053 - page 9

9
thứba
4 - 3 - 2014
Sựbaodung
của...HoạnThư
Ớt nào mà ớt chẳng cay
Gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng
Nhưng cơn ghen trong câu chuyện dưới đây khiến cho người phụ nữ
phải một phen vào vòng lao lý...
Theo hồ sơ, chị lấy chồng và sinh một đứa con gái. Chồng chị làm ăn
không khá và có lúc thất nghiệp khiến chị phải bươn chải nuôi cả nhà.
Sau đó, anh chồng về vùng nông thôn sửa máy bơm cho nông dân, việc
làm ăn ngày càng tiến triển. Và khi đời sống khá lên, anh lại bày đặt đèo
bòng thuê nhà sống chung với một phụ nữ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Biết chuyện, chị nổi cơn tambànhvà tìmđếnnơi để làmcho ra lẽ. Khi đi, chị
mang theo hộ khẩu, CMNDvà giấy đăng ký kết hôn với ý định chứng tỏ địa vị
pháplýcủamìnhvới“tìnhđịch”và“điệu”anhchồnglạclốivềlạinhà.Khiđi,chị
cũng tựdặn lòngmình rằng chuyệnđâu còn cóđấy, khôngđượcmanhđộng.
Thế nhưng khi vừa đến nơi, nhìn thấy chiếc xe máy của chồng đậu phía
ngoài, máuHoạn Thư của chị lại nổi lên, nhất là khi thấy anh chồng nhanh
chân biến mất qua lối đi nhà bên cạnh. Lúc này, người phụ nữ trong nhà
cũng không vừa, khiến trong cơn tức giận, chị lấy tay quơ tấm trải bàn
trong phòng khách kéomột phát. Một loạt đồ gồmnồi cơmđiện, ấmchén,
bình thủy... trên bàn rơi xuống đất. Theo định giá, thiệt hại tổng cộng trên
3 triệu đồng. Thế là chị bị truy tố về tội hủy hoại tài sản.
Xử sơ thẩm, tòa án một quận ở TP.HCM đã phạt chị tám tháng tù giam
sau khi nghị án hai ngày, dù trước đó công tố viên chỉ đề nghị tù treo. Trong
bảnán, tòanhậnđịnh chị phạmtội mang tính cônđồ. Và chị đã kháng cáo.
Tại tòa phúc thẩm, người bị hại cứ một mực cho là cần tăng án bị cáo
khiến luật sư của chính người này phải khuyên giải: “Chị không nên nói
thêmcác tình tiết không có”. Tự biện hộ, chị nói hành vi củamình không hề
có tính côn đồmà chỉ vì nóng giận bồng bột, nhất thời. Cụ thể, hành động
quơ cái khăn trải bàn vì nóng giận không thể nào nói đó là côn đồ được...
Cuốicùng,cấpphúcthẩmđãđồngtìnhvàsửaántừángiamxuốngcònántreo.
Trong một lần gặp mặt, khi chào vị luật sư từng bào chữa cho chị, chị
nói: “Giờ tui chạy về nhà nấu cháo cho ổng, ổng đang rên hừ hừ ở nhà”.
Thìra,saunhữngbiếncốcuộcđời,chịvẫnbaodungvớichồng,vẫnântình
chăm lo cho cái người từng gián tiếp đẩy chị vào vòng lao lý.
HOÀNGYẾN
Sổ tay
THANHTÙNG
C
hiềuqua(3-3),TANDTP.HCM
đã xử bác đơn kiện (hành
chính) của BS Nguyễn Văn
Xừ Hai yêu cầu hủy quyết định xử
phạt hành chính của Chánh Thanh
tra Sở Y tế TP.HCM về hành vi mở
phòng khámmà không có giấy phép
hoạt động.
Trước đó, BS Hai đã bị xử phạt 15
triệu đồng và bị phạt bổ sung đình
chỉ hoạt động của phòng khámNgoại
Nhi do ông làm chủ.
Bắt buộc phải có giấy phép
BS Hai hiện là bác sĩ khoa Ngoại
BV Nhi đồng 1, TP.HCM. Tại tòa,
ông trình bày mình được cấp chứng
nhận hành nghề (thời hạn từ tháng
8-2008 đến hết tháng 12-2012) nên
mở phòng khám chuyên khoa Ngoại
Nhi ngoài giờ trên đường Lê Đức
Thọ, quận Gò Vấp. Tháng 4-2013,
do chủ nhà đòi lại mặt bằng nên ông
chuyển sang địa chỉ mới cách đó 500
m trên đường Nguyễn Oanh và có
báo cho Phòng Y tế quận Gò Vấp.
Theo BS Hai, do có sự thay đổi
trong việc cấp chứng chỉ hành nghề
nên ngành y quy định từ ngày 1-1-
2011 trở đi những phòng khám tư
như của ông được tiếp tục khám,
chữa bệnh theo giấy chứng nhận
cũ trong khi chờ đợi quy định mới
của Bộ Y tế. Do đó, ngày 28-6-2013
đoàn kiểm tra đến phòng khám
của ông lập biên bản cho rằng ông
không có giấy phép hoạt động để
sau đó ra quyết định xử phạt hành
chính. Bởi khi ông chưa được cấp
chứng chỉ hành nghề mới (đã làm
thủ tục) thì chưa được cấp giấy phép
mới là điều hiển nhiên. BS Hai cho
rằng mình chỉ sai sót vì hoạt động
không đúng địa chỉ ghi trong giấy
phép (mức phạt cho hành vi này từ
500.000 đến 1 triệu đồng).
Ngược lại, Chánh Thanh tra Sở
Y tế TP.HCM Bùi Minh Trạng (đại
diện theo pháp luật) cho rằng việc
ban hành quyết định xử phạt như
thế là chính xác và đúng luật. Theo
ông Trạng, khám, chữa bệnh là một
nghề đặc thù nên luật bắt buộc phải
có giấy phép hoạt động, vì lý do gì
đó mà chủ cơ sở chưa có thì cũng
không là cơ sở miễn trừ trách nhiệm.
Sau khi kiểm tra, nếu BS Hai trưng
được giấy phép hoạt động hợp pháp
thì sẽ không bị xử phạt. Nhưng tại
buổi làm việc với Thanh tra Sở Y tế
ngày 18-7-2013, BS Hai không trưng
ra được giấy phép và khi bị lập biên
bản ông cũng tự nguyện ký, chứng
tỏ hành vi vi phạm đã rõ. Trên cơ sở
này thanh tra ra quyết định xử phạt
về hoạt động không phép là đúng
chứ không phải hoạt động sai địa chỉ.
Tòa: Phạt là đúng!
Tòa nhận định việc BS Hai hoạt
động tại địa chỉ mới mà không có giấy
phép hoạt động là sai. Bởi theo quy
định việc chuyển tiếp cấp chứng chỉ
hành nghề (từ Pháp lệnh Hành nghề y
dược tư nhân sang Luật Khám, chữa
bệnh) chỉ cho phép
những trường hợp
như BS Hai được
phép hành nghề
theo giấy chứng
nhận hành nghề cũ
đếnhết ngày31-12-
2012. Sau thời hạn
này, các bác sĩ tư
phải tự xin cấp chứng chỉ hành nghề
mới và các phòng khám tư phải có
giấy phép hoạt động mới theo đúng
địa chỉ được cấp. Thời gian để xin
các thủ tục này được quy định là từ
ngày 1-1-2012, đủ để cho BS Hai
làm các giấy tờ cần thiết.
Các văn bản pháp luật liên quan
cũng quy định từ ngày 1-1-2013 thanh
tra y tế có quyền kiểm tra giấy phép
mới. Tại thời điểm tháng 6-2013, khi
Thanh tra Sở Y tế kiểm tra, BS Hai
không xuất trình được giấy phép này
là vi phạm quy định về khám, chữa
bệnh tư. Thực tế thì phòng khám của
BS Hai tại đường Nguyễn Oanh đã
hoạt độngkhôngđủ
điều kiện cơ sở vật
chất và giấy phép
chuyên môn. BS
Hai cũng ký vào
biên bản vi phạm
mà không có ý kiến
nào khác, chứng tỏ
đã thừa nhận việc
vi phạm. Ngoài ra, tại tòa BS Hai
cũng xác nhận từ ngày 1-1-2012
chưa từng xin giấy phép hoạt động
ở bất kỳ địa chỉ nào. Do vậy, việc
chánh thanh tra Sở Y tế xử phạt ông
15 triệu đồng về hành vi hoạt động
khám, chữa bệnh không có giấy phép
là đúng.
s
Vụ“Tuyên ánhơn 30tỉ, ra án gần 49tỉ”:
“Nếucótiêucựcsẽxửlýđếnnơiđếnchốn”
(PL)- Ngày 3-3, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, Thẩm phán Trịnh
Ngọc Thúy, Phó Chánh Văn phòng TAND TP.HCM, nói: “Tòa đã xử
rồi thì không giải quyết được nữa, đúng hay sai thì cấp phúc thẩm sẽ
xem xét. Lãnh đạo đã yêu cầu Thẩm phán Ngô Thế Tiến tường trình”.
Ngoài ra, Thẩm phán Thúy cho biết thêm: “
Nếu Thẩm phán Tiến giải
trình chỉ là nhầm lẫn về số liệu thì cũng đành chịu.
Đáng lẽ sai thì vẫn
tuyên và ra văn bản đính chính hoặc yêu cầu cấp phúc thẩm hủy án thì mọi
chuyện đã khác. Sửa bản án là cái sai thứ hai.
Nếu đương sự cung cấp
chứng cứ chứng minh có tiêu cực thì chúng tôi sẽ xử lý tới nơi tới chốn”.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin, năm 2009, Ngân hàng TMCPKỹ
thương Việt Nam (Techcombank) và Công ty CP Quốc tế Trung Nam ký
hợp đồng tín dụng hạn mức 40 tỉ đồng, đã giải ngân được 32 tỉ đồng. Do
Công ty Trung Nam vi phạm nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi nên ngân hàng
đã khởi kiện yêu cầu Trung Nam phải trả các khoản nợ tính đến ngày xử
sơ thẩm, tổng cộng hơn 48,77 tỉ đồng (bao gồm vốn chưa trả hơn 29,98
tỉ đồng, lãi quá hạn hơn 52,91 triệu đồng, lãi phạt hơn 18,73 tỉ đồng).
Xử sơ thẩm ngày 28-11-2013, HĐXXTANDTP.HCM (do Thẩm phán
Ngô Thế Tiến làm chủ tọa) đã tuyên án: Tổng cộng số tiền mà Công ty
Trung Nam phải trả cho ngân hàng là
hơn 30 tỉ đồng
.
Tuy nhiên, trong
bản án phát hành sau đó, tòa buộc Công ty Trung Nam phải trả cho ngân
hàng
hơn 48,72 tỉ đồng
.
Phần án phí cũng được điều chỉnh lại tương
ứng với số tiền trên.
KỲ TÂY
Ông Chấn đòi bồi thường hơn 1 tỉ đồng
(PL)- Ngày 3-3, ông Nguyễn Thanh Chấn, người
từng bị TAND tỉnh Bắc Giang và Tòa Phúc thẩm
TAND Tối cao tại Hà Nội xử oan tù chung thân tội
giết người, đã yêu cầu Tòa Phúc thẩmTANDTối cao
bồi thường tổn thất cho gần 3.700 ngày bị ngồi tù oan.
Trong đơn, ông Chấn cho biết trước khi bị đi tù,
ông là lao động chính trong gia đình với công việc
vận chuyển bằng xe ngựa, nấu rượu, xát gạo, nuôi
lợn, bán quán..., thu nhập bình quân 280.000 đồng/
ngày. Tổng số tiền ông Chấn yêu cầu được bồi thường
ước tính hơn 1 tỉ đồng. Ngoài ra, ông Chấn cho rằng
trong thời gian ông bị tù oan, vợ ông đã đi kêu oan rồi bị bệnh. Chi phí
chữa trị, tiền nợ ngân hàng và vay mọi người khoảng 500 triệu đồng. Ông
muốn được bồi thường tổn thất ở mức cao nhất.
Trong một diễn biến khác, những ngày vừa qua, ông Chấn và những
người trong gia đình đã làm việc với cơ quan điều tra của Bộ Công an
về việc ông bị bức cung, ép phải nhận tội giết người. Đây là lần thứ ba
ông Chấn làm việc với cơ quan điều tra. Nội dung làm việc xoay quanh
những buổi ông bị các điều tra viên năm xưa hỏi cung như thế nào, có
bị bức cung, nhục hình hay không...
NGUYỄN DÂN
Cuoc song
Hoạt động
khôngphép,
bác sĩ thuakiện
Bị xửphạthànhchínhvàđìnhchỉ hoạtđộng,mộtbác sĩ phòngkhámtư
kiệnThanhtraSởYtế ra tòahànhchínhnhưngbị xửthua.
Chánh Thanh tra Sở Y tế TP.HCMBùi Minh Trạng
(phải)
sau phiên xử.
Ảnh: T.TÙNG
Sau thời hạn31-12-2012, các
bác sĩ tưphải tự xin cấp chứng
chỉ hànhnghềmới và các phòng
khámtưphải cógiấy phéphoạt
độngmới theođúngđịa chỉ
được cấp.
Để tránh những hậu quả đáng tiếc
Tại tòa Chánh Thanh tra Sở Y tế Bùi Minh Trạng cho biết TP.HCM hiện
có khoảng 13.000 cơ sở y tế tư nhân và tình trạng hoạt động không phép
rất phổ biến và tinh vi. Việc quyết liệt xử lý các hành vi này chính là nỗ lực
của ngành y tế vốn đang gây bất an cho dư luận sau một số vụ việc thời
gian qua. Việc xử phạt này không hiếm và may mắn là cơ sở khám, chữa
bệnh của BS Hai trước khi bị kiểm tra và đình chỉ cũng chưa gây hậu quả gì.
“Chúng tôimongmuốnnhữngngười đanghànhnghề y tưnhân tuân thủ
các quy định pháp luật để tránh những hậu quả đáng tiếc”- ôngTrạng nói.
Ông Nguyễn
Thanh Chấn.
Ảnh: ND
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook