053 - page 16

intạitp.hcm,cầnthơ
Giá:
bangànbảytrămđồng
16
thứBa
4 - 3 - 2014
DẠTHẢO
C
ác nước phương Tây
tiếp tục gây sức ép
với Nga sau khi Hội
đồng liên bang Nga (Thượng
viện) cho phép sử dụng vũ
lực để bảo vệ các công dân
Nga và quân đội Nga ở nước
Cộng hòa tự trị Crimea thuộc
Ukraine.
Ngày2-3, các nướcG7 (Mỹ,
Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada,
Nhật) cùng ra thông cáo nhất
trí ngừng tham gia chuẩn bị
hội nghị cấp cao G8 ở Sochi
(Nga) dự kiến vào tháng 6 tới.
Các nước G7 đồng tuyên
bố ủng hộ chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ củaUkraine đồng
thời yêu cầu Nga đàm phán
trực tiếp hoặc đối thoại quốc
tế về tình hình Ukraine. Bộ
trưởng Tài chính các nước
G7 đã cam kết sẽ ủng hộ tài
chính vững chắc choUkraine.
Về phía NATO, sau phiên
họp khẩn cấp hôm2-3 kéo dài
gần tám tiếng, 28 đại sứ các
nước NATO tuyên bố NATO
mời gọi Nga và Ukraine đàm
phán song phương thông qua
thương lượng quốc tế để tìm
giải pháp hòa bình.
NATO ủng hộ triển khai
các quan sát viên quốc tế đến
Ukraine dưới sự bảo trợ của
Hội đồng Bảo an LHQ hoặc
Tổ chức An ninh và Hợp tác
châuÂu. TổngThư kýNATO
Anders Fogh Rasmussen mời
gọi Nga rút quân về các căn
cứ ở Ukraine.
Cùngngày2-3,Ngoạitrưởng
Mỹ John Kerry đã phát biểu
trên kênh truyền hình CBS
dọa Nga có thể sẽ mất ghế ở
hội nghị G8 nếu cứ tiếp tục
giữ thái độ như hiện tại.
Ông John Kerry nói: “G8
và các nước khác đã sẵn sàng
đi đến cùng để cô lập Nga vì
thái độ xâm lược (Ukraine).
Họ đã sẵn sàng tiến hành cấm
vận và sẵn sàng cô lập Nga
về kinh tế”.
Ông đã gợi lên một số biện
pháp cấmvậnNga như phong
tỏa tài khoản của các nhà lãnh
đạo Nga, không cấp visa hoặc
thậm chí tẩy chay đầu tư.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Jacob Lew tuyên bố Mỹ sẵn
sàng ủng hộ tài chính để
Ukraine xây dựng vững chắc
cơ sở kinh tế trong khuôn khổ
chương trình của Quỹ Tiền
tệ Quốc tế.
Reuters đưa tin Mỹ đã hủy
bỏ các hội nghị kinh tế sắp tới
với Nga. Một cuộc họp với
phái đoànNga tại Mỹ về năng
lượng và một hội nghị hợp tác
quân sự cũng đã bị hủy bỏ.
Hãng tinRIANovosti (Nga)
đưa tin Thủ tướngAnh tuyên
bố Anh sẽ tẩy chay Thế vận
hội người khuyết tật ở Sochi.
Canada quyết định triệu hồi
đại sứ ở Nga về nước.
Tại nước Cộng hòa tự trị
Crimea, chính quyền mới ở
Kiev đang mất dần kiểm soát.
Hàng ngàn tay súng được cho
là binh sĩ Nga đã kiểm soát
các căn cứ, sân bay, cơ quan
nhà nước ở Crimea.
Hôm 2-3, tại cuộc họp báo
ở bộ chỉ huy hạm đội Nga tại
Sevastopol, Đô đốc Denis
Berezovski, Tổng Tư lệnh
hải quân Ukraine, thông báo
ông đã tuyên thệ trung thành
với chính quyền địa phương
thân Nga tại Crimea.
Cùng ngày, tại cuộc họp
báo ở Simferopol (thủ phủ
Crimea), Chủ tịch Quốc hội
Vladimir Konstantinov tuyên
bố: “Tình hình ở khu vực
đông nam Ukraine rất căng
thẳng”. Ông cho biết các
phần tử cực đoan đang lộng
hành và ông hối tiếc vì các
nhà chính trị ở Kiev đã ủng
hộ thành phần này.
s
Khủng hoảng Ukraine
Ngamộtmình
chốngphươngTây
PhươngTâymởchiếndịchtẩychayNga. Putinnhất trí đàmphánchínhtrị.
Khủng bốở CônMinh
Phát hiện cờ ly khai tại
hiện trường
Liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở ga tàu hỏa
Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đêm
1-3, Hội đồng Bảo an LHQ, Liên minh châu Âu, Đức,
Nhật, Ấn Độ, Pakistan, Qatar, Yemen và nhiều nước
khác đã ra tuyên bố lên án.
Ngày 3-3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung
Quốc (TQ) Tần Cương thông báo cảnh sát đã thu giữ
tại hiện trường nhiều lá cờ của tổ chức Phong trào Hồi
giáo Đông Turkistan (tổ chức ly khai muốn thiết lập
nhà nước Hồi giáo ở Tân Cương).
Báo
Wall Street Journal
(Mỹ) cho biết thông tin về
cờ của Phong trào Hồi giáo Đông Turkistan là bằng
chứng đầu tiên để TQ khẳng định lực lượng ly khai ở
khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương là thủ phạm tấn
công. Đài truyền hình trung ương TQ cho biết hàng trăm
cảnh sát đang tăng cường tuần tra tại Côn Minh
(ảnh)
và tiến hành truy bắt năm tên khủng bố đã đào thoát.
Thời Báo Hoàn Cầu
(TQ) đưa tin chiều 2-3, cảnh
sát Côn Minh đã tạm giữ hai nghi can nhìn thấy
cảnh sát và định bỏ trốn. Họ mang giấy tờ tùy thân
xác nhận là người cư trú ở Tân Cương. Cảnh sát
cho biết họ có mang theo nhiều thứ rất bất thường
nhưng chưa thể kết luận họ có liên quan đến vụ
khủng bố hay không.
LÊ LINH
Biểu tình phản đối
TrungQuốc ở Philippines
Đài truyền hình
ABS-CBN
(Philippines) đưa tin
ngày 3-3 tại Philippines, các nhà hoạt động thuộc
đảng Hành động công dânAkbayan đã biểu tình trước
lãnh sự quán TQ tại Manila để phản đối tàu cảnh sát
biển TQ xịt vòi rồng xua tàu cá Philippines ở bãi cạn
Scarborough hôm 27-1.
Phát biểu với báo giới, ông Emman Hizon, Tổng Bí
thư đảng, nhấn mạnh đây là hành động xâm lược rõ
ràng. Ông kêu gọi Tổng thống BenignoAquino không
thương lượng về chủ quyền Philippines và phải bác bỏ
bất cứ đề xuất nào của TQ, trong đó có cam kết tăng
cường đầu tư ở Philippines để Philippines rút đơn kiện
TQ tại tòa án trọng tài quốc tế.
Hai hôm trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ
tuyên bố thông tin nói TQ gợi ý để Philippines rút đơn
kiện là bịa đặt trắng trợn.
THẠCH ANH
Báo
Bangkok Post
(Thái Lan) đưa tin ngày
3-3, Thủ tướng tạmquyềnYingluckShinawatra
đã lên án phong trào ly khai. Phản ứng của
bà được đưa ra sau khi có báo cáo cho biết
một nhóm biểu tình phe áo đỏ (ủng hộ chính
phủ) tại miền Bắc đã yêu cầu chia cắt vùng
Đông Bắc thành quốc gia mới.
BàYingluck tuyên bố chính phủ không ủng
hộ chủ nghĩa ly khai và sẽ tiến hành điều tra
liệu còn nhóm nào liên quan đến phong trào
ly khai hay không. Bà cũng kêu gọi quân đội
và cảnh sát tránh áp dụng các nguyên tắc khắt
khe trong công tác đối phó với phe biểu tình
áo đỏ tại miền Bắc.
Bày tỏ quan điểm trước đề nghị chia cắt
quốc gia, Ngoại trưởng tạm quyền Surapong
Tohvichakchaikul cho hay đây chỉ là ý kiến
của một số người nhằm mục đích gây chia
rẽ và hận thù. Ông nói mọi người có quyền
bày tỏ quan điểm nhưng Thái Lan không
cho phép bất cứ hành động gây chia rẽ nào.
Ông cho hay sẽ nêu vấn đề này trong cuộc
họp sắp tới của Trung tâm Duy trì hòa bình
và trật tự tại miền Bắc.
Trong khi đó, quân đội đã đệ đơn kiện
lãnh đạo biểu tình phe áo đỏ Petchawat
Wattanapongsirikul vi phạm Điều 113 và
Điều 114 của Bộ luật hình sự khi ủng hộ
phong trào ly khai.
Cùng ngày, ông Noppadon Pattama, cố vấn
pháp lý của nguyên Thủ tướng Thaksin, cho
hay bà Yingluck và Tổng Thư ký Ủy ban Cải
cách dân chủ nhân dân (chống chính phủ)
Suthep Thaugsuban sẽ tiến hành đàm phán
sớm và bí mật; các cuộc đàm phán đều dựa
trên pháp luật và hiến pháp. Khi được hỏi
liệu ông Thaksin có tham gia đàm phán hay
không, ông Noppadon Pattama nói việc này
không cần thiết bởi bà Yingluck có đủ thẩm
quyền để quyết định các vấn đề quốc gia.
Ngày 3-3, phe biểu tình chống chính phủ
chỉ còn một điểm tập trung biểu tình duy
nhất tại công viên Lumpini ở Bangkok
(ảnh)
.
Sáng cùng ngày, lãnh đạo biểu tình Buddha
Issara đã dẫn đầu nhóm biểu tình tập trung
trước văn phòng tổng kiểm toán để yêu cầu
theo dõi vụ điều tra dự án trợ giá lúa gạo của
chính phủ. Cùng ngày, một vụ nổ lựu đạn đã
xảy ra trước tòa án hình sự ở Bangkok làm
một người bị thương.
DUY KHANG
Quoc te
Sau cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel
vào đêm 2-3, Tổng thống Nga Putin đã chấp thuận đề
nghị thành lập ngay một nhóm tiếp xúc quốc tế để xem
xét tình hình Crimea và tiến hành đàm phán chính trị.
Trang web của điện Kremlin cho biết trong điện đàm,
Tổng thống Putin đã nêu bật nguy cơ từ các nhóm dân
tộc cực đoan đối với sinh mệnh và lợi ích của các công
dân Nga và những người nói tiếng Nga ở Ukraine. Ông
khẳng định trong bối cảnh đặc biệt ấy, các biện pháp của
Nga là thích đáng.
5.800
người đã ký tên ủng hộ loại
Nga khỏi Tổ chức Thương mại
thế giới, hủy bỏ visa cấp cho
các thành viên chính phủ Nga
và gia đình, phong tỏa các tài
khoản của họ ở các ngân hàng
Mỹ. Trang web của Nhà Trắng
Mỹ đầu têu cho chiến dịch thu
thập chữ ký này.
Căn cứ bộ binh ở Privolnoye (Crimea) bị hàng trăm tay súng bao vây phía bên ngoài
hôm 2-3. Các binh sĩ Ukraine đứng bên trong nhìn ra. Ảnh: AP
Tiêu điểm
ThủtướngThái Lan lênánphongtrào lykhai
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook