252_2013 - page 16

intạitp.hcm,cầnthơ
Giá:
bangànbảytrămđồng
16
thứTƯ
18 - 9 - 2013
Quoc te
Tiêu điểm
HOÀNGDUY
N
gày 16-9 (giờ địa
phương) tại New
York, Tổng thư ký
LHQ Ban Ki-moon đã trình
bày trước Hội đồng Bảo an
LHQ báo cáo kết luận điều
tra của đoàn thanh tra LHQ
về vụ sử dụng vũ khí hóa học
hôm 21-8 tại khu Ghouta ở
ngoại ô Damascus (Syria).
Theo hãng tin Reuters, các
điểmchính trongbáo cáogồm:
l
Xác định có sử dụng
vũ khí hóa học:
Dựa theo
các mẫu máu, nước tiểu và
lời khai nhân chứng, vũ khí
hóa học đã được sử dụng trên
phạm vi khá rộng làm nhiều
người chết, chủ yếu là dân
thường. Thời tiết sáng hôm
21-8 thuận lợi để phát tán tối
đa khí độc.
l
Bằng chứng tấn công
mang tính chất phổ biến:
85% mẫu máu lấy từ bệnh
nhân có các triệu chứng ngộ
độc khí sarin. Kết quả này
được xác minh qua kiểm tra
lâm sàng.
l
Tìm thấy các thiết bị
phát tán chất độc hóa học:
Đoàn thanh tra LHQ đã xem
xét các tên lửa đất đối đất đã
nổ có khả năng mang đầu đạn
hóa học. Tên lửa được đo đạc,
chụp ảnh và lấy mẫu. Đa số
tên lửa hay mảnh đạn thu
được có dấu vết khí độc sarin.
l
Nhiều nơi có liên quan:
Các tên lửa đất đối đất có chứa
tác nhân sarin đã được sử dụng
ở Ein Tarma, Moadamiyah
và Zalmalka trong khu vực
Ghouta.
l
Không rõ số nạn nhân:
Do tình hình an ninh và nhiều
hạn chế khác, không thể nắm
được quy mô vụ sử dụng vũ
khí hóa học để xác minh tổng
số nạn nhân.
l
Ai sử dụng vũ khí hóa
học hôm 21-8?:
Báo cáo của
kết luậnvụvũkhí
hóahọc ở Syria
Gần50%quânnổi dậySyria làphầntửcựcđoan.
Hãng tin Reuters đưa tin ngày 16-9 tại Geneva (Thụy Sĩ),
ông Paulo Pinheiro, Trưởng đoàn điều tra về tội ác chiến
tranh ở Syria của LHQ, đã báo cáo trước Hội đồng Nhân
quyền LHQ rằng từ tháng 7 đến nay, số vụ tội ác chiến
tranh đã gia tăng ở Syria. Thủ phạm là phe đối lập và lính
đánh thuê nước ngoài.
Vụ tấn công hôm 21-8 là lần
sửdụngvũkhíhóahọclớnnhất
đối với dân thường từ khiTổng
thốngSaddamHusseinsửdụng
tại Halabja (Iraq) năm 1988.
Tổng thư ký LHQ
BAN KI-MOON
Biếm họa
của TOM
JANSSEN,
báo
The
Netherlands
(Hà Lan).
Trang tin Rappler.com
(Philippines) ngày 17-9 đưa
tin hai tàu hải quân Mỹ USS
Boxer (LHD 4) và USS New
Orleans (LPD 18) đã cập
vịnh Subic hôm trước đó để
chuẩn bị cho cuộc tập trận
chung hằng năm mang tên
Phiblex (tập trận tác chiến
đổ bộ trên biển).
Tập trận kéo dài ba tuần
từ ngày 18-9, diễn ra ba tuần
trước chuyến thămPhilippines
của Tổng thống Obama.
2.300 lính thủy đánh bộ Mỹ
và Philippines sẽ tham gia
tập trận tại căn cứ hải quân
ở tỉnh Zambales cách bãi
cạn Scarborough 220 km.
Hai tàu USS Boxer và USS
NewOrleans sẽ tập trận cùng
hai tàu ngầmUSNS Emmory
S.Land và USNS Henson
đang có mặt gần vịnh Subic.
ĐạisứquánMỹtạiPhilippines
chohaymụcđích tập trậnnhằm
tăng cường an ninh hàng hải
và khả năng bảo vệ lãnh thổ.
Tập trận diễn ra giữa lúc Mỹ
và Philippines đang tiến gần
đến thỏa thuận mở rộng sự
hiện diện luân phiên của quân
đội Mỹ tại Philippines (dự
kiến hoàn tất cuối năm nay).
Chuyên gia an ninh khu vực
Ian Storey (Viện nghiên cứu
Đông Nam Á tại Singapore)
nhận địnhBắcKinh xemcuộc
tập trận như Phiblex là hành
động khuấy động căng thẳng
tại biển Đông và Mỹ đang
tận dụng cơ hội nhằm tăng
cường hiện diện quân sự tại
Philippines.
DUY KHANG
MỹvàPhilippineschuẩnbị tậptrậngần
biểnĐông
đoàn thanh tra LHQ không
nêu vấn đề này vì đoàn chỉ
có nhiệm vụ xác định vũ khí
hóa học có được sử dụng hay
không mà thôi.
Dù vậy, Ngoại trưởng Pháp
Laurent Fabius và Ngoại
trưởng Anh William Hague
vẫn quy kết trách nhiệm cho
chính phủ Syria.
Trong ngày 16-9, các ngoại
trưởng Mỹ, Anh và Pháp đã
họp tại Paris (Pháp) và tuyên
bố sẽ yêu cầu Hội đồng Bảo
an ban hành nghị quyết trừng
phạt Syria nếu Syria không
thực hiện cam kết về phá hủy
kho vũ khí hóa học. Ngoại
trưởng Nga Sergei Lavrov đã
cảnh báo Nga phản đối bất kỳ
nghị quyết nào đe dọa Syria.
Trong khi đó, báo
Daily
Telegraph
củaAnh ngày 16-9
đã công bố báo cáo của Viện
nghiên cứu quốc phòng IHS
Jane’s (Anh) với kết luận:
Gần 50% quân nổi dậy Syria
là các phần tử thánh chiến và
Hồi giáo cực đoan.
Hiện có khoảng 100.000
tay súng nổi dậy ở Syria.
Trong đó có 10.000 quân nước
ngoài liên hệ vớiAl Qaeda, từ
30.000 đến 35.000 quân Hồi
giáo cực đoan, 30.000 quân
Hồi giáo ôn hòa và rất ít tay
súng thuộc các nhóm không
tôn giáo hoặc theo chủ nghĩa
dân tộc.
Lực lượng nổi dậy rải ra
gần 1.000 nhóm, mỗi nhóm
thuộc quyền quản lý của một
nhóm lớn hơn. Hai nhóm
thống trị làMặt trậnAl-Nusra
và Quốc gia Hồi giáo ở Iraq
và phương Đông (đều có liên
hệ với Al Qaeda).
Các nhómôn hòa chỉ muốn
lật đổ Tổng thống Bashar
al-Assad trong khi các nhóm
Hồi giáo thánh chiến lại muốn
thiết lập quốc gia Hồi giáo
cực đoan. Do đó mới đây,
tổ chức Quốc gia Hồi giáo ở
Iraq và phương Đông đã mở
chiến dịch thanh trừng.
Chuyên gia Charles Lister,
tác giả báo cáo, nhận định:
Các nhóm cầm đầu quân nổi
dậy Syria tối thiểu có một
quan điểm Hồi giáo chung;
chưa xác định tổ chức thế tục
nào cầm đầu; các nhóm Hồi
giáo ôn hòa sẽ ngả theo các
nhóm cực đoan nếu phương
Tây không quan tâm lật đổ
Tổng thống Bashar al-Assad.
Báocáocủa IHSJane’s được
thực hiện dựa trên các cuộc
nói chuyện với quân nổi dậy
Syria và đánh giá của các cơ
quan tình báo. Bà Carla del
Ponte, thành viênỦy ban điều
tra của LHQ về vi phạm nhân
quyền ở Syria, đánh giá báo
cáo trên rất đáng tin cậy.
s
Phe đối lập chấmdứt
biểu tình ở Campuchia
Chiều 17-9, phát biểu trước đám đông người biểu
tình tại quảng trường Dân chủ ở Phnom Penh, lãnh đạo
đảng Cứu quốc Campuchia (đối lập) SamRainsy tuyên
bố chấm dứt cuộc biểu tình kéo dài ba ngày qua nhằm
phản đối kết quả bầu cử Quốc hội. Trong ngày, tình
hình giao thông ở Phnom Penh đã trở lại bình thường.
Cảnh sát đã tháo dỡ các hàng rào kẽm gai.
Cùng ngày, Thủ tướng Hun Sen (đảng Nhân dân
Campuchia) và ông Sam Rainsy tiếp tục gặp nhau tại
tòa nhà Quốc hội
(ảnh)
để đàm phán giải quyết bất
đồng về kết quả bầu cử Quốc hội.
Báo
Cambodia Herald
(Campuchia) cho biết tại
cuộc họp báo sau đó, người phát ngôn đảng Cứu quốc
Campuchia thông báo hai đảng đang tiến gần đến một
giải pháp và đang nỗ lực tìm một chính sách chung
trước kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khai mạc ngày
23-9 tới. Người phát ngôn cho biết hai bên đã nhất
trí về mục tiêu cải cách một số cơ quan chính quyền.
Trong khi đó, người phát ngôn đảng Nhân dân
Campuchia cho biết cuộc gặp diễn ra trong không khí
hiểu biết lẫn nhau. Người phát ngôn ghi nhận hai đảng
đang trên đường đi đến một giải pháp chung, tuy nhiên
vì còn một số vấn đề chưa thống nhất ngay được nên
lãnh đạo hai đảng nhất trí dành thời gian để hai đảng
thảo luận trong nội bộ trước khi quay trở lại bàn đàm
phán.
THẠCH ANH
Nhật cân nhắc bắn hạ
máy bay không người lái
Ngày 17-9, Bộ Quốc phòng Nhật thông báo đang cân
nhắc cho bắn hạ máy bay không người lái xâm phạm
không phận. Biện pháp trên được đưa ra thảo luận sau khi
một máy bay không người lái (nghi của Trung Quốc) bay
sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hôm 9-9 khiến không
quân Nhật phải triển khai máy bay giám sát.
Các quan chức quốc phòng Nhật cho biết từ lâu họ đã
biết TrungQuốc tổ chức huấn luyệnmáy bay không người
lái ở biển Hoa Đông và máy bay không người lái xuất
hiện hôm9-9 có thể là loại máy bay tấn công và do thám.
Cùng ngày, Trung tướng John Wissler, tư lệnh lính thủy
đánh bộ ở tỉnh Okinawa, đã hội đàm với ông Hirokazu
Nakaima, tỉnh trưởng Okinawa. Hãng tin Kyodo (Nhật)
đưa tin tại hội đàm, Trung tướng John Wissler đề nghị
trong trường hợp khẩn cấp, Mỹ sẽ triển khai trực thăng
vận tải MV-22 Osprey từ căn cứ không quân Futenma ở
Okinawa đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
LÊ LINH
Obama chia buồn với các
nạn nhân vụ xả súng
Báo
Washington Post
(Mỹ) đưa tin đã có 13 người
chết và 14 người bị thương trong vụ xả súng ở căn cứ
hải quân tại Washington, D.C hôm 16-9. Theo FBI,
hung thủ bị cảnh sát bắn chết tên là Aaron Alexis, 34
tuổi, sống ở TP Forth Worth (bang Texas), từng là lính
dự bị hải quân Mỹ. Chưa rõ động cơ nổ súng củaAaron
Alexis. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gửi lời chia
buồn đến gia đình các nạn nhân và ra lệnh treo cờ tại
Nhà Trắng và các công sở để tưởng nhớ các nạn nhân.
Đài truyền hình Fox News đưa tin Aaron Alexis có
quá khứ khá rắc rối với hai lần bị bắt liên quan đến các
vụ nổ súng vào năm 2004 và 2010. Cảnh sát Seattle cho
biết có một lần Aaron Alexis đã bắn vào lốp một chiếc
xe tải với thái độ rất tức giận. Bạn bè của Aaron Alexis
tiết lộ y là tín đồ Phật giáo, nói thông thạo tiếng Thái.
Vài giờ ngay sau khi vụ xả súng diễn ra, một người
đàn ông tênAlexander Sahagian, 52 tuổi đã cố gắng ném
các quả pháo qua hàng rào Nhà Trắng. Báo
USA Today
(Mỹ) đưa tin người này đã bắt giữ. Các quả pháo không
gây thương vong nhưng tạo ra âm thanh như tiếng súng
nổ. Các nhân viên an ninh phải cho phong tỏa tòa nhà
và khu vực lân cận.
NHÃ UYÊN
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook