083 - page 3

3
thứnăm
3 - 4 - 2014
Thoi su
THUHẰNG
Đ
ó là vấn đề đáng lưu
ý được đưa ra tại buổi
công bố chỉ số hiệu
quả quản trị và hành chính
công cấp tỉnh ở Việt Nam
(PAPI) 2013, do Trung tâm
Nghiên cứu Phát triển và Hỗ
trợ cộng đồng - CECODES
(thuộc Liên hiệp Các hội KH-
KTViệt Nam), Trung tâmBồi
dưỡng cán bộ và Nghiên cứu
khoa học MTTQ Việt Nam
phối hợp với Chương trình
phát triển của LiênHiệpQuốc
(UNDP) tổ chức sáng 2-4.
Nhìn tổng quát, chỉ số PAPI
năm 2013 cho thấy mức độ
hài l ng của người dân đối
với hiệu quả quản trị và hành
chính công cấp tỉnh có gia
tăng. Vấn đề kiểm soát tham
nhũng, quyết tâm chống tham
nhũng cũng như vấn đề công
khai, minh bạch có cải thiện.
Tuy nhiên, thamnhũng và hối
lộ trong khu vực công cũng
như tình trạng lót tay để vào
làm việc trong các cơ quan
nhà nước vẫn c n là vấn đề
thường trực ở nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực trên cả nước.
Đi học, khám bệnh,
làm giấy tờ… đều
có “lót”
Ông JairoAcunaAlfaro, Cố
vấnchínhsáchvềcải cáchhành
chính và chống tham nhũng
của Chương trình Phát triển
Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại
ViệtNam, trưởngnhómnghiên
cứu, cho biết cảm nhận của
người dân về tham nhũng và
hối lộ trong khu vực công
không giảm. Cụ thể khi được
hỏi về hiện tượng thamnhũng
và hối lộ trong khu vực công,
nhiều người dân đều đồng ý
với nhận định rằng phải đưa
hối lộ khi xin cấp phép xây
dựng, xin giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, đi học,
khám, chữa bệnh, xin việc
làm… và con số cảm nhận
về tham nhũng và hối lộ ở
các lĩnh vực này đều tăng so
với năm trước. Chỉ duy nhất
lĩnh vực y tế, tỉ lệ người dân
cho rằng phải đưa hối lộ khi
khám, chữa bệnh ở bệnh viện
công tuyến quận/huyện có
giảm 2% so với năm trước
nhưng vẫn ở mức cao 40%.
Trên các số liệu thu thập
được, nhóm nghiên cứu cho
rằng tham nhũng tiếp tục là
một trong những vấn đề kinh
tế-xã hội mà người dân cho
rằng đáng lo ngại nhất trong
năm 2013. “Bình quân một
trong bốn người được hỏi
cho rằng tham nhũng là một
trong những vấn đề đáng lo
ngại nhất hiện nay. Kết quả
khảo sát cho thấy điểm số
về kiểm soát tham nhũng
vẫn c n thấp và cần phải cải
thiện hơn nữa để người dân
hài l ng hơn” - ông Jairo nói.
Trao đổi với
Ph p Lu t
TP.HCM
về vấn đề này, GS-
TS Đặng Ngọc Dinh, Giám
đốc CECODES, nói:
“Sở
dĩ tham nhũng, hối lộ trong
khu vực công vẫn phổ biến
và chưa được cải thiện là vì
những vấn đề căn bản liên
quan đến tham nhũng hiện
nay chưa được giải quyết”.
Những vấn đề căn bản, theo
ông Dinh, là trách nhiệm giải
trình của chính quyền đối với
người dân chưa cao, sự tham
gia người dân vào các hoạt
động của chính quyền địa
phương c n hạn chế, trong khi
đó hoạt động của ban thanh
tra nhân dân c n yếu… “Tất
cả những điều đó cho thấy
vấn đề giám sát và kiểm soát
thamnhũng hiện nay c n yếu,
vai tr của người dân trong
ph ng, chống tham nhũng
chưa được phát huy. Tham
nhũng vặt hiện nay chưa có
CÔNG BỐ CHỈ SỐ PAPI 2013
Nhức nhối nạnhối lộ
trong lĩnhvực công
Người dânchorằngnạn lót tay, chạychọtđểđượcviệckhi giaodịchvới cáccơquancôngquyềnvẫndiễnraphổbiến.
dấu hiệu ngừng và đang ởmức
độ phổ cập hóa và bị bão h a
chưa có sự cải thiện. Điều này
cũng cho thấy nỗ lực ph ng,
chống tham nhũng của chính
quyền địa phương chưa mang
lại ý nghĩa lớn” - ông Dinh
nhìn nhận.
Muốn vào cơ quan
nhà nước phải có
“ô dù”
Báo cáo PAPI 2013 cho hay
lĩnh vực nhiều người dân cho
rằng phải hối lộ nhiều nhất
là xin việc vào cơ quan nhà
nước với tỉ lệ 44%, ngang
với năm 2012 (trong khi đó
năm 2011 chỉ là 28%). Theo
ông Jairo, ngoài việc nhìn
nhận thực trạng phải hối lộ
để được vào làm việc trong
các cơ quan nhà nước, tỉ lệ
người dân cho rằng quan hệ
quen biết với người có chức,
có quyền trong khu vực nhà
nước là quan trọng và rất quan
trọng khi xin việc làm tại đây.
Cụ thể, qua khảo sát có đến
từ 51% đến 60% người dân
đều nhìn nhận quan hệ quen
biết có tầm quan trọng để xin
vào làm nhân viên văn ph ng
UBND cấp xã, công chức địa
chính, giáo viên tiểu học, công
chức tư pháp, công an cấp xã.
Tỉ lệ này cao hơn năm trước
khá nhiều. Trong đó, số người
dân cho rằng dựa vào quan hệ
quen biết để vào được chức
danh địa chính chiếm tỉ lệ
cao nhất 60%.
TheoTSĐặngHoàngGiang,
Phó Giám đốc CECODES,
lót tay để có được việc làm
trong khu vực nhà nước vẫn
c n phổ biến ở tất cả tỉnh,
thành. Người dân vẫn cho rằng
“chủ nghĩa vị thân” vẫn c n
rất phổ biến. “Trong đó, các
tỉnh miền núi như Lai Châu,
KonTumvà ĐắkNông người
dân cho rằng việc thân quen
được xem là rất quan trọng
khi xin việc làm vào các cơ
quan nhà nước. Chỉ có tỉnh
Bình Dương, Tiền Giang và
LongAn được người dân đánh
giá ít có hiện tượng dựa vào
người thân quen để xin vào
làm việc trong các cơ quan
nhà nước” - ông Giang nói.
“Phát hiện từ PAPI về tầm
quan trọng của việc thân quen
với người có chức, có quyền
để có được việc làm trong khu
vựcnhànướcđang làmột thách
thức lớn. Đã đến lúc khu vực
nhà nước cần đẩy mạnh áp
dụng tuyển dụng công khai,
minh bạch, dựa trên thực lực
của ứng viên vào các vị trí
công vụ để cải thiện chất lượng
dịch vụ công, nâng caomức độ
hài l ng của người dân” - TS
Giang lưu ý.
s
Các tỉnh phía Namkiểmsoát thamnhũng
tốt hơn
Các loại hình tham nhũng vặt phổ biến
trên toàn quốc. Trong đó các tỉnh phía
Namđược đánh giá kiểm soát thamnhũng
tốt hơn. Riêng năm thành phố trực thuộc
trung ương thì Cần Thơ dẫn đầu, kế đến
Đà Nẵng và TP.HCM, riêng Hà Nội và Hải
Phòng lại nằm trong tốp kiểm soát tham
nhũng thấp.
TS
ĐẶNG HOÀNG GIANG
, Phó Giám đốc Trung tâm
Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ cộng đồng
Cảmnhận của người dân về thamnhũng
vàhối lộ trongkhuvực côngkhônggiảm. Cụ
thể, hối lộ trong việc làm thủ tục liên quan
đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
chiếm 30% (tăng 1% so với năm trước đó).
27%người dânnhìnnhậnphải đưa hối lộđể
học sinh tiểu học được quan tâmhơn (tăng
2% so với năm trước). Còn hối lộ trong làm
thủ tục xin cấp phép xây dựng cũng tăng
từ 22% của năm 2012 lên 24% năm 2013.
Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng Trần Thọ đã yêu cầu như
vậy tại Hội nghị Thành ủy TP Đà Nẵng lần thứ 15 ngày 2-4.
Tại hội nghị này nhiều đại biểu phản ánh trên địa bàn TP,
đặc biệt là ở quận Ngũ Hành Sơn và quận Sơn Trà xuất hiện
rất nhiều biển hiệu ghi bằng tiếng Trung Quốc, thậm chí có
khu vực không khác gì “phố” Trung Quốc. Nhất là ở nhiều
tuyến đường gần biển Đà Nẵng hiện nay người Trung Quốc
tụ về đây rất nhiều. Theo đại diện Hội Cựu chiến binh TPĐà
Nẵng, hiện tại có nhiều khu nghỉ dưỡng ven biển của người
nước ngoài được xây dựng như pháo đài trong khi đó các
biển hiệu toàn tiếng Trung Quốc. “Chúng tôi thiết tha đề nghị
TP chỉ đạo lực lượng chức năng có biện pháp quản lý chặt
người Trung Quốc xuất hiện trên địa bàn TP Đà Nẵng” - vị
này nói và cho rằng nếu để tình trạng này tiếp tục diễn ra sẽ
mang lại rất nhiều hệ lụy phức tạp cho Đà Nẵng.
Trước vấn đề này Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng Trần Thọ
yêu cầu phải chấn chỉnh lại tình trạng tràn lan các biển hiệu
Trung Quốc ở những con đường dọc phố biển Đà Nẵng.
“Cái này lãnh đạo Sở VH-TT&DL, lãnh đạo quận Sơn Trà,
quận Ngũ Hành Sơn phải tiến hành làm ngay. Làm quyết
liệt” - ông Thọ nói và chỉ đạo luôn: “Đúng 8 giờ sáng 3-4, tức
sáng nay, Sở VH-TT&DL, cán bộ Thành ủy, lãnh đạo quận
Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn phải xuống từng nhà một để thống
kê xem nhà nào có biển hiệu bằng tiếng Trung Quốc thì ghi
danh sách, chụp ảnh đưa về Thành ủy để có hướng chỉ đạo
xử lý sớm”. “Không thể để khu vực đó (khu vực trên đường
biển Hoàng Sa, Trường Sa, Võ Nguyên Giáp - PV) thành
“phố” Trung Quốc được” - ông Thọ nhấn mạnh.
LÊ PHI
Khôngđểxuấthiện“phố”TrungQuốcởĐàNẵng
ÔngNguyễnXuânAnhgiữchức
phóbí thưThànhủyĐàNẵng
Tại Hội nghị Thành ủy TP Đà Nẵng lần thứ 15, Ban Chấp
hành Đảng bộ TP Đà Nẵng đã tiến hành bầu chức danh
phó bí thư Thành ủy đối với ông Nguyễn Xuân Anh - hiện
đang là phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng. Trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
chiều2-4,ôngNguyễnXuânAnh, PhóChủ tịch
UBND TP Đà Nẵng, cho biết ông đã chính thức được Ban
Chấp hành Đảng bộ TP bầu giữ chức vụ phó bí thư Thành
ủyTP Đà Nẵng nhiệmkỳ 2010-2015 với số phiếu cao. Được
biết ông Nguyễn Xuân Anh (38 tuổi) hiện là ủy viên dự
khuyếtTrungương, cóbằng cấp tiến sĩ quản trị kinhdoanh.
Sức chịu đựng vòi vĩnh của
người dân tăng
Khi được hỏi về số tiền đòi hối lộ phải lớn đến mức
nào thì người dânmới tố cáo, kết quả khảo sát của nhóm
nghiên cứu chohaymức tiền trungbìnhnàyđã tăngmạnh
từ 5,11 triệu đồng năm 2012 lên 8,18 triệu đồng năm
2013. Trong đó người dân ở tỉnh Lâm Đồng có khả năng
chịu đựng cao hơn với mức tiền 16,7 triệu đồng thì mới
tố cáo, còn người dân tỉnh Vĩnh Long có mức chịu đựng
thấp hơn ở mức 2,5 triệu đồng. Một điều đáng quan tâm
khác là quyết tâm chống tham nhũng của người dân có
xu hướng giảm dần.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook