053 - page 13

13
thứba
4 - 3 - 2014
Doi song xa hoi
DUY TÍNH
B
ảo hiểm y tế (BHYT)
là toàn dân, nếu bắt
buộc thì phải có chế
tài và cần phải đa dạng
hóa mức đóng BHYT để
cho nhiều đối tượng tham
gia tùy theo khả năng… là
những nội dung đáng lưu ý
tại Hội thảo góp ý cho dự án
Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật BHYT dự
kiến trình tại kỳ họp thứ bảy,
Quốc hội khóa 13 do Đoàn
đại biểu Quốc hội TP.HCM
tổ chức vào chiều 3-3.
Nhiều gói dịch vụ
để dân lựa chọn
Tại hội thảo, hầu hết ý
kiến đều đồng tình với quan
điểm BHYT là bảo hiểm
toàn dân, nếu bắt buộc thì
phải có chế tài cụ thể với
người không đóng. Nhưng
trong hoàn cảnh hiện nay,
việc chế tài là chưa có và
khó vì không phải ai cũng
đủ điều kiện để đóng.
Do vậy, hầu hết đại biểu
đều đồng tình với quan điểm
có nhiều gói dịch vụ y tế để
người dân lựa chọn, từ cơ
bản tối thiểu đến dịch vụ kỹ
thuật cao. “BVAn Sinh có hai
hệ thống BHYT, tư nhân và
nhà nước. Trong khi BHYT
nhà nước rất chặt chẽ gây
khó khăn trong thanh toán
và điều trị thì BHYT tư nhân
rất thoải mái. Mỗi ngày họ
cho bệnh nhân sử dụng 1.000
USD, chúng tôi xài hết cỡ
cho bệnh nhân cũng không
hết số tiền đó” - ông Lưu
Tấn Khang, Trưởng phòng
Kế hoạch - Tổng hợp BV
An Sinh, cho biết.
Đồng tình với quan điểm
trên, PGS-TS Phạm Khánh
Phong Lan, Phó Giám đốc
Sở Y tế TP.HCM, cho rằng
cần phải đa dạng hóa mức
đóng BHYT. Tuy nhiên, mức
đóng cơ bản là bắt buộc bởi
đây là hình mẫu của nhiều
quốc gia. “Không thể chỉ
đưa ra mức đóng tối thiểu
mà cho hưởng tối đa, ngành
y tế sẽ chết do chất lượng
không thể nào đáp ứng được.
Về gói kỹ thuật cao, người
dân căn cứ vào tình trạng kỹ
thuật thì họ cân nhắc đóng
tiền túi hay mua BHYT lâu
dài. Ngoài ra, người có thu
nhập cao, muốn có sự bảo
vệ chắc ăn họ muốn mua giá
cao. Muốn vậy, phải mở cửa
cho y tế tư nhân và có kiểm
soát” - PGS-TS Lan đề nghị.
“16% người dân tự nguyện
đóng BHYT theo lương cơ
bản. Nhưng nếu người ta làm
ở ngoài, nguồn thu nhập cao
hơn cũng chỉ đóng 600.000
đồng/năm. Tại sao không mở
ra để họ đóng cao hơn để
BHYT đáp ứng được. Ngay
bây giờ có thể làm được nếu
sửa luật” - TS-BS Nguyễn
Hoàng Bắc, Phó Giám đốc
BV Đại học Y Dược, nói.
Băn khoăn kỹ
thuật tuyến trên-
tuyến dưới
Một điểm mới trong dự án
luật sửa đổi lần này là người
dân đăng ký BHYT tuyến xã
được lên tuyến huyện khám,
chữa bệnh và ngược lại. Tuy
nhiên, lại không đề cập đến
việc người dân mua BHYT
ở phường có được lên BV
tuyến quận khám hay không
và ngược lại.
Hầu hết đại biểu cho rằng
nên có phân tuyến chuyên
môn kỹ thuật nhưng phải
tính toán kỹ lợi hại của nó.
Lâu nay, việc phân tuyến kỹ
thuật theo tuyến xã, huyện,
tỉnh và Trung ương nhưng
ngày càng không có hiệu quả
vì tuyến xã không có nhân
lực và kỹ thuật nên người
dân không đến. Ngoài ra,
khi phân tuyến chuyên môn
kỹ thuật, tại sao người dân
không mặn mà tuyến dưới là
do thuốc, vật tư, danh mục
bị khống chế.
Theo PGS-TS Nguyễn Thị
Ngọc Dung, Hiệu trưởng
Trường ĐH Y khoa Phạm
Ngọc Thạch, khi phân tuyến
thì quy định cụ thể mỗi tuyến
được làm gì, không làm gì
và các tuyến phải chấp hành
nghiêm túc, người dân biết
nhu cầu của mình đến đâu
để đi cho đúng. Nhưng nếu
phân tuyến, người dân vượt
tuyến và BHYT vẫn chi trả
thì không giải quyết được gì.
PGS-TS Dung đề nghị: Nếu
tuyến dưới làm kỹ thuật của
tuyến trên và ngược lại thì
BHYT không chi trả. Nhưng
khi phân tuyến kỹ thuật rồi
thì không được ép nhân dân
đi theo tuyến. Người dân có
thể tự đến tuyến trên để thực
hiện các kỹ thuật là dịch vụ
chứ không phải BHYT.
Tuy nhiên, một điều lo
ngại khác là khi phân tuyến
thì tuyến dưới sẽ giữ bệnh
nhân, gây quá tải trong khi
tuyến trên lại vắng và tay
nghề bác sĩ tuyến trên trở
nên lạc hậu. “Tôi tán thành
việc tuyến trên làm kỹ thuật
tuyến dưới thì BHYT không
chi trả nhưng giải thích cho
bệnh nhân làm sao khi họ lên
tuyến trên. Thí dụ có một
bệnh nhi bị sốt vào, mình
chỉ về tuyến dưới, ngày
mai bé không may bị tay-
chân-miệng tử vong thì họ
sẽ kiện. Nhưng ở trên không
làm kỹ thuật của tuyến dưới
thì làm sao chỉ đạo tuyến
cho tuyến dưới?” - TS-BS
Nguyễn Thanh Hùng, Giám
đốc BV Nhi đồng 1, nói.
“Tôi không hài lòng về
phân tuyến kỹ thuật, bởi rất
nhiều bác sĩ phản đối. Ở BV
hạng hai, nhiều bác sĩ không
được dùng nhiều loại kháng
sinh trong phòng mổ, trong
khi các bác sĩ học như nhau
và bệnh nhân đóng tiền như
nhau. Tại sao tuyến huyện
mổ được khớp háng nhưng
họ không được mổ vì nếu
mổ thì BHYT không thanh
toán. Ngoài ra, nếu tuyến
dưới giữ bệnh thì quyền
người bệnh bị xâm phạm”
- TS-BS Nguyễn Hoàng Bắc
Cầnđadạngmức
đóngBHYT
Trongkhi BHYTnhànước rất khắt khechodịchvụy tế thì BHYT tưnhânchi cho
bệnhnhân1.000USDmỗi ngày.
BHYT cần đa dạng hóa gói mua BHYT, đa dạng gói dịch vụ để đáp ứng nhu cầu
của từng đối tượng. Ảnh: TÙNG SƠN
Ca ghép đa tạng đầu tiên ở
Việt Nam
(PL)- Ngày 3-3, PGS HoàngMạnhAn, Giám đốc BV
103 (Hà Nội), cho biết bệnh viện vừa tiến hành ca ghép
đa tạng (thận, tụy) thành công lần đầu tiên tại Việt Nam. 
Bệnh nhân là Phạm Thái H. (43 tuổi, ở Sơn La) bị
bệnh đái tháo đường tuýp 1, suy thận độ 2 hơn 10 năm.
Anh H. được ghép tụy, thận từ người cho đã chết não
do tai nạn giao thông tự nguyện hiến tạng. Ca mổ thực
hiện ngày 1-3, kéo dài trong 13 tiếng đồng hồ với sự
tham gia của hơn 150 y, bác sĩ của Học viện Quân y
và BV 103. 
BS An cho biết sau ca ghép, đến nay anh H. đã tỉnh
táo, thở máy, vết mổ khô, các chỉ số về đường huyết
và thận đã tương đối bình thường. Thành công của ca
ghép tụy, thận đầu tiên trên người mở ra cơ hội sống
cho những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
HUYHÀ
Triển khai hệ thống khám
bệnh thôngminh
(PL)- Lễ ký kết hợp đồng tài trợ hệ thống xếp hàng
khám bệnh thông minh giữa Công ty Dịch vụ viễn
thông May Mắn (TP.HCM) và BV Trung ương Huế
đã diễn ra vào ngày 3-3.
Hệ thống này sẽ giúp bệnh nhân và người nhà bệnh
nhân chủ động thời gian, không phải chờ đợi tại bệnh
viện cũng như tránh ùn tắc tại các phòng khám. Bệnh
nhân sẽ đăng ký khám bệnh từ xa qua tin nhắn, Internet.
Đặc biệt cho phép bệnh nhân chọn bác sĩ, đăng ký tái
khám, chuyển phòng khi cần thiết.
Theo lãnh đạo BV Trung ương Huế, nếu thí điểm
thành công tại Trung tâmNhi khoa bệnh viện, hệ thống
này sẽ được ứng dụng rộng rãi trong toàn hệ thống bệnh
viện, nhằm tạo điều kiện cho bệnh viện và bệnh nhân
thuận lợi trong việc thăm khám, điều trị.
VIẾTLONG
Cứu sống cháu bé bị bệnh sởi
biến chứng nặng
(PL)- Ngày 3-3, PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng
khoa Nhi BVBạch Mai (Hà Nội), cho biết vừa cấp cứu
thành công cháu gái Bùi Kiều T. (16 tháng tuổi) bị bệnh
sởi, đã chuyển sang giai đoạn biến chứng viêmphổi nặng.
BS Dũng cho biết cháu T. nhập viện trong tình trạng
sốt cao, đã nổi ban trước đó ba ngày, suy hô hấp nặng,
có lúc ngưng thở. Gia đình cho biết cháu bé chưa tiêm
vaccine ngừa sởi.
Ngay lập tức cháu bé được điều trị tích cực, thở máy
suốt năm ngày. Đến nay bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch,
có thể tự hô hấp bình thường, không cần sử dụng máy
thở và dần hồi phục, sức khỏe tiến triển tốt.
Theo BS Dũng, có nhiều trẻ mắc sởi bị biến chứng
nặng phải thở máy, một số xuất hiện biểu hiện nặng là
hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) và tử vong.
Cũng theo BS Dũng, một biến chứng khác mặc dù
hiếm nhưng cũng cực kỳ nghiêm trọng là chứng viêm
não xơ hóa bán cấp. Bệnh này chỉ xuất hiện sau khi trẻ
bị sởi 7-10 năm. Những trẻ mắc sởi lúc tuổi càng nhỏ
thì nguy cơ này càng tăng. Biểu hiện đầu tiên là thay
đổi nhân cách, sau đó rối loạn vận động, co giật, sa sút
trí tuệ. Trẻ thường tử vong sau 1-2 năm phát hiện bệnh.
HUY HÀ
Cứu sống bệnh nhân suy đa
phủ tạng
(PL)- Ngày 3-3, BS PhạmVăn Dũng - Giám đốc BV
Đa khoa Thống Nhất (phường Tân Biên, TPBiên Hòa,
Đồng Nai) cho biết bệnh viện này vừa cứu sống bệnh
nhân Nguyễn Xuân Hưng (23 tuổi, ngụ xã Xuân Phú,
huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) bị suy đa phủ tạng qua
điều trị tích cực và ứng dụng máy siêu lọc máu liên tục.
Trước đó, BV Đa khoa Thống Nhất đã tiếp nhận
bệnh nhân Hưng từ tuyến dưới chuyển lên trong tình
trạng sốc nhiễm trùng, hôn mê, suy hô hấp nặng,
suy gan, suy thận, viêm cơ tim và xuất huyết võng
mạc rất nguy kịch. Nguyên nhân bệnh nhân bị sốc
nhiễm trùng là do viêm phổi nặng. Ngay lập tức các
y, bác sĩ đã tích cực cho bệnh nhân thở máy, nâng
huyết áp bằng thuốc vận mạch liều cao, dùng thuốc
kháng sinh. Đồng thời ứng dụng máy siêu lọc máu
hiện đại vào điều trị cho bệnh nhân để lấy chất độc
hại ra khỏi cơ thể. Sau quá trình lọc máu liên tục ba
ngày, chức năng các cơ quan đã hồi phục dần. Hiện
bệnh nhân đã khỏe lại, nói chuyện, ăn uống được
và sắp được xuất viện.
TIẾN DŨNG
BHYT chưa đi vào lõi của
vấn đề
Tôi băn khoăn nếu không đưa ra được cái cốt lõi của
vấn đề thì 2-3 năm tới sẽ tiếp tục sửa Luật BHYT. Cốt của
luật là điều chỉnh BHYT toàn dân, BHYT nhà nước không
lợi nhuận. Trong khi xã hội kinh tế đa thành phần theo cơ
chế thị trường nhưng hiện giờ BHYT tư nhân không có
luật nào điều chỉnh, dù nó có thể là cứu cánh cho BHYT
nhà nước.Tại sao cái gì cũng theo cơ chế thị trườngnhưng
BHYT lại áp đặt? Luật ghi rõ giá dịch vụ tính làm sao cho
quỹ BHYT không vỡ. Tại sao vậy? Giá phải tính làm sao
cho phù hợp với kỹ thuật và công sức anh em làm chứ.
Về đồng chi trả, một khi đã mua gói cơ bản và Nhà
nước đã ưu đãi giá mua cho các đối tượng chính sách rồi
thì đồng chi trả như nhau. Tại sao người này cho trả 5%,
người kia là 20%?
PGS-TS
PHẠM KHÁNH PHONG LAN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook