053 - page 8

8
thứba
4 - 3 - 2014
Không phản hồi
Trong vụ nguyên thứ trưởng Bộ
Thương mại Mai Văn Dâu nhận hối lộ,
khi xử sơ thẩm (tháng 2-2007), TAND
TP.HCM đã kiến nghị khởi tố, điều tra
một số chủ doanh nghiệp có hành vi
đưa hối lộ (trước đó những người này
chỉ bị xửphạt hành chính) cùngmột số
cá nhân khác... Thế nhưng cho đến khi
vụ án đã đượcTòa Phúc thẩmTANDTối
cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩmxong
xuôi (tháng6-2007), lãnhđạocủaTAND
TP.HCMvẫn khônghề nhậnđược phản
hồi nào từ phía cơ quan điều tra, VKS
về các kiến nghị của tòa.
tiền mua chứng khoán, nhập khống
tiền vào tài khoản, chèn hoàn ứng giả
nhằm chiếm đoạt của Công ty Chứng
khoánĐại Việt hơn
7 tỉ đồng.
Học bị khởi tố,
truy tố về tội lừa
đảo chiếm đoạt tài
sản. Trong quá trình
chuẩn bị xét xử,
TAND TP.HCM đã hai lần trả hồ
sơ yêu cầu VKS và cơ quan điều tra
xem xét trách nhiệm đồng phạm của
ông ĐSS. Theo tòa, ông S. là người
được chủ tài khoản ủy quyền về pháp
lý nên việc điều hành tài khoản cũng
như giao dịch mua bán chứng khoán
trên tài khoản đều phải có sự đồng ý
của ông. Thực tế ông S. đã cho Học
dùng tài khoản để kinh doanh chứng
khoán gây lỗ, thiệt hại cho công ty.
Vì phía VKS vẫn giữ nguyên quan
điểm nên cuối năm 2013, TAND
TP.HCM đã đưa vụ án ra xét xử sơ
thẩm, phạt Học 16 năm tù. Trong phần
quyết định của bản án sơ thẩm, tòa
kiến nghị TANDTối cao xemxét hành
vi đồng phạm của ông S. trong vụ án.
Theo một thẩm phán Tòa Phúc
thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM,
theo luật, cấp phúc thẩm chỉ xem xét
lại các nội dung mà tòa cấp dưới đã
giải quyết có kháng cáo, kháng nghị
để đảm bảo nguyên
tắchaicấpxétxử.Do
đó, nếu vụ án chỉ có
kiến nghị như trên
thì cấp phúc thẩm
sẽ không xử lý nội
dung này.
Trên thực tế, những vụ mà tòa kiến
nghị rồi sau đó không ai đứng ra xử
lý diễn ra không hiếm. Chẳng hạn vụ
Huỳnh Văn Hạnh và hai đồng phạm
hủy hoại tài sản mà TAND TP Đà
Nẵng xử sơ thẩm năm 2012. Tòa cho
rằng một bảo vệ công trình nhà ga
hành khách quốc tế sân bay Đà Nẵng
đã thông đồng với ba bị cáo trộm cắp
tài sản (cắt trộm dây điện) nên hai lần
trả hồ sơ. Tuy nhiên, VKS vẫn giữ
nguyên quan điểm nên tòa phải đưa
ba bị cáo ra xử theo cáo trạng truy tố
và kiến nghị xemxét trách nhiệmhình
sự của người bảo vệ kia. Sau đó, kiến
nghị của tòa đã rơi vào khoảng không.
Thiếu quy định, quy
trình cụ thể
Luật sư Nguyễn Thành Công
(Đoàn Luật sư TP.HCM) nhận xét:
BLTTHS và các văn bản hướng dẫn
không có quy định cụ thể về thủ tục,
trình tự xử lý các kiến nghị của tòa
cấp dưới đối với tòa cấp trên hay các
cơ quan chức năng liên quan khác
cũng như các biện pháp chế tài nếu
không xử lý. Vì vậy, tòa cấp dưới
có kiến nghị nhưng nếu tòa cấp trên
hoặc các cơ quan chức năng liên
quan khác không xem xét, không
giải quyết thì sự việc cũng bị trôi
đi mà không bị xem là vi phạm gì.
“Thực trạng này khá phổ biến hiện
nay, làm giảm hiệu quả của tính
phát hiện cũng như tính công minh
của tòa đối với tội phạm” - luật sư
Công nói.
Đồng tình, Thẩm phán Vũ Phi
Long (PhóChánhTòaHình sựTAND
TP.HCM) cho biết thêm: Ngay cả
khi HĐXX ra quyết định khởi tố vụ
án tại phiên tòa thì quyết định này
sau đó cũng phải do VKS xem xét
có phê chuẩn điều tra vụ án, bị can
hay không. Còn các kiến nghị của
tòa gửi đến VKS cùng cấp thì có khi
được trả lời, có khi không. Hầu như
việc kiến nghị chỉ thể hiện được một
điều là HĐXX sơ thẩm đã làm hết
HOÀNGYẾN
H
uỳnh Thái Học nguyên là
quyền trưởng phòng giao
dịch của Công ty Cổ phần
Chứng khoán Đại Việt (TP.HCM).
Học được Công ty Chứng khoán Đại
Việt phân công quản lý hoạt động
giao dịch chứng khoán thông qua
hệ thống phần mềm Smart Connect
(phần mềm quản lý toàn bộ tài sản
của khách hàng) và phần mềmNova
(phần mềm quản lý toàn bộ chứng
khoán của khách hàng) cài đặt trên
hệ thống máy vi tính của công ty.
Kiến nghị rồi... để đó
Lợi dụng quyền hạn được giao, từ
tháng 9 đến tháng 11-2009, Học đã lấy
tài khoản chứng khoánmà khách hàng
ủy quyền giao dịch sử dụng vào việc
mua bán chứng khoán. Dù tài khoản
khôngcó tiền, khôngcókhảnăng thanh
toán nhưng Học đã sử dụng các dịch
vụ hỗ trợ khách hàng như bảo lãnh tiền
mua, ứng trước tiền mua, bán chứng
khoán của Công ty Chứng khoán Đại
Việt để giao dịch. Sau đó, Học sử dụng
phần mềm Smart Connect để xóa,
chỉnh sửa, chèn bút toán thanh toán
Khôngai
xử lýkiến
nghị của
tòa
Nhiềuvụán, saukhi trảhồsơhai lầnvì cóquan
điểmkhácmàVKSvẫngiữnguyêncáotrạngthì
tòađưa raxửrồi kiếnnghị trongbảnán. Cáckiến
nghị này thườngbị lãngquêndothiếuquyđịnh,
quy trình...
Tiêu điểm
P
hap luat
Luật và các vănbảnhướngdẫn
không cóquy định cụ thể về
thủ tục, trình tự xử lý kiếnnghị
cũngnhư các biệnpháp chế tài
nếu không xử lý.
Trong phiên xử sơ thẩm vụ nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại Mai Văn Dâu nhận hối lộ, TAND TP.HCM
đã kiến nghị khởi tố, điều tra một số chủ doanh nghiệp cùng một số cá nhân khác có hành vi đưa hối lộ
nhưng vẫn không được nhận phản hồi sau khi kết thúc phiên phúc thẩm. Ảnh: HTD
trách nhiệmkhi thấy vụ án còn những
điều chưa rõ. Do đó, khi bổ sung, sửa
đổi BLTTHS, cần phải có quy trình
xem xét xử lý các kiến nghị của tòa.
Tòa chịu trách nhiệm với các kiến
nghị của mình và VKS cũng phải có
trách nhiệm trả lời là các kiến nghị
đó có đúng hay không.
s
“Thẩmphánngoài ngạch”:Thiếuthực tế, khôngkhảthi
Trao đổi
Báo
Pháp Luật TP.HCM
ngày 3-3 có bài phản ánh thông
tin về dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) đề xuất chức
danh “thẩm phán ngoài ngạch” với nhiệm kỳ một năm. Đó là
các chuyên gia trong một số lĩnh vực đòi hỏi trình độ, hiểu
biết cao, không phải công chức của tòa nhưng được chánh án
TAND Tối cao bổ nhiệm để cùng với tòa giải quyết một số
loại vụ việc có tính đặc thù (sở hữu trí tuệ, thương mại quốc
tế, môi trường, đất đai, tài chính…).
Việc đưa ra phương án “thẩm phán ngoài ngạch” thể hiện tư
duy mở của ban soạn thảo trong việc tăng cường đội ngũ thẩm
phán không phải là “người trong nhà”. Trước giờ, nguồn để bổ
nhiệm thẩm phán là từ thư ký của tòa án. Họ được đào tạo qua
lớp đào tạo thẩm phán tại Học viện Tư pháp trong một năm,
sau đó được bổ nhiệm thẩm phán. Cách thức này có mặt được
là những người được bổ nhiệm thẩm phán về cơ bản đã quen
với công tác xét xử nên bắt nhịp nhanh khi được bổ nhiệm làm
thẩm phán. Nhưng mặt hạn chế của nó là nguồn nhân lực bị
đóng khung, dẫn đến chất lượng thẩm phán không đồng đều,
cá biệt có trường hợp “lâu năm lên lão làng”. Do đó, việc mở
rộng đối tượng bổ nhiệm thẩm phán ngoài những người thuộc
biên chế ngành tòa án cần được ủng hộ và xem như một tư duy
đột phá, một phương án nâng chất đội ngũ thẩm phán hiện nay.
Tuy nhiên, việc dự thảo luật đề xuất bổ nhiệm “thẩm phán
ngoài ngạch” là không ổn, không phù hợp với quy định “thẩm
phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm” và thiếu khả thi, không phù
hợp thực tế. Thậm chí việc này có thể còn làm cho ngành tòa án
càng thêm rối:
Thứ nhất
, nhiệm kỳ “thẩm phán ngoài ngạch” một năm là
quá ngắn, không đủ thời gian giải quyết án. Giả sử sau một
năm, vì lý do nào đó mà “thẩm phán ngoài ngạch” không thể
tiếp tục công việc hoặc không được tái bổ nhiệm thì những
hồ sơ do họ giải quyết sẽ xử lý thế nào? Nếu phân công cho
thẩm phán khác thì vụ án sẽ bị kéo dài.
Thứ hai
, bộ máy giúp việc cho “thẩm phán ngoài ngạch”
được bố trí sao? Hiện giúp việc cho thẩm phán là thư ký tòa.
Bộ phận này đều trong tình trạng quá tải. Nếu có thêm “thẩm
phán ngoài ngạch” mà vẫn sử dụng đội ngũ thư ký làm việc cho
“thẩm phán chính ngạch”
thì sẽ bị quá tải. Nhưng nếu tuyển
dụng thêm bộ phận giúp việc cho “thẩm phán ngoài ngạch”
thì làm phình bộ máy, trong khi xu hướng hiện nay là tinh giản
biên chế. Đó là chưa kể nếu tuyển dụng thêm bộ máy giúp
việc, nếu “thẩm phán ngoài ngạch” làm hết một năm không
làm nữa thì bộ máy giúp việc sẽ được sử dụng thế nào? Còn
nếu làm theo thời vụ thì có đảm bảo chất lượng công việc?
Thứ ba
, những công việc mà “thẩm phán ngoài ngạch” tham
gia giải quyết có tính đặc thù (sở hữu trí tuệ, thương mại quốc
tế, đất đai…). Các tranh chấp này đều rất phức tạp, việc thu
thập, đánh giá chứng cứ gặp rất nhiều khó khăn (phần lớn án
quá hạn hiện rơi vào những loại tranh chấp này). Vì vậy, trong
thời hạn một năm sẽ rất ít trường hợp được giải quyết xong.
Do đó, có thể nói nếu bổ nhiệm “thẩm phán ngoài ngạch” giải
quyết loại án này mà rõ ràng biết chắc là không thể thực hiện
được thì càng làm uy tín của ngành tòa án giảm sút.
Thứ tư
, Luật Tổ chức TAND hiện hành cũng như dự thảo phân
thành nhiều cấp (thẩm phán cao cấp, trung cấp và sơ cấp). Vậy
bổ nhiệm “thẩm phán ngoài ngạch” sẽ được đưa về tòa cấp nào?
Liệu những chuyên gia đầu ngành đối với lĩnh vực đặc thù như
trong dự thảo họ có chấp nhận làm thẩmphán sơ cấp hay không?
Theo tôi, để nâng chất đội ngũ thẩm phán, hằng năm TAND
Tối cao cần tổ chức kỳ thi tuyển thẩm phán toàn quốc với tiêu
chuẩn cụ thể, rõ ràng. Những ai đủ điều kiện sẽ được đăng ký
tham gia thi. Những người thi đạt sẽ được bổ nhiệm làm thẩm
phán sau khi trải qua một khóa đào tạo ngắn hạn về nghề. Thời
hạn của nhiệm kỳ thẩm phán cần kéo dài ít nhất là 10 năm
để giúp họ an tâm thực hiện nhiệm vụ. Hằng năm có các đợt
đánh giá chất lượng và phẩm chất đạo đức, nếu ai không đạt
yêu cầu sẽ bị miễn nhiệm.
Luật sư NGUYỄN VĂN ĐỨC
(Công ty Luật Kinh Luân,
Đoàn Luật sư TP.HCM)
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook