083 - page 6

6
thứnăm
3 - 4 - 2014
Nha nuoc-Cong dan
TRUNGTHANH
“C
hỉ vì người dân
vứt rác làm cản
trở d ng chảy,
phát sinh mùi hôi mà phải
cải tạo kênh Hiệp Tân, quận
Tân Phú từ mương hở sang
cống hộp là chưa phù hợp”
- từ năm 2010, Sở Kế hoạch
và Đầu tư TP.HCM đã nhận
định như thế về đề xuất lắp
đặt cống trên kênh Hiệp Tân.
Tới nay, UBND quận Tân
Phú lại tiếp tục đề nghị ghi
vốn để giải quyết ô nhiễm
trên d ng kênh này cũng
bằng biện pháp lắp cống.
Lắp cống để che
ô nhiễm
Theo đề xuất của UBND
quận Tân Phú, để giải quyết
tình trạng cấp bách về ô nhiễm,
cần phải lắp đặt cống hộp trên
tuyến kênh Hiệp Tân. Tổng
mức đầu tư dự án này lên đến
190 tỉ đồng, do ngân sách của
TP chi trả.
Lắp đặt cống để giải quyết
ô nhiễm kênh rạch cũng là
cách mà UBND huyện Cần
Giờ - một huyện ngoại thành,
nơi nguồn nước sông, kênh
rạch c n ít ô nhiễmđangmuốn
áp dụng. Cụ thể, theo báo cáo
của UBND huyện Cần Giờ,
hiện trên địa bàn huyện có 21
tuyến kênh rạch bị bồi lắng
gây ô nhiễmmôi trường, ảnh
hưởng đến sức khỏe của người
dân. Để đảm bảo vệ sinh môi
trường, huyện Cần Giờ đề
nghị Sở GTVT TP và Trung
tâm Chống ngập chấp thuận
chủ trương cho san lấp và lắp
đặt cống thoát nước trên các
tuyến kênh này ngay trong
năm 2014.
“Với lý do giải quyết ô
nhiễm, chỉnh trang đô thị,
trong thời gian qua các quận,
huyện đã thực hiện nhiều dự
án lắp đặt cống hộp. Hiện rất
nhiều tuyến kênh rạch ở các
quận nội thành đều được lắp
đặt cống, biến kênh hở thành
đường đi. Tuy nhiên, cách
làm này cần phải được đánh
giá một cách toàn diện hơn
trên cơ sở các lợi ích về môi
trường, kinh tế-xã hội. Riêng
chuyện huyện Cần Giờ, một
huyệnngoại thành, cóhệ thống
kênh rạch phong phú, lại tiếp
giáp với sông lớn, thậm chí cả
biển mà cũng muốn lấp kênh
rạch là rất khó hiểu, rất khó
chấp thuận” - một cán bộ của
Sở GTVT nói.
Được ít, mất nhiều
“Đặc thù tự nhiên, sinh thái
và thổ nhưỡng tại huyện Cần
Giờ là phải có hệ thống kênh
rạch. Việc san lấp và lắp đặt
cống thay thế kênh rạch tự
nhiên sẽ tác động trực tiếp
đến hệ sinh thái. Do vậy, giữ
lại hệ thống kênh rạch là góp
phần bảo tồn đa dạng sinh học
cho huyện Cần Giờ” - Trung
tâm Phát triển khoa học và
công nghệ trẻ Thành đoàn
TP.HCM nhận định sau khi
được Sở GTVT TP yêu cầu
hỗ trợ về xử lý ô nhiễm kênh
rạch ở huyện Cần Giờ.
Trung tâm này c n nhấn
mạnh: “Vấn đề ô nhiễm kênh
rạch ở huyện Cần Giờ hiện
chủ yếu do ý thức của người
dân và cách quản lý ở địa
phương c n chưa tốt. Nếu
san lấp và đặt cống hoàn toàn
thì về lâu dài cũng không giải
quyết được bài toán ô nhiễm”.
Theo ThS Hồ Long Phi,
Giám đốc Trung tâmQuản lý
nước và Biến đổi khí hậu (ĐH
Quốc gia TP.HCM), việc lắp
cống để giải quyết ô nhiễm
dễ được người dân đồng tình,
nhất là với những người sống
hai bên bờ kênh. Nhưng đây
không phải là cách giải quyết
căn cơ vì ô nhiễm vẫn c n đó.
“Vấn đề mấu chốt là làm sao
để người dân không c n xả
rác xuống kênh. Lắp cống
rồi mà người dân vẫn vứt
rác khắp nơi thì rác lại chảy
xuống cống, gây ngập nghẹt,
hôi thối thêm” - ông Phi nói.
Điều quan trọng hơn, theo
ThS Hồ Long Phi, thời gian
qua TP đã và đang thực hiện
rất nhiều dự án lớn để xử lý
nước thải như Nhà máy Xử
lý nước thải Bình Hưng (đã
hoạt động), Nhà máy Nhiêu
Lộc-Thị Nghè, Nhà máy
Tham Lương-Bến Cát, Nhà
máy Tây Sài G n... Mục đích
nhằm hoàn trả diện tích mặt
nước, hoàn trả sự trong xanh
cho những d ng kênh. Do đó,
việc giải quyết ô nhiễm bằng
cách lắp cống sẽ đi ngược lại
chủ trương này.
“Nhiều người cho rằng lắp
cống sẽ làm cho cảnh quan
đô thị đẹp hơn. Nhưng đó chỉ
là cảnh quan mang tính cục
bộ, phục vụ riêng cho người
dân ở khu vực đó. C n để lại
kênh rạch là giữ gìn cảnh quan
chung cho cả cộng đồng. Ví
dụ dễ hình dung nhất đó là
tuyến kênh Nhiêu Lộc-Thị
Nghè. Nếu giải quyết ô nhiễm
bằng cách lắp cống trên tuyến
kênh này thì TP đâu có một
không gian xanh mà hàng
triệu người dân đang tận
hưởng như hiện nay” - ông
Phi phân tích thêm.
s
Sẽđẩymạnhxãhội
hóaviệcđịnhgiáđất
“Các dự thảo nghị định về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư; dự thảo nghị định về phương pháp xác định giá đất,
khung giá đất; nghị định hướng dẫn chung Luật Đất
đai đã được Bộ TN&MT hoàn tất và trình Chính phủ
trong tháng 4” - ông Đào Trung Chính, Phó Tổng Cục
trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, cho biết tại buổi họp
báo thường kỳ của Bộ TN&MT, ngày 2-4.
Theo ông Chính, một trong các mục tiêu khi ban hành
những nghị định trên là cố gắng giảm khiếu kiện về đất
đai, về tiền bồi thường. “Hướng dẫn thực thi Luật Đất
đai mới cũng theo hướng đó nhưng có đạt được mục
tiêu hay không c n liên quan đến việc thực hiện trên
thực tế như thế nào” - ông Chính cho hay. Cũng theo
ông Chính, sắp tới sẽ đẩy mạnh xã hội hóa trong việc
định giá đất. Giá đất do các tổ chức không phải của
Nhà nước thực hiện sẽ phù hợp với giá thị trường hơn.
Trong lĩnh vực môi trường, Thứ trưởng Bộ TN&MT
Trần Hồng Hà cho hay: Chính phủ đã yêu cầu dự án
bauxite ở Nhân Cơ làm thêm hồ thứ ba để chứa bùn
đỏ, không dừng lại chỉ hai hồ như phương án thiết kế.
Theo đó, bùn đỏ khi đầy có thể tràn từ hồ thứ nhất
sang hồ thứ hai; hồ thứ hai đầy thì tràn sang hồ thứ ba.
Nói về những góp ý quy trình vận hành liên hồ của
các thủy điệnAVương, Đắk Mi 4 và sông Tranh 2 của
Đà Nẵng (
Ph p Lu t TP.HCM
từng phản ánh trong bài
Đà Nẵng dọa kiện Bộ TN&MT
”), ông Hoàng Văn Bẩy
- Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước cho biết:
Sắp tới Bộ TN&MT sẽ họp với Đà Nẵng, Quảng Nam,
Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT để tìm hướng xử lý.
Được biết hiện quy trình vận hành liên hồ chứa các
hồ trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn; sông Ba, Sê
San, Srêpôk mùa lũ đã được trình Chính phủ. “Tranh
chấp nguồn nước ngày càng gay gắt, điều này có liên
quan đến việc vận hành liên hồ chứa. Nhiều đập thủy
điện đã xây dựng từ trước với nhiệm vụ chủ yếu là phát
điện. Tuy nhiên, với quy trình vận hành mới, nhiều đập
sẽ phải giữ nước trong mùa lũ và xả nước cho hạ du
trong mùa cạn. Như thế, thủy điện sẽ phải giảm sản
xuất điện” - ông Bẩy cho hay.
HOÀNG VÂN
Nạo vét rạch Lăng để
chốngmuỗi
(PL)- UBND TP.HCM vừa giao Trung tâm Chống
ngập khẩn trương nạo vét các tuyến rạch do TP quản
lý, trong đó ưu tiên khu vực rạch Lăng, phường 11 và
13, quận Bình Thạnh. Cùng đó, trung tâm phải phối hợp
với UBND quận Bình Thạnh vận hành các trạm kiểm
soát triều để điều tiết mực nước, tránh tình trạng ứ đọng
lục bình, phát sinh lăng quăng, bùng phát dịch bệnh.
Ngày 3-1,
Ph p Lu t TP.HCM
có phản ánh tình trạng
muỗi bùng phát dọc tuyến rạch Lăng, phường 13, quận
Bình Thạnh. Theo UBND phường 13, nguyên nhân do
nước rạch Lăng bị tù đọng tại khu vực cầu Đỏ và cầu
Băng Ky.
MINH QUÝ
Cứônhiễmlàbít
kênh, rạch
Việc lắpcốnghộpđểgiải quyếtônhiễmsẽgâykhóchocôngtácchốngngập,
đi ngượcchủtrươnggiữ lại hệ thốngkênhrạchhởcủaTP.
Gây khó cho chống ngập
Ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng Quản lý thoát nước,
Trung tâm Chống ngập TP, nhấn mạnh: Quan điểm của
trung tâm cũng giống như chủ trương của UBND TP là
cần giữ lại hệ thống kênh rạch hở. “Kênh rạch hở bao
giờ cũng thoát nước tốt hơn cống hộp. Mặt khác, theo
chỉ đạo của TP, trung tâm đang thực hiện quy hoạch hệ
thống hồ điều tiết phân tán để chống ngập. Trong đó
có phương án tận dụng kênh rạch hở để làm nơi chứa
nước. Việc lắp đặt cống tràn lan khắp các kênh rạch sẽ
làm cho công tác chống ngập trong tương lai gặp khó
khăn” - ông Long nói.
Hợp tác phát triển bền vững lưu vực sôngMekong
(PL)- “Cần có sự liên kết vùng nhằm đảm bảo việc vận
hành hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn các nước khác ít
ảnh hưởng đến Việt Nam” - ông Enedito Braga, Chủ tịch
Hội đồng Nước thế giới (World Water Council), nhấn mạnh
khi trao đổi bên lề hội nghị về an ninh nguồn nước, năng
lượng và lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu do Ủy
hội sông Mekong tổ chức tại TP.HCM, ngày 2-4.
Trong 20 năm qua, đã có nhiều thủy điện được xây dựng
trên lưu vực sông Mekong với tổng công suất gần 3.240
MW. Do tiềm năng thủy điện của con sông này có thể lên
đến 30.000 MW nên nhiều nước đang xem xét khả năng
tiếp tục khai thác thủy điện trong thời gian tới. Theo ông
Braga, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan là những quốc
gia đang chịu tác động trực tiếp từ sông Mekong nên việc
xây đập thủy điện và lũ lụt rất được quan tâm. Do vậy, ông
khuyến nghị các nước cùng thảo luận và thống nhất cơ chế
vận hành của hệ thống hồ chứa ở thượng nguồn sao cho đạt
được mục tiêu “lợi cả đôi bên”.
Theo dự kiến, ngày 5-4, hội nghị cấp cao lần thứ hai Ủy
hội sông Mekong quốc tế sẽ diễn ra với sự tham dự của các
nước thành viên gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan
và các đối tác là Trung Quốc, Myanmar. Theo ông Nguyễn
Thái Lai, Thứ trưởng Bộ TN&MT, tại đây các bên sẽ thông
qua “Tuyên bố TP.HCM”. Tuyên bố chung này là thông điệp
mạnh mẽ về hợp tác và cam kết phát triển bền vững lưu vực
sông Mekong của các nước thành viên.
M.PHONG
Một tuyến kênh trên đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp đang được lắp cống hộp để
giải quyết ô nhiễm. Ảnh: TRUNG THANH
Tin vắn
l
Năm2014, TP.HCM
trồngthêm1triệucâyxanh.
TheoUBNDTP.HCM,tổng
kinh phí trồng 1 triệu cây
xanh khoảng 45,5 tỉ đồng.
Loại cây trồng dự kiến gồm
các loài cây lâu năm (sao,
dầu, giánghương); câymọc
nhanh (keo, tràm úc, phi
lao nhỏ)...
MINH QUÝ
l
Thả 200.000 con
cá trên kênh Tàu Hủ-
Bến Nghé.
Ngày 4-4,
Sở NN&PTNT TP.HCM
phối hợp với UBND các
quận 1, 4 sẽ tổ chức thả
200.000 con cá rô phi, rô
đồng, trê, chép… trên kênh
Tàu Hủ-Bến Nghé. Đây là
những loài cá phù hợp với
điều kiện tự nhiên và môi
trường nước tại các d ng
kênh trên.
THUHƯƠNG
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook