếp cận các khái niệm, cơ chế hợp
tác mới để chủ động thích ứng nhất
là về nguồn tín dụng.
Theo đó, các DN cần tăng cường
năng lực để tiếp cận và huy động
nguồn lực ODA, vốn vay ưu đãi từ
các đối tác phát triển, các định chế
tài chính toàn cầu. Trong số này có
Quỹ khí hậu xanh (GCF), Quỹ thích
ứng (AF), Quỹ tổn thất và thiệt hại,
cơ chế đối tác chuyển đổi năng lượng
công bằng.
TP.HCM tôn vinh
90 doanh nghiệp xanh
Tại Diễn đàn Kinh tế TP.HCM
lần thứ tư với chủ đề “Tăng trưởng
xanh, hành trình tiến tới giảm phát
thải ròng bằng 0” vào tháng 9-2023,
90 DN đã được trao danh hiệu DN
xanh TP.HCM năm 2023. TP.HCM
đã và đang có nhiều chương trình cụ
thể để từng bước giảm thiểu carbon
trong sản xuất, kinh doanh và dẫn
dắt chuyển đổi tiêu
dùng xanh cho
người dân.
Ra mắt hội đồng giám khảo giải thưởng Báo chí phát triển xanh lần thứ nhất. Ảnh: BTC
Điều độc đáo về Câu lạc bộ Báo chí phát triển xanh
Mới đây, Câu lạc bộ (CLB) Báo chí phát triển xanh hướng đến net zero được thành lập, ra mắt ban chủ
nhiệm, ban cố vấn và công bố giải thưởng Báo chí phát triển xanh lần thứ nhất với giải cao nhất trị giá lên
đến 100 triệu đồng.
CLB là tập hợp các nhà báo, nhà quản lý, chuyên gia và những người quan tâm đến phát triển thuận thiên,
bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường để góp phần xây dựng Việt Nam xanh.
Ban chủ nhiệm CLB gồm tập hợp các thành viên là những nhà báo kỳ cựu đang là lãnh đạo của nhiều tờ báo
có sức ảnh hưởng lớn. Giai thương Bao chi phat triên xanh la sân chơi nghiệp vụ để các nhà báo thể hiện các
tác phẩm báo chí chất lượng cao về chủ đề phát triển xanh, nơi tôn vinh những giải pháp công nghệ, cá nhân
điển hình trong làm kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên và xây dựng thị trường carbon phát triển bền vững.
Theo nhà báo Hoàng Mạnh Hà (Tổng Biên tập báo
Tài nguyên &Môi trường,
Chủ nhiệm CLB), đây là
cầu nối hưu ich giữa các cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng DN va người dân trong chuyển đổi xanh,
chuyển đổi năng lượng, kinh tế tuần hoàn. Ngoài việc có riêng một giải thưởng báo chí thì hoạt động của
CLB được định hướng rất đa dạng và thiết thực bằng việc tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm như “Kinh tế
tuần hoàn - từ thực tế đến chính sách”, “Kinh tế tuần hoàn - trung hòa carbon: Con đường tất yếu”. CLB
cũng sẽ tổ chức những chuyến đi thực tế trong ngắn hạn và dài hạn cùng nhiều hoạt động khác cho đông đảo
thành viên CLB.
Pll'PLIN
•
•