053 - page 4

4
thứba
4 - 3 - 2014
Nha nuoc-Cong dan
Cần quy định rõ căn cứ để xác định
doanh nghiệp (DN) lâm vào tình trạng
phá sản vì dẫn đến tình trạng DN lợi
dụng vay mượn tiền của các tổ chức,
cá nhân để kinh doanh rồi tự cho rằng
bị thua lỗ, nộp đơn xin mở thủ tục phá
sản. Trong khi tòa án không đủ điều
kiện để kiểm tra lỗ lãi của DN. Ngoài
ra, chủ nợ cũng có thể lợi dụng khi DN
khó khăn để nộp đơn yêu cầu cho mở
thủ tục phá sản với khoản nợ không
đáng kể nhằm bôi nhọ danh dự, uy tín
kinh doanh… ngày 3-3 tại cuộc góp ý
cho dự án Luật Phá sản của Đoàn đại
biểu Quốc hội TP.HCM, luật sư Trương
Thị Hòa (Đoàn Luật sư TP.HCM) góp
ý như trên.
Theo báo cáo của TANDTối cao, qua
chín năm thực hiện Luật Phá sản năm
2004, tòa án các cấp chỉ thụ lý 336 đơn
yêu cầu tuyên bố phá sản DN, ra 236
quyết định mở thủ tục phá sản, trong
đó ra 83 quyết định tuyên bố phá sản
(tương đương 1/1.000 số DN).
Có thể thấy số lượng DN tự rút lui
khỏi nền kinh tế thông qua quy định
của luật là một con số rất nhỏ. Nguyên
nhân của thực trạng trên là do những
căn cứ để xác định DN, hợp tác xã lâm
vào tình trạng phá sản chưa cụ thể;
chưa quy định cụ thể và hướng dẫn
về phí phá sản hoặc chi phí phá sản;
không quy định thủ tục phá sản vắng
mặt đại diện hợp pháp của DN, DN bị
yêu cầu mở thủ tục phá sản không hợp
tác với tòa án…
Thẩm phán Phan Gia Quý - Chánh
Tòa Kinh tế TAND TP.HCM cũng cho
biết là rất băn khoăn quy định về cấp
chứng chỉ hành nghề quản tài viên.
“Thực tế phá sản cho thấy người quản
lý tài sản phá sản phải thực hiện khối
lượng công việc rất lớn, cần nhiều người
phối hợp…” - ông Quý nói. Bên cạnh
đó, nhiều đại biểu cũng quan tâm đến
quy định biện pháp bù trừ nghĩa vụ.
Các chuyên gia cũng thông tin thêm
các quy định của quốc tế về Luật Phá
sản và cảnh báo: Luật phải quy định chặt
chẽ hơn để tránh trường hợp lạm dụng
thủ tục này tẩu tán tài sản…
ÁI NHÂN
GIA TUỆ
H
iện một số tỉnh, thành
ở vùng ĐBSCL đang
xuất hiện dịch cúmA/
H5N1 nhánh mới trên các đàn
thủy cầm (ngan, vịt...). Loại
virus mới này xuất hiện dù
trước đó các loài thủy cầm
đã được tiêm ngừa, lại khó
phát hiện nên công tác phòng
chống, ngăn chặn việc lây lan
đang gặp khó khăn, nhất là
với vịt chạy đồng.
Ghi nhận tại một số địa
phương, hiện vào mùa vịt
chạy đồng nên các địa phương
kiểm soát rất gắt gao. Mỗi
khi có đàn vịt từ địa phương
này đến địa phương khác là
cơ quan chức năng xuất hiện,
kiểm tra ngay. Chủ vịt sau khi
xuất trình đủ giấy kiểm dịch
cũng như giấy xác nhận đàn
vịt đã được tiêm phòng cúm
A/H5N1, địa phương mới cho
nhập đồng. Nếu không có đủ
giấy tờ trên, địa phương cương
quyết không cho vịt vào đồng.
Ở Hậu Giang, ông Nguyễn
Văn Sáng, Trưởng trạm Thú
y huyện Châu Thành A, cho
biết hiện trạm phối hợp cùng
hệ thống thú y cơ sở và chính
quyền các xã, ấp kiểm tra, rà
soát đàn vịt chạy đồng từ các
địa phương khác vào địa bàn
để kiểm tra việc tiêm phòng
hoặc giấy kiểm dịch xuất tỉnh,
nếu không xuất trình được giấy
tờ chứng minh tiêm phòng
hay không có giấy kiểm dịch
xuất tỉnh ngay lập tức tiến
hành trục xuất khỏi địa bàn.
Vừa qua, đàn vịt trên 1.000
con từ Sóc Trăng vào huyện
Châu Thành A đã bị lập biên
bản và trục xuất ngay khỏi
địa bàn vì chủ đàn vịt không
xuất trình được giấy kiểm
dịch xuất tỉnh.
Ở Đồng Tháp, các huyện
Lấp Vò, Lai Vung và TP Sa
Đéc đang vào vụ thu hoạch
lúa đông xuân. Chi cục trưởng
Chi cục Thú y tỉnh Đồng
Tháp Võ Bé Hiền cho rằng
quản lý đàn vịt
chạy đồng rất
khó khăn vì
tính lưu động
khi hết thức ăn
đồng này là di
chuyển sang
đồngkhác,việc
di chuyển bằng đường thủy
chằng chịt, các trạm của lực
lượng thú y khó có cơ sở pháp
lý bắt buộc chủ các phương
tiện thủy phải dừng để kiểm
tra, xử lý.
Một cán bộ thú y cho biết
thực tế đàn gia cầm đã được
tiêmvaccinenhưngvẫnbị cúm
A/H5N1 và địa phương không
tài nào phát hiện đàn vịt đó
có nhiễm cúm A/H5N1 hay
không. Bởi một chủng virus
mới là cúm A/H5N1 nhánh
C đã xuất hiện tại ĐBSCL.
Theo PGS-TS Trần Ngọc
Bích (bộ môn Thú y ĐH
CầnThơ),virus
cúm A/H5N1
nhánh C đã
xuất hiệnởkhu
vực phía Bắc
vào thời điểm
cuối năm2013
và đầu năm
2014, chủng virus này xâm
nhập vào khu vực phía Nam,
trong đó có vùng ĐBSCL, có
thể qua đường vận chuyển gia
cầm giống hoặc sản phẩm
gia cầm.
Cũng theo PGS Bích, năm
2013 khu vực phía Bắc sử
dụng vaccine cúm A/H5N1
chủng Re-6 để tiêm phòng
cho gia cầm. Còn phía Nam
sử dụng vaccine chủng Re-5,
hiện nay do xuất hiện cúmA/
H5N1 nhánh C nên vaccine
chủng Re-5 không còn bảo hộ
được cho gia cầm nên ngành
thú y đã cấp và khuyến cáo các
địa phương sử dụng vaccine
chủng Re-6 để tiêm phòng.
Vaccine này sẽ phòng ngừa tỉ
lệ 100% cho cả chủng virus
nhánh 1.1 và nhánh C.
“Hiện cúm trên đàn gà dễ
nhậnbiết vì gà bị cúmA/H5N1
là chết nhưngvới thủycầmnhư
vịt, ngan thì không thể hiện rõ
ràng nên khó phát hiện dù đã
bị nhiễmcúm. Các địa phương
ở vùng ĐBSCL vào mùa vịt
chạy đồng, di chuyển tìm thức
ăn liên tục tiềm ẩn nguy cơ
dịch cúm lây lan lớn” - PGS
Bích nhận định.
s
Thay lãnh đạo DN thực hiện
cổphầnhóakhôngcókếtquả
Theo
chinhphu.vn
, các bộ trưởng, chủ tịch UBND
cấp tỉnh, chủ tịch hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế
chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về kết quả tái cơ cấu,
cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thuộc
phạm vi phụ trách. Kiên quyết thay thế, điều chuyển
lãnh đạo DN thực hiện không nghiêm, không có kết
quả tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN. Thông báo 85/TB-
VPCP về việc triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN
năm 2014-2015, Thủ tướng đã chỉ đạo như trên.
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phải
tạo ra chuyển biến mạnh mẽ và có được kết quả rõ
rệt thực hiện đề án tái cơ cấu DNNN, trong đó tập
trung thực hiện cổ phần hóa 432 DN theo phương án
đã phê duyệt.
Cùng với quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa DN, lãnh
đạo các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cần
tập trung nâng cao quản trị DN, thực hiện công khai,
minh bạch kết quả hoạt động của DN theo quy định.
Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết về thoái vốn đã
đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính và vốn nhà nước
ở những DN đã cổ phần hóa mà Nhà nước không cần
giữ cổ phần chi phối hoặc không giữ cổ phần. Xác
định cụ thể loại vốn nào cần thoái ngay, loại vốn nào
cần thoái theo lộ trình để có hiệu quả. Đối với việc
thoái vốn tại các công ty đầu tư tài chính, các ngân
hàng thương mại của các tập đoàn kinh tế, tổng công
ty nhà nước, có thể giao các ngân hàng thương mại
nhà nước mua lại hoặc chuyển Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam làm đại diện chủ sở hữu.
AS
Vụtrốntruy nãvào làmcảnh sát
Nguyên trung úy công an bị
phạt ba nămtù
Mới đây, xử phúc thẩm, TAND tỉnh Đồng Nai đã
y án ba năm tù với Trần Hữu Nam (29 tuổi, nguyên
trung úy, công tác tại Công an TP Biên Hòa) về tội
trộm cắp tài sản.
Như chúng tôi đã thông tin, tháng 12-2003, Nam
cùng Lê Phú Tiến, Nguyễn Văn Sinh và Lê Phú Hải
thực hiện một số vụ trộm cắp tại TP Biên Hòa. Sau
đó, đồng phạm của Nam bị bắt, riêng Nam bỏ trốn.
Tháng 3-2004, Nam bị Công an TP Biên Hòa phát
lệnh truy nã. Trong thời gian trốn truy nã, Nam về xã
La Ngà, huyện Định Quán sinh sống. Sau đó, Nam
đi nghĩa vụ công an và trở thành sĩ quan chuyên
nghiệp, mang hàm trung úy. Đầu năm 2013, trong
một lần đi nhậu, Nam (lúc này đang công tác trong
ngành công an) mua trái cây nhưng mâu thuẫn với
người bán và bị người này dùng dao tấn công. Bị
thất thế, Nam lấy thẻ ngành ra thị uy để bảo toàn
tính mạng. Từ sự việc này, Công an phường Tân Mai
(TP Biên Hòa) đã tiến hành các thủ tục để xử phạt
hành chính. Khi trích lục hồ sơ để xử phạt, Công
an phường Tân Mai phát hiện Nam đã tham gia các
vụ trộm cắp tài sản năm xưa và thân phận thật của
Nam đã bị lật tẩy.
HC
vụ sập cầutreo
Kết luận của Bộ GTVT chưa
đủ căn cứ để khởi tố
Theo kết luận sơ bộ của tổ điều tra độc lập (Bộ
GTVT), cầu treo ở Lai Châu bị đứt là do ốc neo được
hàn nối thay vì đúc nguyên khối. Tuy nhiên, trao đổi
với báo chí, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội
- công an tỉnh này cho biết: Dựa vào kết luận trên thì
chưa đủ căn cứ để khởi tố vụ án vì mẫu ốc neo vừa gửi
cho Viện Khoa học hình sự giám định, phải một thời
gian nữa mới có kết luận chính xác. Phải biết cấu tạo,
hợp chất tạo ra ốc neo là gì, chịu được sức kéo ra sao
và đo lực kéo lúc xảy ra sự việc như thế nào… Trước
mắt, tạm coi nguyên nhân vụ sập cầu này là do quá
tải. Nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm hình sự, công an
sẽ xem xét ra quyết định khởi tố.
Theo các chuyên gia, tải trọng không phải nguyên
nhân dẫn đến vụ sập cầu treo Chu Va (Lai Châu) mà
là do chất lượng ốc neo không đảm bảo.
Cầu treo Chu Va do huyện Tam Đường làm chủ đầu
tư, các cơ quan chuyên môn của huyện đảm nhiệm việc
thẩm định thiết kế xây dựng. Cầu dài 54 m, tải trọng
thiết kế là 1,5 tấn.
AS
Đồng bằng sông Cửu Long
Khóngăndịchlâylan
trênvịt chạyđồng
Xuấthiệnchủngvirus cúmA/H5N1nhánhmới tại các tỉnhĐBSCLnêncác loại
vaccine trướcđâykhôngcótácdụng.
Vịt chạy đồng ở Hậu Giang. Ảnh: GIA TUỆ
Đàngia cầmđã được tiêm
vaccine nhưng vẫnbị cúm
A/H5N1 vì chủng virusmới
là cúmA/H5N1nhánhC
đã xuất hiện tại ĐBSCL.
Luật Phá sản
Còn kẽ hở có thể lợi dụng để bêu xấu doanh nghiệp
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook