084 - page 9

9
thứ sáu
4 - 4 - 2014
TẤN LỘC
S
au ba ngày rưỡi xét xử và nghị
án kéo dài, chiều 3-4, TAND
TP Tuy Hòa (Phú Yên) đã
tuyên án vụ năm công an đánh chết
anh Ngô Thanh Kiều chỉ vì nghi anh
liên quan đến một vụ trộm.
Hành vi và mức án
Tòa xác định trong khoảng thời
gian canh giữ anh Kiều từ 12 giờ
30 đến 13 giờ 30 ngày 13-5-2012,
Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên
thiếu úy, cán bộ Công an TP Tuy
Hòa)
đã dùng dùi cui cao su đánh
vào đầu anh Ngô Thanh Kiều
gây chấn thương sọ não, dẫn
đến tử vong
.
Ngoài ra, Nguyễn Minh Quyền
(nguyên thiếu tá, đội phó Đội trinh
sát Phòng CSĐT tội phạm về trật
tự xã hội - PC45 Công an tỉnh Phú
Yên), Phạm Ngọc Mẫn (nguyên
thượng úy), Nguyễn Tấn Quang
(nguyên thiếu tá), Đỗ Như Huy
(nguyên trung úy, cả ba đều là cán
bộ Công an TP Tuy Hòa)
đã còng
tay anh Kiều, dùng dùi cui cao
su thay phiên nhau đánh vào đùi,
chân nạn nhân, gây chấn thương
phần mềm
.
Từ đó, tòa xác định Thành là bị
cáo có tính chất, mức độ phạm tội
nghiêm trọng nhất nhưng không
thừa nhận hành vi phạm tội nên phạt
năm năm tù. Tòa phạt các bị cáo
Quyền hai năm tù, Mẫn một năm
sáu tháng tù. Tòa cho rằng Quang,
Huy có mức độ phạm tội nhẹ hơn
nên cho hai bị cáo này được hưởng
án treo, cụ thể Quang 15 tháng tù
treo, Huy một năm
tù treo.
Về dân sự, tòa buộc
các bị cáo bồi thường
thiệt hại cho gia đình
bị hại gần 70 triệu
đồng, buộc Công an
TPTuy Hòa phải cấp
dưỡng nuôi hai con
anh Kiều mỗi tháng
575.000 đồng/cháu.
Viện không truy nên
tòa không xét
Tòa cũng nhắc lại trước đây tòa
đã trả hồ sơ cho VKSND TP Tuy
Hòa để điều tra bổ sung nhưng Viện
không chấp nhận.
Cụ thể, ngày 28-6-2013,
tòa đã
trả hồ sơ, yêu cầu Viện cùng cấp
truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với các bị can Quang, Quyền,
Mẫn, Huy, Thành về hành vi cố
ý gây thương tích
.
Ngoài ra, tòa cũng yêu cầu Viện
thu thập chứng cứ để xác định ngoài
bị can Thành còn có ai khác đánh
vào đầu anh Kiều hay không…
Tuy nhiên, ngày 26-8-2013,
Viện trưởng VKSND TP Tuy Hòa
Lê Minh Chánh có công văn gửi
TAND TP Tuy Hòa cho rằng: Các
bị can trên đều là cán bộ công an,
được giao nhiệm vụ đấu tranh với
đối tượng có hành vi vi phạm pháp
luật, động cơ, mục đích do nôn nóng
với kết quả điều tra, không nhằm
mục đích gây thương tích hoặc gây
ra cái chết đối với anh Kiều. Hành
vi dùng nhục hình đã thu hút các
hành vi cố ý gây thương tích nên
việc tòa án yêu cầu truy cứu trách
nhiệm hình sự các bị can trên tội
cố ý gây thương tích
là không cần thiết.
Do đó Viện vẫn giữ
nguyên quan điểm
truy tố.
Tòa cũng bác các
đề nghị của luật sư
Võ An Đôn (bảo vệ
cho gia đình bị hại)
yêu cầu khởi tố ông
Lê Đức Hoàn, phó Công an TP Tuy
Hòa, các tội bắt, giữ người trái pháp
luật, dùng nhục hình, thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Tòa cho rằng không có chứng
cứ thể hiện ông Hoàn có chỉ đạo
việc dùng nhục hình nên không
có căn cứ chấp nhận đề nghị của
luật sư.
Tòa cho rằng ông Hoàn
cùng các cán bộ công an khác
có dấu hiệu bắt, giữ người trái
pháp luật nhưng chưa đến mức
truy cứu trách nhiệm hình sự và
Viện không truy tố nên HĐXX
không xét
.
Tòa nhận định, với trách nhiệm
là Phó Công an TPTuy Hòa, trưởng
ban chuyên án 312T, trực tiếp phân
công cán bộ cấp dưới thực hiện nhiệm
vụ điều tra nhưng ông Hoàn không
theo dõi, giám sát, nhắc nhở nên để
xảy ra hậu quả nghiêm trọng, có dấu
hiệu của tội thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên,
tòa cho rằng sai phạm này chưa
đến mức truy cứu trách nhiệm
hình sự và VKS không truy tố
nên HĐXX không xét.
“Đánh người man rợ
như thế mà chỉ bị
vài năm tù”
Ngay sau khi tòa tuyên, gia đình
bị hại đứng giữa tòa gào khóc phản
đối bản án vì cho rằng tòa xử quá
nhẹ, không tương xứng với hành vi
dã man, đánh người đến chết của
các công an.
Chị Ngô Thị Tuyết (chị anh Kiều)
uất ức: “Luật pháp ở đâu mà tòa xử
lạ vậy? Công an đánh người man
rợ như thế mà chỉ bị vài năm tù. Bị
cáo Thành có tình tiết giảm nhẹ nào
đâu mà chỉ phạt năm năm tù? Còn
hai bị cáo Quyền, Mẫn đánh em tôi,
gây ra mấy chục vết thương mà ở tù
chỉ có một năm mấy, hai năm. Dù
có bán nhà tôi cũng đi đến tận cùng
để đòi lại công bằng cho em tôi”.
Hàng trăm người dân đến nghe tòa
tuyên án cũng bức xúc không kém.
Họ không chịu ra về mà tập trung
trước sân tòa để phản đối. “Tòa xử
kiểu này người dân còn gì tin vào
luật pháp! Nay mai công an tiếp tục
đánh chết người rồi chỉ bị vài năm
tù, chỉ có dân là mất mạng” - ông
Nguyễn Văn Hùng (ngụ phường 5,
TP Tuy Hòa) bày tỏ.
Luật sư Võ An Đôn nói: “Đây là
TUYÊN ÁNVỤ NĂMCÔNG ANỞ PHÚYÊNĐÁNH CHẾT NGười
Đánh chết người và
mức ánnămnăm
Tòanhậnđịnhbị cáoNguyễnThânThảoThànhđãdùngdùi cui caosuđánhvàođầuanhKiềugâychấnthươngsọnão,
dẫnđếntửvongnhưng lại tuyênmứcánnămnămtù.
Các bị cáo nghe tòa tuyên án trong sự bảo vệ nghiêm ngặt của
lực lượng công an. Ảnh: TẤN LỘC
Cuoc song
một bản án chà đạp lên pháp luật,
lên dư luận xã hội. Bản án này sẽ
gây mất lòng tin của người dân
về sự nghiêm minh của luật pháp.
Gia đình bị hại sẽ kháng cáo và tôi
sẽ tiếp tục kiến nghị khởi tố ông
Hoàn vì cơ quan tố tụng đã bỏ lọt
tội phạm nghiêm trọng”.
Điều lạ là ngay cả luật sư Nguyễn
Văn Thắng, người bào chữa cho bị
cáo Thành, cũng bày tỏ: “Tòa nói
áp dụng pháp luật nhưng tôi chả
hiểu đó là pháp luật nào. Tôi nghĩ
pháp luật Việt Nam không dung
chứa kiểu truy tố, xét xử như vậy.
Hàng loạt vấn đề của vụ án đã rõ
như ban ngày nhưng bản án cố tình
bỏ qua, đó là hàng loạt sai phạm
trong tất cả các khâu từ điều tra,
truy tố đến xét xử”.
Mộtnhát chémvàomặt
nhândân
TS NGUYỄNMINHHÒA (*)
Sau năm ngày, dư luận đã dấy lên một làn sóng căm phẫn trước một hiện
tượng xã hội đang diễn ra ở một TP Tuy Hòa (Phú Yên) vốn xưa nay yên ả.
Chưa bao giờ trên truyền thông đại chúng, trên các trangmạng lại tràn ngập
những chính kiến bất bình của các nhà làm luật, các luật sư, thẩm phán, các
nhà hoạt động xã hội và của tất cả người có lương tri như thế. Hàng triệu chính
kiến bày tỏ sự không tán đồng với mức án mà VKSND TP Tuy Hòa đã đề xuất.
Người ta đau đáu trông đợi một bản án công bằng hơn, phải đạo lý hơn, “tâm
phục , khẩu phục hơn”.
Nhưng rồi niềm tin đã tan vỡ khi mà tòa án đã phán quyết một bản án mất
lòng người, cho dù đã có thay đổi một chút. Nó không phản ánh được đúng
bản chất của sự việc mà người ta phải gọi đúng tên của nó là “giết người”, giết
đồng loại bởi một tập thể những người sống bằng tiền thuế của người dân.
Họ được nhân dân trao quyền lực và niềm tin để giữ gìn trật tự xã hội. Nhưng
họ đã không làm được như nhân dân mong đợi mà lại kết thành một nhóm
“đánhhội đồng”, sửdụng vũ khí, sứcmạnh củanhữngngười trai trẻ và cái quyền
của công an nhân dân để giết một người không còn khả năng tự vệ, một người
chỉ còn biết van xin trong đau đớn, đói khát và tuyệt vọng.
Phải gọi đúng tên đó là hành động vô nhân tính, hành động không xứng với
một con người theo nghĩa giản dị nhất của từ này.
Tôi làmột người lính, từngđốimặt với nhữngngười línhởbên kia chiến tuyến.
Trước đó, trên chiến tuyến, chúng tôi đã nã đạn vào nhau, đâm lê vào bụng
nhau. Nhưng khi ai đó bị sa cơ là tù binh thì chúng tôi (cả hai phía) đối xử với
nhau vẫn như những con người (ít nhất là trong trường hợp của tôi và những
người lính dưới quyền tôi). Còn ở đây, trong vụ án này, anh Ngô Thanh Kiều là
công dân Việt Nam, là đồng bào của năm công an nhân dân. Ấy vậy mà họ lại
hành động dã man, vô nhân tính đến rợn người.
Bảnánmà tòavừa tuyên chiềuhômqua (3-4) thật sự làmột nhát chémngang
mặt nhân dân, hằn sâu vào tâm thức nhân dân. Họ đang thách thức dư luận.
Tôi có một niềm tin chắc chắn rằng Đảng, Chính phủ không hề muốn như
thế; những vị lãnh đạo cao nhất của nước ta khi biết đến vụ án này cũng không
muốn như thế. Tôi cũng có một niềm tin cộng sản là họ không đồng ý với bản
án mất lòng dân như thế.
Giết người mà chịu một bản án nhẹ hều như thế chẳng khác nào một tiền lệ
khuyến khích những người công an khác tin rằng cứ vô tư hành xử côn đồ với
dân, cứ mạnh dạn xuống tay với dân đi, bất quá chỉ bị năm năm tù, thậm chí
chỉ chịu án treo thôi.
Cách nay dămnăm, tôi đã cảnh báo rằng tội phạmđã lờn, họ nghĩ phạm tội
sao cũng được, miễn là không bị tử hình, sau đó sẽ sớm ra tù. Chính vì thế, tội
phạm ngày càng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước.
Một hệ quả khác nghiêm trọng mà xã hội phải gánh chịu từ kiểu xử án như
thế này là người dân mất niềm tin vào công lý, không còn tin là xã hội này có
“Bao Công” thật.
Bạn có biết ở các nước phương Tây, hình ảnh của vị thần công lý trên tòa án
là ai không? Đó làmột người phụ nữ bịt mắt, một tay cầmcái cân, một tay cầm
kiếm. Bất luận trong trường hợp nào, người cầm cán cân công lý phải là người
“nhắmmắt” lại, không chịu sự chỉ đạo, chi phối, xúi quẩy của người khác, bất
luận trong trường hợp nào cũng phải giữ cho được cán cân công lý thăng bằng,
không bị quyền uy, tiền bạc, lợi ích chi phối. Tay luôn nắm chắc thanh kiếm để
trừng trị bất kỳ kẻ nào đi ngược lại với những điều cam kết với nhân dân.
(*) TS Nguyễn Minh Hòa
hiện là trưởng khoa Đô thị học - Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM.
Góc nhìn
Hàng loạt vấnđề của vụ án
đã rõnhưbanngày nhưng
bản án cố tìnhbỏqua, đó
là hàng loạt sai phạmtrong
tất cả các khâu từđiều tra,
truy tốđến xét xử.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook