255_2013 - page 4

4
thứbảy
21 - 9 - 2013
Nha nuoc-Cong dan
VSIPQuảng Ngãi
đầu tư khu đô thị
- dịch vụ 250 ha
(PL)-Ngày20-9,Chủtịch
UBND tỉnh Quảng Ngãi
đã chỉ đạo Sở TN&MT
hướng dẫn thủ tục để
VSIP Quảng Ngãi trình
UBND tỉnh phê duyệt dự
án đầu tư xây dựng khu đô
thị - dịch vụ rộng 250 ha
ở hai xã thuộc phía đông
TP Quảng Ngãi.
Trước đó, ngày 13-9,
tại xã Tịnh Phong (huyện
Sơn Tịnh), VSIP Quảng
Ngãi đã khởi công Khu
liên hiệp công nghiệp đô
thị - dịch vụ với sự tham
dự củaThủ tướngNguyễn
Tấn Dũng và Thủ tướng
Singapore Lý Hiển Long.
Việc tiến hành quy hoạch
khu đô thị - dịch vụ ở TP
Quảng Ngãi là cụ thể
hóa dự án khu liên hợp
đã được khởi công ngày
13-9.
V.QUÝ
Chỉ1%CBCClamviệckém?
Cácđịaphươngđềunói Chínhphủchưacótiêuchí đánhgiácụthểnênkhôngđánhgiáđượcbaonhiêuphầntrăm
CB-CC làmđượcviệc.
ĐỨCMINH
C
hiều 20-9, Ủy ban
Thường vụ QH thảo
luận về Báo cáo giám
sát việc thực hiện chính sách,
pháp luật trong tuyển dụng,
đào tạo, bổ nhiệm đối với
đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức (CB-CC-VC). Tuy
nhiên, báo cáo này lại chưa
giải đáp được hàng loạt câu
hỏi mà dư luận xã hội va cac
đai biêu quan tâm.
Chỉ 1% làm việc
không hiệu quả?
PhóChủ tịchQHUôngChu
Lưubănkhoăn:Dư luậnxã hội
và ngay cả một số CB nhận
địnhhiệncókhoảng1/3CB-CC
không làmđượcviệc.Vậyđánh
giá về chất lượng, phẩm chất
đạo đức của CB-CC hiện nay
thế nào? Trong tuyển dụng có
vấn đề gì không? Trung ương
4 cũng đánh giá một bộ phận
không nhỏ CB-CC thoái hóa
biến chất, vậy qua đánh giá
thì tỉ lệ này thế nào?...
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp
luật Phan Trung Lý cho biết
đoàn giám sát cũng đã yêu
cầu các địa phương báo cáo
vấn đề này nhưng các địa
phương đều nói Chính phủ
chưa có tiêu chí đánh giá cụ
thể nên không đánh giá được
bao nhiêu phần trăm CB-CC
làm được việc. Báo cáo của
đoàn giám sát khi đánh giá
về chất lượng của đội ngũ
CB-CC lại chỉ thống kê số
lượng CB có trình độ tiến sĩ,
thạc sĩ, cử nhân, được đào tạo
về lý luận chính trị…
BôtrươngBộNộivụNguyên
Thai Binh chohaybộnày cũng
đã đề nghị các bộ, cơ quan
ngang bộ, các tỉnh, TP báo
cáo phân tích số lượng, chất
lượng đội ngũ CB-CC-VC.
Theo số liệu tập hợp bước đầu,
số không hoàn thành nhiệm
vụ chỉ chiếm tỉ lệ trên dưới
1%. Ông Bình nói tổng hợp
đầy đủ báo cáo mới có được
số liệu chính thức.
Được phong tướng
xong thì về hưu
“Bộ máy chúng ta cồng
kềnh, kém năng
lực, kémhiệu quả
làcó” -Chủnhiệm
Ủy ban Tài chính
-NgânsáchPhùng
Quốc Hiển nhận
xét. Ông Hiển cho rằng việc
tăng lên về số lượng của đội
ngũ CB-CC là điều phù hợp
với sự phát triển về mọi mặt
của đất nước những năm qua.
Tuy nhiên, báo cáo giám sát
cần đánh giá tốc độ tăng như
vừa qua đã thực sự hợp lý hay
chưa? Công tác tuyển chọn,
bổ nhiệmvừa qua có bảo đảm
chất lượng không? có nặng về
bằng cấp không?...
“Nhiều CB bằng cấp rất
nhiều nhưng giao cho một
việc cụ thể để làm thì không
đạt yêu cầu. Cái đó phổ biến
chứ không phải ít. Mà càng
không làm được việc lại càng
được cử đi học tập, đào tạo
nhiều. Ta tuyển chọn CB phải
dựa trên năng lực thực tế của
con người” - ông Hiển nói.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc
Ksor Phước thì băn khoăn:
“Năm ngoái, tôi đếm qua
danh bạ có bộ đến 11 thứ
trưởng. Có nơi cấp tổng cục
cũng có cả chục đồng chí phó.
Vậy trách nhiệm Bộ Nội vụ
gác cổng cho Chính phủ như
thế nào?”.
Ông Ksor Phước cho rằng
Báo cáo giám sát nêu tất cả
vấn đề nhưng những vấn đề
nhạy cảm lại “xuôi theo”,
không dám làm đậm lên. “Lẽ
ra báo cáo phải có đoạn ghi có
hiện tượng bổ nhiệmCB vượt
khung không hợp lý. Dư luận
nghi ngờ có hiện tượng tiêu
cực. Thực tiễn vẫn bổ nhiệm
người quá 55 tuổi, thậm chí
là quá nhiều. Có người được
phong tướng xong thì nghỉ
hưu. Đề bạt bổ nhiệm được
một năm rồi lại nghỉ hưu thế
là thế nào?” - ông Ksor Phước
đặt vấn đề.
Bổ nhiệm rất giống
với bầu cử
Theo ông Ksor Phước, báo
cáo cũng chưa trả lời được
câu hỏi vấn đề tuyển chọn
CB có hiện tượng cục bộ địa
phương hay không. Tức là
nếu ở trung ương, ông đứng
đầu là người tỉnh nào thì nhân
viên các tỉnh ấy được tuyển
vào, được bổ nhiệm nhiều?
Ông Phước cũng chỉ ra
một bất cập trong công tác
bổ nhiệm CB hiện nay, đó là
việc bổ nhiệm rất giống với
bầu cử, “trước khi ký quyết
định bổ nhiệm thì quy trình là
bầu hết”. Thực tế này dẫn đến
việc người đứng đầu không
chịu trách nhiệm trực tiếp,
người được bổ nhiệm không
làm được việc thì cũng không
có cách gì phê bình ông ký
quyết định bổ nhiệm.
Đồng tình, ông Phùng
Quốc Hiển cũng cho rằng
cần thay đổi cách bổ nhiệm
CB vì hiện nay người được
bổ nhiệm phải là người có tỉ
lệ phiếu quá bán. Trong khi
đó, “nhiều đồng chí dĩ hòa
vi quý, không xung đột với
ai thì phiếu cao. Còn người
quyết tâm làm việc, nói thẳng
thì hay va chạm…”.
“Tôi lo ngại với tình trạng
hiện nay, cách làm việc hiện
nay, năng suất hiện nay thì
không rõ chúng ta có thực
hiện được cải cách tiền lương
không. Không ít CB8 giờ sáng
vẫn còn đi ăn sáng, uống cà
phê, 10 giờ làm việc, chiều
đến 4-5 giờ đi thể thao thì tiền
lương giờ thế là cao rồi” - ông
Hiển than.
ThườngvụQHthanphiềnvề“nghị địnhvượt luật”
Việcgiaohướngdẫntrong luật thì không làm, lại đi hướngdẫncái ởđâukhôngcótrong luật.
Vấn đề luật chờ nghị định, thông tư, chậm đi vào cuộc
sống lại tiếp tục được Ủy ban Thường vụ QH thảo luận
trong phiên họp sáng 20-9. Đáng chú ý là tình trạng nhiều
bộ, ngành tự ý quy định chi tiết, hướng dẫn ngoài luật
trong khi một lượng lớn các văn bản cần quy định chi tiết,
hướng dẫn luật, pháp lệnh đã có hiệu lực tồn đọng quá
nhiều.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết số
văn bản dưới luật được ban hành đối với các luật đã có
hiệu lực chỉ có 76/228 văn bản, các luật chuẩn bị có
hiệu lực cũng mới ban hành được 1/45 văn bản. Tình
trạng văn bản dưới luật nợ đọng vẫn xảy ra và tương
đối lớn. Từ năm 2012 đến nay, số lượng văn bản nợ
đọng có xu hướng tăng. Trong khi đó các văn bản được
ban hành thì vẫn chậm tiến độ, chất lượng văn bản còn
thấp. Đáng chú ý là tồn tại tình trạng mở rộng phạm
vi quy định chi tiết cả những nội dung luật, pháp lệnh
không ủy quyền.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cũng lưu
ý về tình trạng một số bộ, ngành có xu hướng mở rộng
quy định trong luật. “Việc giao hướng dẫn trong luật thì
không làm, lại đi hướng dẫn cái ở đâu không có trong luật.
Điều này xuất phát từ trình độ, năng lực hạn chế của cán
bộ làm công tác soạn thảo các văn dưới luật, thấy dễ thì
làm, khó để đấy, khó quá thì bỏ. Văn bản hướng dẫn thì
phải bám vào cuộc sống chứ lấy luận án, lý luận ra chép
vào thì chết!” - ông Hiện than phiền.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng
việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết không chỉ
vi phạm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích
hợp pháp của công dân, tô chưc, làm giảm hiệu lực, hiệu
quả hoạt động quản lý nhà nước. Đây là vấn đề cần được
xem xét một cách toàn diện, nghiêm túc để sớm tìm ra giải
pháp khắc phục. “Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ
làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, cá nhân người đứng
đầu các cơ quan về vấn đề này. Đồng thời, làm rõ trong
thời gian chưa ban hành được văn bản quy định chi tiết
thì khoảng trống đó Chính phủ đa giải quyết như thế nào
trong điều hành, quản lý, áp dụng pháp luật và đã có giải
pháp thiết thực nào để khắc phục” - ông Lý nói.
Theo Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, hiện nay có rất
nhiều việc luật làm được lại giao nghị định, rất nhiều việc
nghị định làm được lại giao thông tư. Ông Hùng đề nghị
phải có biện pháp hạn chế bớt tình trạng này. Phó Chủ tịch
QH Uông Chu Lưu cũng cho biết Ủy ban Thường vụ QH
thống nhất có một nghị quyết về việc triển khai, thực thi
luật, pháp lệnh và ban hành các văn bản quy định chi tiết,
hướng dẫn luật, pháp lệnh trong kỳ họp tới đây.
T.HẰNG
Luật khung, luật
ống, luật khẩu hiệu
và luật nghị quyết
Chấtlượngxâydựngluậthiện
nay chưa tốt, còn luật khung,
luật ống, luật khẩu hiệu, luật
nghị quyết. Thậm chí có nhiều
luật muốn chi tiết rất khó bởi
vì không khả thi, không thực
tế. Vì sao những vướng mắc lại
khônggiải quyết được?Ai cũng
hiểu luật rađời phải chi tiết. Đây
chính là thể hiện ý thức trách
nhiệm chưa tốt trong việc xây
dựng cũng như triển khai luật,
pháplệnh.Từđó,tôiđềnghịQH
cần ra nghị quyết có yêu cầu rõ
trách nhiệm các bộ, ngành, cơ
quan soạn thảo luật, đồng thời
yêucầuđến thời điểmnàophải
có hướng dẫn cụ thể.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính -
Ngân sách
PHÙNG QUỐC HIỂN
Họ đa nói
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung
Lý trình bày báo cáo giám sát. Ảnh: TTXVN
"Tôi chođây làđiềubuồn lắm!"
Báo cáo giám sát do Chủ nhiệm Ủy ban
PhápluậtPhanTrungLýtrìnhbàycónhậnxét:
“Mặc dù Luật CB-CC có hiệu lực từ 1-1-2010
nhưng trong một thời gian dài vẫn phải áp
dụng văn bản quy định về tiêu chuẩn các
ngạch CC hành chính đã ban hành từ năm
1993, không phù hợp với công tác tuyển
dụng, nângngạch…”. Mãi đến tháng4-2013,
Nghị định 36/2013 về vị trí việc làmvà cơ cấu
ngạch CC mới được ban hành.
Nghe vậy, Chủ tịchQHNguyễn SinhHùng
bình luận: “Lấy tiêu chuẩn của năm 1993
dùng cho 2013 là sao đây? Lấy của năm
1993 dùng đến năm 2010 đã là kinh khủng
rồi. Các đồng chí vẫn quản lý CB giống 20
năm trước đây. Trách nhiệm thuộc về ai? Tôi
cho đây là điều buồn lắm!Thế này thì không
thể nói chất lượng lên được”.
Thực tiễn vẫnbổnhiệmngười quá 55
tuổi, cóngười được phong tướng xong
thì nghỉ hưu, cóbộ cóđến11 thứ trưởng.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook