084 - page 14

14
thứ sáu
4 - 4 - 2014
TẤNTÀI
T
ừ trung tâm TP Đà Nẵng chạy xe gần 20 km chúng
tôi mới tìm được nhà của mẹ Lê Thị Lan (mẹ liệt sĩ
Nguyễn Hữu Lộc - chiến sĩ trên tàu HQ-604 đã nằm
lại Gạc Ma) trong một con hẻm sâu ở xã Hòa Châu (Hòa
Vang, Đà Nẵng). Căn nhà cấp 4 do Trung đoàn Công binh
83 Quân chủng Hải quân - E83 (Quân chủng Hải quân)
hỗ trợ gia đình xây dựng từ cuối những năm 1990 giờ đã
xuống cấp, sập sệ. Gác mái - nơi đặt bàn thờ và di ảnh của
anh Lộc đã sập xuống từng mảng. Cách đây mấy hôm, khi
lên thắp hương cho con thì nền sàn sập xuống khiến mẹ
bị gãy chân, phải bó bột. Những hôm trời mưa, nước chảy
lênh láng khắp sàn, mẹ phải dùng bạt nylon phủ tấm ảnh
thờ, che mưa cho con. “Nhiều lần mẹ cũng định vay mượn
để sửa lại gác mái căn nhà nhưng không được. Mỗi tháng
tiền trợ cấp 1,2 triệu đồng (tiền tử tuất của liệt sĩ) không
đủ để trả lãi nên người ta không cho mẹ vay”.
San sẻ nỗi đau
Bước qua tuổi 72 nhưng mẹ vẫn ngày ngày bắt xe buýt,
vượt hơn 20 km đến giúp việc tại một quán bún trên đường
Núi Thành. Lưng còng, tóc bạc, mẹ Lan vẫn bưng bê, xắt
hành, bóc tỏi… để kiếm sống. Chồng mất sớm, một mình
mẹ bươn chải đủ nghề để nuôi đàn con. Nỗi nhọc nhằn, vất
vả hằn lên khuôn mặt mẹ từng nếp nhăn, chai sạn. Sinh được
chín người con, liệt sĩ Lộc là con thứ ba trong gia đình. “Hồi
đó gia đình mẹ nghèo lắm, làm quần quật mà không đủ ăn.
Thương mẹ, Lộc đi học một buổi còn một buổi đi bán kem,
phụ nuôi đàn em nhỏ. Những Chủ nhật nghỉ học, nó đi làm
thay cho mẹ. Từ xúc rác, dọn cây…Lộc làm tròn vo, ai cũng
khen” - nói rồi mẹ gạt nước mắt.
Rồi những hồi ức về con trai cứ thế ùa về. Năm 19 tuổi,
Lộc nhập ngũ, được phân công tác ở E83 (đóng tại Đà Nẵng).
“Nó đi bộ đội mà tuần nào cũng xin phép đơn vị về nhà phụ
mẹ cuốc đất trồng cà, trồng
dưa... Có hôm cuốc xong
mảnh vườn, chưa kịp ăn
cơm thì phải bắt xe về
đơn vị cho kịp giờ”. Sau
tết Nguyên đán 1987,
Lộc nhận nhiệm vụ vào
Cam Ranh để chuẩn bị ra
Trường Sa làm nhiệm vụ. “Trước ngày con đi, mẹ còn dặn
nó, đi Cam Ranh chứ không phải như ở nhà mà cứ trốn về.
Nghe thế, Lộc nói đùa: “Vậy con đi luôn mẹ nhé!”. Ai ngờ
nó lại đi thật” - mẹ Lan rớm nước mắt.
Trước khi lên đường, Lộc còn viết thư về dặn mẹ ở nhà gắng
làm việc nuôi các em. “Con chỉ xây dựng đảo thôi, không
phải ra nơi chiến trận, mẹ đừng lo lắng mà sinh bệnh”. Mẹ
Lan kể tiếp, ngày anh Lộc vào Cam Ranh, mẹ mang chăn
bông lên tận đơn vị gửi cho con mang theo. Nhưng anh Lộc
nói ngoài đó nóng lắm, không cần dùng đến chăn đâu, vậy
là mẹ phải mang về. Và chiếc chăn ấy chưa bao giờ được
đắp cho người con trai yêu quý của mẹ…
Nhận những tấm lòng từ chương trình “Nghĩa tình Hoàng
Sa, Trường Sa”, mẹ Lan xúc động, nói: “Vậy là mẹ có đủ
tiền để sửa lại gác mái, kê lại bàn thờ con cho vững chãi.
Mùa mưa bão tới cũng bớt nỗi lo nhà sập, dột. Mẹ cảm ơn
nhiều lắm!”. Đôi mắt người mẹ ấy lại nhòa đi trong nắng.
Chia tay mẹ Lan, chúng tôi đến thămmẹ Nguyễn Thị Trước
(mẹ liệt sĩ Phạm Văn Lợi, tàu HQ-604) tại khu tái định cư
Cẩm Lệ. Con trai lớn đi làm thợ hồ, một mình mẹ ở nhà lo
cơm nước và chăm sóc cho đứa con trai út Phạm Văn Tâm
bị bệnh tâm thần. Nhìn cảnh mẹ già 82 tuổi, run rẩy lau từng
giọt nước trên mặt con khiến chúng tôi không khỏi chạnh
lòng. Trong số những người mẹ Hòa Cường (bảy liệt sĩ hy
sinh trong trận hải chiến Trường Sa quê ở Hòa Cường, Đà
Nẵng), mẹ Trước có hoàn cảnh khó khăn nhất. Những lúc
lên cơn, Tâm quậy phá đồ đạc, đuổi đánh mẹ. Khi nhận số
tiền 50 triệu đồng do đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam đến trao tặng, mẹ xúc động đến nghẹn lòng. Với mẹ đó
là một số tiền lớn mà cả đời vất vả làm lụng, mẹ chưa từng
nghĩ đến. “Mong ước lớn nhất của mẹ là có đủ tiền để chữa
bệnh cho thằng Tâm. Mẹ sợ mai này nằm xuống, không có
ai chăm sóc cho nó. Giá như còn thằng Lợi thì mẹ cũng bớt
lo” - mẹ Trước tâm sự. Hơn nửa số tiền của chương trình,
mẹ mua thuốc thang, khám bệnh cho anh Tâm. Số còn lại,
mẹ gửi tiết kiệm để vơi đi nỗi lo toan tuổi già.
Gánh bớt nỗi nhọc nhằn
Rời khỏi ngôi nhà hoàn cảnh của mẹ Trước, chúng tôi tìm
lại đến căn nhà nhỏ nằm sâu trong con hẻm trên đường Núi
Thành của mẹ Huỳnh Thị Kế (mẹ liệt sĩ Nguyễn Phú Đoàn
- tàu HQ-604). Khi chúng tôi đến, mẹ Kế đang lặng lẽ quét
dọn, cắm mấy bông hoa trên bàn thờ cho con trai. Suốt 26
năm qua, từ ngày người con độc nhất nằm lại giữa lòng biển
lạnh, người mẹ ấy chưa có nổi một nụ cười. Mỗi lần nghe
có người nhắc đến tên con, mẹ lại khóc. “Trước ngày đi, nó
chỉ kịp tạt qua nhà, ăn vội chén cơm nguội, không kịp gặp
cha mẹ. Kỷ vật để lại cũng không còn gì ngoài tờ giấy báo
tử của đơn vị gửi về”.
Năm nay mẹ đã ngoài 81 tuổi, đôi mắt đã mờ, hai chân
run rẩy. Con gái đầu sợ mẹ đêm hôm một mình, không ai
chăm sóc nên muốn đưa về nhà phụng dưỡng. Mẹ kiên quyết
không chịu: “Tau ở lại còn hương khói cho chồng, cho con,
đi răng được”. Nỗi buồn lớn nhất của mẹ là bàn thờ của anh
Đoàn vẫn nằm lạnh lẽo bên góc sân nhà. Chỉ vì quan niệm:
“Sống là nhà - thác là mộ nhưng giờ nó nằm lại giữa biển
khơi... Nhiều đêm mẹ nằm lo mai này mất đi, bàn thờ con
nằm giữa sân lạnh, liệu nén nhang có cháy hết. Mẹ chỉ mong
mỏi có được bàn thờ trong nhà cho đàng hoàng”.
Mẹ tâm sự trong giấc ngủ mẹ vẫn mơ thấy con mặc quần
đùi, đá bóng quanh sân rồi vào lục cơm nguội ăn. Những
thói quen đó hai mươi mấy năm nay mẹ chưa bao giờ quên.
Niềm an ủi tuổi già của mẹ là đứa cháu ngoại 12 tuổi, có
nhiều nét giống cậu Đoàn. “Thằng bé có đôi mắt to, đen,
nhanh nhẹn, hoạt bát. Tính cách của nó cũng giống thằng
Đoàn ngày trước” - mẹ nhận xét. Cứ đến ngày giỗ cậu, hai
bà cháu lại chở nhau lên nghĩa trang liệt sĩ thành phố thắp
hương, dọn cỏ. Ngôi mộ gió của liệt sĩ Đoàn nằm cùng với
dãy mộ gió của những liệt sĩ ở Hòa Cường (Đà Nẵng) hy
sinh trong trận chiến Gạc Ma năm 1988.
Mất con trai, mẹ chỉ còn biết dựa vào cô con gái đầu.
Nhưng cuộc sống của con gái cũng gặp nhiều khó khăn.
Lương công nhân không đủ để trang trải các chi phí sinh
hoạt trong gia đình. Vất vả là vậy nhưng khi đón nhận được
món quà từ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa - Trường
Sa”, mẹ tâm sự: “Lúc còn sức khỏe, mẹ đi bán mớ hành tỏi
cũng đủ sống qua ngày. Giờ già rồi, không còn gánh nổi,
phải phụ thuộc vào con cháu. Nhưng còn bao nhiêu bà mẹ
mất con khác nữa đang cơ cực, khó khăn đâu chỉ có mình
mẹ đâu”. Nhận số tiền 50 triệu đồng, mẹ dành một ít để sửa
lại mái nhà cho khỏi dột, còn lại làm sổ tiết kiệm để phòng
ốm đau. Những lúc trái gió trở trời, căn bệnh ở xương tái
phát, mẹ phải nhập viện. “Nằm một mình trong bệnh viện
buồn lắm, nhớ nhà, nhớ con” - mắt mẹ Kế nhìn xa về phía
góc sân trước nhà. Chiều đã dần tắt nắng...
s
Ấmlòngngười
mẹGạcMa
Nhữnghỗtrợ, chiasẻ từchươngtrình“Nghĩa tìnhHoàngSa,
TrườngSa”nhưmột lời tri ânsâusắccủacảdântộcgửi đếncácmẹ.
Mẹ Huỳnh Thị
Kế bên bàn
thờ của liệt sĩ
Nguyễn Phú
Đoàn ở góc sân
nhà.
Ảnh: TẤN TÀI
Mẹ Trước
chăm sóc cho
người con út
tật nguyền.
Ảnh: TẤN TÀI
Phong su-Chuyen de
“Vậy làmẹ có đủ tiền để sửa lại
gácmái, kê lại bàn thờ con cho
vững chãi. Mùamưa bão tới
cũng bớt nỗi lo nhà sập, dột.
Mẹ cảmơn nhiều lắm!”
LTS:
Chương trình “Nghĩa tìnhHoàng Sa, Trường
Sa” doTổngLiênđoànLao độngViệt Namphát động
đã vậnhành.Mới đây, chương trìnhđã trao tặng số
tiềnhơn 150 triệuđồng cho ba bàmẹGạcMa có hoàn
cảnh khó khăn tại TPĐàNẵng. Nhữnghỗ trợ banđầu
từ chương trìnhđã phầnnào sưởi ấmcho tâmhồn
nhữngngười ở lại lẫnhươnghồn của nhữngngười
línhđãmãimãi nằm lại nơi đảo khơi củaTổ quốc.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook