255_2013 - page 12

12
thứbảy
21 - 9 - 2013
Doi song xa hoi
(PL)- Từ năm học 2013-2014, ngoài
hệ thống đánh giá của Hội đồng Khảo
thí Quốc tế Cambridge (ĐHCambridge,
Anh), học sinh (HS) từ tiểu học đến
THPT ở TP.HCM có thể thi các chứng
chỉ theo chuẩn ETS (Mỹ).
Đây là điểmmới sau khi Sở GD&ĐT
TP.HCM ký kết hợp tác nâng cao trình
độ về ngoại ngữ và tin học cho giáo
viên và HS theo chuẩn quốc tế với
Công ty IIG Việt Nam, đại diện cho
Viện Khảo thí Giáo dục ETS (Mỹ),
diễn ra sáng 20-9.
Theo hệ thống đánh giá này, TOEFL
Primary sẽ là bài thi đánh giá trình độ
tiếng Anh HS tiểu học; TOEFL Junior
dànhchoTHCS;TOEFLiBThoặcTOEIC
dành cho THPT; TOEIC đánh giá trình
độ và năng lực sử dụng tiếng Anh của
sinh viên, HS các trường CĐ, TCCN.
Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám
đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết từ
năm 2010, tại TP.HCM việc đánh giá
trình độ tiếng Anh các cấp học trong
nhà trường chỉ áp dụng theo chuẩn
đánh giá của Hội đồng Khảo thí Quốc
tế Cambridge do phía Công ty EMG đại
diện. Vì vậy, việc đưa hệ thống đánh
giá ETS của Mỹ này sẽ làm đa dạng
hóa hệ thống đánh giá trình độ tiếng
Anh của giáo viên và HS.
Ngoài ra từ năm học này, TP.HCMbắt
đầu đưa hệ thống đánh giá tin học theo
tiêu chuẩn quốc tế của Mỹ áp dụng cho
các bậc học. Theo đó, bài thi tin học IC3
Junior (The Internet andComputingCore
Certification) để đánh giá trình độ tin
học cho HS tiểu học; IC3 cho HSTHCS;
MOS (Microsoft Office Specialist) và
ACA (Adobe Certified Associate) cho
HS THPT; IC3 cũng được công nhận là
chuẩn đánh giá đầu ra cho khối HS-SV
CĐ, TCCN. Sắp tới, Sở cũng sẽ triển
khai các lớp tin học tăng cường tại một
số trường THCS ở quận 1, 3, 5, 10, Tân
Bình và Tân Phú.
Cũng từ năm học này, Sở GD&ĐT và
Công ty IIGViệt Nam sẽ tổ chức thường
niên các kỳ thi HS giỏi tiếngAnh và tin
học để khuyến khích, bồi dưỡng những
học sinh giỏi ngoại ngữ, tin học trên địa
bàn TP và nhằm lựa chọn đội tuyển TP
tham gia kỳ thi quốc gia và quốc tế. Với
môn tiếng Anh, Sở sẽ sử dụng các bài
thi TOEFL quốc tế để đánh giá.
PHẠMANH
vừa là trang báo điện tử vừa
là trang thông tin điện tử tổng
hợp được.
Một câu hỏi được nhiều
người quan tâm là khi trang
thông tin điện tử trích dẫn lại
thông tin từ cơ quan báo chí
thì có phải xin phép không.
“Phải có, bằng hình thức nào
cũng được nhưng vẫn phải
xin phép” - ông Bảo trả lời.
Về vấn đề trang thông
tin điện tử cá nhân
không
được cung cấp thông tin
tổng hợp
theo Nghị định 72,
ông Hoàng Vĩnh Bảo cho
rằng
không được cung cấp
thông tin tổng hợp
có nghĩa
là không được bê nguyên
xi nội dung từ các báo khác
về trang thông tin điện tử cá
nhân và chỉ ghi nguồn. Theo
ông Bảo, cá nhân không được
phép copy cả bài trên báo
lên trang thông tin điện tử
của mình mà chỉ được phép
copy một đoạn bài báo rồi
dẫn đường link đến bài báo
đó. Quy định này tránh việc
vi phạm bản quyền của các
cơ quan báo chí như đang
xảy ra hiện nay.
Ông Bảo cho biết trong quý
IV năm nay Bộ Thông tin và
Truyền thông sẽ ra thông tư
hướng dẫn Nghị định 72 để
các cá nhân, đơn vị hiểu rõ
quyền hạn, nhiệm vụ khi
tham gia trang tin điện tử
tổng hợp. Dự thảo thông tư
sẽ được đưa ra góp ý rộng
rãi trước khi ban hành.
Sẽsớmcóhướngdẫn
sửdụngInternet
Khôngđượcphépcopycảbài trênbáo lêntrangthôngtinđiệntửcánhân
màchỉ đượcphépcopymộtđoạnrồi dẫnđường linkđếnbài báođó.
Theo Nghị định 72, cá nhân chỉ được phép copy một đoạn bài báo rồi dẫn đường link
đến bài báo đó lên trang thông tin điện tử của mình. Ảnh: HTD
T.MẬN
S
áng 20-9, Sở Thông
tin và Truyền thông
TP.HCM đã tổ chức
hội nghị triển khai Nghị định
72/2013 về quản lý, cung cấp,
sử dụng dịch vụ Internet và
thông tin trên mạng. Nghị
định 72 phân ra năm loại
hình trang tin điện tử gồm:
báo điện tử, trang thông tin
điện tử tổng hợp, trang thông
tin điện tử nội bộ, trang thông
tin điện tử cá nhân và trang
thông tin điện tử ứng dụng
chuyên ngành.
Tại hội nghị, ông Hoàng
Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục
Phát thanh truyền hình và
Thông tin điện tử, đã giải
đáp thắc mắc của nhiều đơn
vị, tổ chức có trang thông
tin điện tử.
Có ý kiến thắc mắc rằng
trang thông tin điện tử tổng
hợp của một đơn vị, ngoài
việc cập nhật thông tin lên
mạng, họ còn có đội ngũ đi
tác nghiệp viết bài để đưa
thông tin lên mạng thì có
được không. Câu trả lời của
ông Bảo là không, nếu muốn
có người đi viết bài đưa lên
mạng thì phải xin phép hoạt
động như một cơ quan báo
chí chứ không thể nhập nhằng
Mua voọc quý thả về rừng
(PL)- Ngày 20-9, ông Trần Quốc Việt, giáo viên
Trường THCS Măng Bút (Kon Plông, Kon Tum), đã
đem thả một con voọc chà vá chân xám nặng khoảng
4,5 kg về lại với rừng xanh tự nhiên.
Trước đó, ông Việt đã phát hiện và mua lại con voọc
từ một toán thợ săn người dân tộc thiểu số (đang trên
đường đưa voọc đi tiêu thụ). Nghe ông Việt giải thích
săn bắt loài động vật này sẽ bị xử lý theo pháp luật và
bị phạt tiền rất nặng, toán thợ săn đã đồng ý nhận số
tiền 300.000 đồng và 2 lít xăng để bàn giao con voọc
cho ông Việt.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, voọc chà vá
chân xám nằm trong danh mục động vật rừng quý hiếm
cần được bảo vệ để tránh nguy cơ tuyệt chủng. Hiện
nay voọc chà vá chân xám còn lại trong tự nhiên dưới
1.000 cá thể. Loài này chỉ có trong các khu rừng của
năm tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Bình Định, Quảng Ngãi
và Quảng Nam.
TẤN NGỌC
Nhà hátmúa rối
Thăng Long được công nhận
kỷ lục châuÁ
(PL)- Nhà hát múa rối Thăng Long vừa được Tổ
chức Kỷ lục châu Á công nhận là
Nhà hát múa rối
duy nhất tại châu Á biểu diễn liên tục 365 ngày trong
năm
. Nhà hát hiện diễn hơn 2.000 chương trình múa
rối nước hằng năm. Nhà hát cũng đã giới thiệu bộ
môn nghệ thuật cổ truyền múa rối nước Việt Nam tới
hơn 50 quốc gia trên thế giới.
Bên cạnh kỷ lục của Nhà hát múa rối Thăng Long,
Tổ chức Kỷ lục châu Á cũng xác nhận thêm hai kỷ
lục châu Á cho Việt Nam gồm:
Tiến sĩ sinh học với
nhiều bằng sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sinh
học nhất châu Á
(TS Lê Văn Tri với 16 bằng sáng
chế trong lĩnh vực công nghệ sinh học) và
Hãng hàng
không có nhiều hoạt động văn hóa giải trí nhất châu
Á
(Vietjet Air).
Ba kỷ lục mới vừa được xác lập kỷ lục châu Á lần
này sẽ được trao trong
Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam
lần thứ 26 vào sáng nay (21-9) tại khách sạn Rex
(TP.HCM).
Tại chương trình
Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam
, Tổ
chức Kỷ lục Việt Nam cũng sẽ trao bằng xác lập kỷ
lục Việt Nam cho 50 cá nhân thuộc các lĩnh vực: mỹ
thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, bản
quyền… Ngoài ra sẽ có năm cá nhân được trao danh
hiệu
Tôn vinh giá trị nội dung kỷ lục Việt Nam
 gồm:
nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần, võ sư Phạm Đình
Phong, nhà sáng chế Hoàng Đức Thảo, nhà nhiếp
ảnh Võ Văn Tường, đạo diễn NSƯT Nguyễn Văn
Lượng.
Q.TRANG
Voọc được giải cứu thả về lại với rừng xanh.
Ảnh: T.QUỐC
TP.HCMcócáchđánhgiátrìnhđộ
tiếngAnhvàtinhọcmới choHS
16.000 vé cho đại
nhạc hội Pháp-Việt
(PL)- Vào ngày 12-10 tại sân vận
động Hàng Đẫy (Hà Nội) sẽ diễn ra
chương trình
Oh là là
. Đây là hoạt
động nghệ thuật lớn nhất nằm trong
khuôn khổ chương trình
Mùa Pháp
tại Việt Nam 2013
.
Đạo diễn và nhà sản xuất của
chương trình là Philippe Bouler.
Các nghệ sĩ đến từ hai đất nước
sẽ cùng xuất hiện trên sân khấu và
cùng hòa giọng trong những tiết mục
đặc sắc, tiêu biểu cho hai nền văn
hóa Pháp, Việt. Chương trình sẽ có
sự tham dự của Thanh Lam, Lê Cát
Trọng Lý, Ngô Hồng Quang, Đức
Minh cùng các ca sĩ và nhóm nhạc
hàng đầu của Pháp như La Grande
Sophie, Leila Bounous, Hamon &
Martin, Poni Hoax…
Chương trình đa dạng với các tiết
mục đơn ca, song ca, từ nhạc truyền
thống cho đến những âm thanh sôi
động nhất của electro rock thế kỷ 21.
Sẽ có năm ngôn ngữ được sử dụng
cho các bài hát lần này: Việt, Anh,
Pháp, Ả Rập và tiếng Breton.
Dự kiến 16.000 vé sẽ được phát
hành cho đại nhạc hội Pháp-Việt.
V.THỊNH
Nhà hát múa rối Thăng Long hiện diễn hơn 2.000
chương trình mỗi năm. Ảnh: VIETKINGS
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook